Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 - pdf 11

Download Đề tài Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 miễn phí



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Ung thư phổi
1.1.1. Khái niệm chung về ung thư phổi
Ung thư phổi còn được gọi là ung thư phế quản – phổi nguyên phát, gây ra do tế bào ung thư phát triển từ biểu mô phế quản (hiếm khi phát triển từ biểu mô phế nang). Ung thư phổi khi đã phát hiện được thường là một khối rắn chắc có đường kính từ 2- 10cm, thậm chí còn lớn hơn. Mặt ngoài khối u thường gồ ghề, nhiều múi, nhăn nhúm. Mặt cắt khối u thường đồng nhất, hay có mầu trắng như tổ chức não.
1.1.2. Phân loại ung thư phổi
Tùy thuộc vào hình dạng quan sát được dưới kính hiển vi mà người ta phân chia ung thư phổi thành hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Mỗi loại ung thư phát triển theo những cách khác nhau và được điều trị theo những phác đồ điều trị khác nhau.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (small_cell carcinoma) chiếm khoảng 20% trong số các bệnh ung thư phổi, loại này thường phát triển ở phế quản – phổi (không ở ngoại vi phổi). Mặc dù tế bào ung thư là những tế bào nhỏ, nhưng chúng phát triển rất nhanh và tạo thành những khối u lớn, có khả năng lan rất xa trước khi có triệu chứng lâm sàng. Nhiều trường hợp khi phát hiện không thể mổ được nữa, tử vong nhanh. Đây là loại ung thư có quan hệ mật thiết với thuốc lá và là loại ung thư ác tính nhất.[3]
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (non small _cell carcinoma) chiếm khoảng 80% trong số các bệnh ung thư phổi, ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường gặp hơn ung thư phổi tế bào nhỏ. Nó thường phát triển và lan chậm hơn ung thư phổi tế bào nhỏ. Có ba loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chủ yếu, chúng được đặt tên theo loại tế bào mà từ đó ung thư phát triển.[3]
+ Ung thư tế bào tuyến (adenocarcinoma, AC): xuất phát từ tế bào tuyến nhầy trong thành phế quản, chiếm tỷ lệ khoảng 30-45% trong các loại ung thư phổi. Đây là loại ung thư phổi phổ biến nhất ở phụ nữ và những người không hút thuốc.[3]
+ Ung thư tế bào sừng (squamous_cell carcinoma; SCC): hay xuất hiện ở phế quản lớn và làm chít hẹp lòng phế quản.Đây là loại ung thư phổi phổ biến nhất ở nam giới, chiếm tỷ lệ khoảng 30-35% trong các loại ung thư phổi.[3]
+ Ung thư tế bào lớn (large_cell carcinoma; LCC): hình thành gần bề mặt phổi, chiếm tỷ lệ khoảng 10-15% trong các loại ung thư phổi.[3]
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-1686/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Mở đầu
Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư Thế giới (International Agency for Research on Cancer_ IARC), ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh về ung thư. Tổng số người chết vì ung thư phổi hàng năm cao hơn tổng số người chết vì ung thư vú, ung thư ruột và ung thư tuyến giáp, và đứng thứ hai trong tổng số tử vong vì bệnh sau các bệnh về tim mạch. Các thống kê từ hiệp hội Ung thư quốc gia của Việt Nam cũng đưa ra những thông báo tương tự, số bệnh nhân ung thư phổi gia tăng liên tục trong những năm gần đây. Phần lớn bệnh nhân ung thư khi được phát hiện đã ở giai đoạn cuối không chữa trị được, đa số bệnh nhân bị tử vong. Vì rất nhiều lí do như: hút thuốc lá, môi trường sống bị ô nhiễm, thực phẩm không an toàn…..nên căn bệnh nguy hiểm này ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù đây là một căn bệnh rất nguy hiểm nhưng nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và được điều trị theo những phác đồ thích hợp thì người bệnh vẫn có cơ hội được cứu sống, thậm chí là khỏi bệnh. Ngoài những phương pháp chẩn đoán ung thư truyền thống như: chụp hình phổi bằng X_quang, chụp CT Scan phổi….các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu nhằm tìm ra cách chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh ung thư. Sự phát triển như vũ bão của ngành sinh học phân tử đã mở ra một hướng mới trong nghiên cứu Sinh_Y_Dược học. Việc tìm ra những chỉ thị sinh học đã giúp cho các bạn sĩ chẩn đoán và phát hiện bệnh một cách nhanh chóng, có độ chính xác cao hơn. Các chỉ thị sinh học có liên quan đến chẩn đoán bệnh ung thư cũng đang được quan tâm. Trong đo, Cyfra21-1 là một chỉ thị có độ nhạy tương đối cao đối với ung thư phổi và đang được nghiên cứu.
Do đó chúng tui tiến hành thực hiện đề tài: “ Định lượng kháng nguyên Cyfra 21-1 bằng kỹ thuật Real-time PCR”. Để từ đó nghiên cứu và tạo ra một bộ Kít định lượng để có thể chẩn đoán Ung thư phổi một cách nhanh chóng, có độ chính xác cao.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Ung thư phổi
1.1.1. Khái niệm chung về ung thư phổi
Ung thư phổi còn được gọi là ung thư phế quản – phổi nguyên phát, gây ra do tế bào ung thư phát triển từ biểu mô phế quản (hiếm khi phát triển từ biểu mô phế nang). Ung thư phổi khi đã phát hiện được thường là một khối rắn chắc có đường kính từ 2- 10cm, thậm chí còn lớn hơn. Mặt ngoài khối u thường gồ ghề, nhiều múi, nhăn nhúm. Mặt cắt khối u thường đồng nhất, hay có mầu trắng như tổ chức não.
1.1.2. Phân loại ung thư phổi
Tùy thuộc vào hình dạng quan sát được dưới kính hiển vi mà người ta phân chia ung thư phổi thành hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Mỗi loại ung thư phát triển theo những cách khác nhau và được điều trị theo những phác đồ điều trị khác nhau.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (small_cell carcinoma) chiếm khoảng 20% trong số các bệnh ung thư phổi, loại này thường phát triển ở phế quản – phổi (không ở ngoại vi phổi). Mặc dù tế bào ung thư là những tế bào nhỏ, nhưng chúng phát triển rất nhanh và tạo thành những khối u lớn, có khả năng lan rất xa trước khi có triệu chứng lâm sàng. Nhiều trường hợp khi phát hiện không thể mổ được nữa, tử vong nhanh. Đây là loại ung thư có quan hệ mật thiết với thuốc lá và là loại ung thư ác tính nhất.[3]
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (non small _cell carcinoma) chiếm khoảng 80% trong số các bệnh ung thư phổi, ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường gặp hơn ung thư phổi tế bào nhỏ. Nó thường phát triển và lan chậm hơn ung thư phổi tế bào nhỏ. Có ba loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chủ yếu, chúng được đặt tên theo loại tế bào mà từ đó ung thư phát triển.[3]
+ Ung thư tế bào tuyến (adenocarcinoma, AC): xuất phát từ tế bào tuyến nhầy trong thành phế quản, chiếm tỷ lệ khoảng 30-45% trong các loại ung thư phổi. Đây là loại ung thư phổi phổ biến nhất ở phụ nữ và những người không hút thuốc.[3]
+ Ung thư tế bào sừng (squamous_cell carcinoma; SCC): hay xuất hiện ở phế quản lớn và làm chít hẹp lòng phế quản.Đây là loại ung thư phổi phổ biến nhất ở nam giới, chiếm tỷ lệ khoảng 30-35% trong các loại ung thư phổi.[3]
+ Ung thư tế bào lớn (large_cell carcinoma; LCC): hình thành gần bề mặt phổi, chiếm tỷ lệ khoảng 10-15% trong các loại ung thư phổi.[3]
1.1.3. Triệu chứng của bệnh ung thư phổi
Những người mắc bệnh ung thư phổi thường có các triệu chứng sau:
- Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn.
- Thường xuyên thấy đau ngực.
- Ho ra máu.
- Khó thở, ngạt mũi, khản giọng.
- Phù nề vùng mặt và cổ.
- Mệt mỏi.
- Mất cảm giác ngon miệng, sút cân.
- Thường xuyên bị viêm phổi và viêm phế quản.
1.1.4. Chẩn đoán bệnh ung thư phổi
Khi người bệnh bị nghi ngờ mắc ung thư phổi, các bạn sĩ sẽ xem xét tiền sử người bệnh, tiền sử hút thuốc, tiếp xúc với các chất ở môi trường tự nhiên và môi trường lao động, các yếu tố di truyền…..Sau đó, các bạn sĩ có thể cho chụp X_Quang lồng ngực, xét nghiệm tế bào trong đờm (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho), đây là một xét nghiệm đơn giản mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư phổi. Ngoài ra, con có thể sử dụng kĩ thuật Sinh thiết (lấy một mẫu mô nhỏ ở phổi để quan sát dưới kính hiển vi. Qua đó có thể cho biết một người có bị ung thử phổi hay không). Một số thủ thuật dùng để lấy mẫu bệnh phẩm: nội soi phế quản, chọc hút bằng kim, chọc dịch màng phổi, mở lồng ngực…..Hiện nay, còn có thêm các xét nghiệm mẫu máu, sử dụng các chỉ thị như Cyfra 21-1 để chẩn đoán bệnh.[1]
1.1.5. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi
Các công trình nghiên cứu hiện nay chưa cho biết chính xác nguyên nhân gây ra ung thư phổi. Tuy vậy, người ta cũng xác định được những yếu tố gắn liền với quá trình phát sinh bệnh như: hút thuốc lá, tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như amiang, niken….
1.1.5.1. Nghiện hút thuốc lá, thuốc lào
Trong khói thuốc lá có chứa các chất Hydrocacbua thơm nhiều vòng, trong số đó độc nhất là chất 3,4 benzopyrene với hàm lượng 0.5 µg/1 điếu thuốc lá (P.Freour, 1979). Chất này đóng vai trò quan trọng trong phát sinh ung thư phổi. Ngoài ra trong khói thuốc lá còn chứa các chất gây ung thư khác như nitrosamine, benzanthracene. Các chất này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh Ung thư phổi.
Trong khóa họp vào tháng 11 năm 1982 tại Geneve, các chuyên gia về ung thư phổi đã thống nhất kết luận rằng 80-90% nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi là do hút thuốc lá. Tại Việt Nam, theo thống kê trên 389 bệnh nhân mắc ung thư phổi đã được phẫu thuật thì: 70% số bệnh nhân có hút thuốc lào, 52% hút thuốc lá, 10,49% hút cả thuốc lá và thuốc lào. Những người hút các loại khác và những người hít phải khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) cũng có nguy cơ tương tự. Ngừng hút thuốc lá sẽ làm giảm đáng kể khả năng mắc ung thư phổi.
1.1.5.2. Radon
Radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi và không nhìn thấy bằng mắt thường. Trong tự nhiên radon có trong sỏi đá. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dẫn đến ung thư ph
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status