Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình: Thực trạng và giải pháp - pdf 12

Download Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình: Thực trạng và giải pháp miễn phí
LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhanh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch của Ninh Bình nói riêng cũng có những bước tiến nhất định và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội đất nước. Du lịch được xác định “ là một ngành kinh tế mũi nhọn” trong các ngành kinh tế quốc dân và đang hội nhập với trào lưu phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Khách du lịch đến Việt Nam đặc biệt là Ninh Bình đang ngày một tăng. Phát triển du lịch của Ninh Bình là phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Với vị trí địa lý và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, những chính sách phù hợp, thời gian qua du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả, sự phát triển du lịch Ninh Bình chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của mình. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật của Tỉnh mặc dù đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng phục vụ còn thấp, sản phẩm du lịch còn cùng kiệt nàn, chưa phong phú. Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh còn dàn trải và thiếu tập trung, khả năng thu hút vốn từ các nhà đầu tư không được cao.
Chính vì thế trong thời gian đi thực tập vừa qua, em đã nghiên cứu và viết báo cáo thực tập, tên đề tài là:
“Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp.”



Nội dung bài viết gồm 3 phần chính:
Phần một: Tổng quan về tỉnh Ninh Bình và các khu du lịch trong tỉnh
Phần hai: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch trong những năm qua
Phần ba: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào du lịch tỉnh Ninh Bình

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỈNH NINH BÌNH VÀ CÁC KHU DU LỊCH TRONG TỈNH
I. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam . Phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình. Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua, cùng với hệ thống sông ngòi phong phú với cảng Ninh Bình nên có điều kiện phát triển mạnh giao thông cả đường bộ và đường thủy, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế.
Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm ở rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng, giáp với đồng bằng sông Mã qua vùng núi thấp Tam Điệp là phần cuối cùng của vùng núi Tây Bắc, trong khu đệm Hòa Bình – Thanh Hóa và tiếp giáp biển Đông. Do là vùng chuyển tiếp nên địa hình Ninh Bình khá phong phú, đa dạng, bao gồm cả các núi, đồng bằng, bờ biển. Đặc biệt là ở Ninh Bình, dạng địa hình Karst khá phổ biến và đây là dạng địa hình đặc biệt tạo nên các hang động và cảnh quan hấp dẫn, rất có giá trị trong việc thu hút khách du lịch.
Ninh Bình thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh khô, mùa hạ có gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều. Do địa hình Ninh Bình phần lớn là đồng bằng, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi nên khí hậu ít có sự phân hóa theo lãnh thổ. Nhìn chung khí hậu Ninh Bình tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch cả năm.
Ninh Bình có mật độ sông ngòi ở mức trung bình. Các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam . Quan trọng nhất trong mạng lưới sông ngòi ở Ninh Bình là sông Đáy, ngoài ra còn có sông Hoàng Long là phụ lưu sông Đáy và một số sông ngòi nhỏ khác. Tại Ninh Bình còn một số hồ, đầm, tiêu biểu là đầm Cút và dãy hồ Đồng Thái.
Về các hệ động thực vật, nơi lưu giữ được thảm thực vật và động vật rừng có giá trị nhất tại Ninh Bình là Vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương là loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng và phong phú

pFi44xC5l4O2lAb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status