Báo cáo Thực tập tại Công ty truyền tải điện 1 - pdf 12

Download Báo cáo Thực tập tại Công ty truyền tải điện 1 miễn phí



MỤC LỤC
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 2
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 3
2.1 Chức năng : 3
2.2 Nhiệm vụ: 4
2.3 Quyền hạn : 4
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TRUYỀN TÀI ĐIỆN 1: 5
1. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận: 5
2. Cơ cấu tổ chức lao động theo tuổi và giới tính: 14
3. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo: 14
4. Sơ đồ tổ chức của công ty truyền tải điện 1 15
5. cách hoạt động của công ty truyền tải điện 1: 17
IV. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ ĐÀO TẠO CỦA DOANH NGHIỆP 17
1.Tổ chức bộ máy của phòng Lao động-tiền lương: 17
2.Tổ chức bộ máy phòng tổ chức cán bộ-đào tạo: 18
V. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1: 19
1. Quy trình công nghệ truyền tải điện năng: 19
2. Kết quả công ty truyền tải đạt được : 20
VI. NHỮNG TỒN TẠI, KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 22
VII. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI: 23
Lời nói đầu
Ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của
mình,ngành điện đã luôn hoàn thành một cách có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế xã hội được Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần xứng đáng vào công
cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng đất nước trước đây, và công cuộc đổi mới xây
dựng đất nước hiện nay, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không ngừng
nâng cao đời sống nhân dân.
Từ khi nước ta chuyển đổi việc quản lý nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành điện nói riêng cũng như nhiều ngành
kinh tế khác nói chung đã phải cố gắng rất nhiều để thích nghi va tồn tại trong điều
kiện mới. Hiện nay ngành điện nước ta hoạt động dưới sự quản lý độc quyền của
Tổng công ty Điện lực Việt Nam.Cùng với Công ty điện lực và các đơn vị khác,
Công ty Truyền tải điện 1 đang từng bước hoàn thiện mọi mặt để hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao và đáp ứng nhu cầu của nhân dân cả nước.
Công ty Truyền tải điện 1 là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ vận hành
mạng lưới truyền tải điện trên toàn khu vực miền Bắc luôn luôn cố gắng đảm bảo
truyền tải điện an toàn, giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm chi phí sản xuất, góp
phần cùng toàn ngành điệngiảm giá thành sản phẩm.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác tổ chức lao động tại công ty
Truyền tải điện 1 đã cho thấy vai trò quan trọng của công tác này trong sự trưởng
thành và phát triển của Công ty.Cùng với nhiều công tác khác, công tác tổ chức
lao động đã giúp cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tổng công ty và Nhà
nước giao, đồng thời tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Phần 1:Tổng quan về công ty Truyền tải điện 1
1.1.Sự hình thành và phát triển của công ty Truyền tải điện 1
Công ty truyền tải điện 1 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng
công ty điện lực Việt Nam – Bộ Công nghiệp
Trụ sở đặt tại 15 Cửa Bắc – Ba Đình – Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Power Transmision Company N0 1
Từ khi hình thành đến nay, trải qua hơn 25 năm hoạt động Công ty đã từng
bước trưởng thành, đáp ứng ngày càng tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. Để hiểu
rõ hơn, chúng ta hãy đi theo tiến trình lịch sử của Công ty.
Tổ chức tiền thân của Công ty truyền tải điện 1 là Sở truyền tải điện miền
Băc trực thuộc Công ty điện lực miền Bắc (sau này là Sở truyền tải điện trực thuộc
Công ty điện lực 1).Quá trình hình thành và phát triển của công ty trải qua 3 mốc
quan trọng sau:
* Giai đoạn 1: Sở truyền tải miền Bắc được thành lập theo quyết định số
06Đ1/TTCB ngày 7/4/1981 của Bộ Điện lực(Bộ Năng Lượng), tại số 53 phố
Lương Văn Can, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.Ngay từc những ngày đầu mới thành
lập, Sở đã khẩn trương tổ chức triển khai bộ máy, tập hợp đội ngũ, xây dựng lực
lượng.
Trong vòng 2 năm (5/1981 – 5/1985) Sở đã lần lượt tiếp nhận nhiệm vụ vận
hành toàn bộ lưới điện 110 KV miền Bắc trên địa bàn các tỉnh, thành phố: từ Hà
Nội đến Hà Nam, Hà Bắc, Hà Sơn BÌnh, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Vĩnh Phú, Bắc
Thái, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Đồng thời với việc tiếp nhận lưới truyền tải đang vận hành, giải quyết những
khuyết điểm của lưới điện do chiến tranh để lại, Sở còn được Bộ Năng Lượng và
Công ty điện lực 1 giao nhiệm vụ lắp đặt một số công trình trạm và đường dây
110K trong kế hoạch cải tạo, mở rộng lưới của ngành điện.
Từ tháng 2 năm 1984 Sở được Tổng công ty giao nhiệm vụ chuẩn bị sản xuất và
sau đó tiếp nhận bàn giao đưa vào sản xuất công trình 220KV đầu tiên của lưới
điện miền Bắc: đường dây 220KV Phả Lại – Hà Đông và trạm 220KV Hà Đông,
mở ra thời kỳ phát triển lưới 220KV toàn miền Bắc.
* Giai đoạn 2:Từ tháng 10/1986,theo quyết định của Bộ, Sở tiến hành
chuyển giao lưới điện 110KV cho các Sở điện lực quản lý, tiếp nhận toàn bộ lưới
220KV. Như vậy, từ tháng 5/1990 trở đi Sở chỉ còn quản lý lưới 220KV trên toàn
miền, đáp ứng nhiệm vụ truyền tải phần lớn san lượng điện phát ra từ các nhà máy
thuỷ điện Hoà Bình và nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, Uông Bí để cung cấp cho
Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, các tỉnh Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh và chuyển tiếp cho các tỉnh miền Trung.
Tháng 4/1994, Sở truyền tải điện tiếp nhận và đưa vào quản lý vận hành hệ
thống truyền tải điện Bắc Nam 500KV cung đoạn Hoà Bình – Đèo Ngang.Cho tới
nay công trình đã phát huy hiệu quả tốt , bảo đảm truyền tải điện an toàn, liên tục
nhằm cung cấp điện cho miền Trung và miền Nam hàng tỷ KWh/năm.
* Giai đoạn 3:Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế
quản lý, hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, Tổng công ty điện lực Việt Nam ra
đời theo quyết định của Thủ tướng chính phủ.Từ tháng 4/1995, theo quyết định số
112NL/TCCB – LD của Bộ Năng lượng, Sở truyền tải điện tách khỏi Công ty điện
lực 1 để hình thành Công ty truyền tải điện 1, trực thuộc Tổng công ty điện lực
Việt Nam.
Hiện nay Công ty có 1397 CBCNV, làm nhiệm vụ quản lý lưới truyền tải
điện 220 – 500KV trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, trong đó có:
- 1275.8 km đường dây 220KV và 14Km đường dây 110KV
- 406 đường dây 500KV
- 9 Trạm biến áp 220KV và 6 Trạm biến áp 110KV với tổng dung
lượng 2855MVA.
- 1 Trạm bù 500KV
- 6 Trạm lặp, 9 đội chốt vận hành đường dây 500Kv.
Công ty có 15 đơn vị (9 truyền tải điện khu vực, 3 Trạm biến áp, 2 xưởng, 1
đội) đóng trên địa bàn của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có các thành phố lớn quan
trọng như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Vinh.
1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty Truyền tải điện 1
Theo đăng ký kinh doanh số 109667 ngày 19/12/1994 của uỷ ban Kế hoạch
Nhà nước cấp, Công ty truyền tải điện 1 là một đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy

đủ tư cách pháp nhân, hoạt động theo cách hạch toán phụ thuộc.Công ty
có phạm vi hoạt động trên toàn miền Bắc từ đèo Ngang trở ra với các lĩnh vực hoạt
động như sau:
- Quản lý vận hành lưới truyền tải điện cấo điện áp 220KV đến 500KV
với tổng dung lượng các máy biến áp là 6685MVA, tụ bù 110KV là
1035MVAR, quản lý 860Km đường dây 500KV, 2150 Km đường dây
220KV.
- Sửa chữa đại tu các thiết bị điện, trạm biến áp ở các cấp điện áp.
- Thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, hệ thông tự động,rơ le bảo
vệ và các thiết bị điện trong trạm biến áp ở các cấp điện áp.
- Lắp đặt cải tạo các thiết bị trong trạm biến áp, các đường dây tải điện ở
các cấp điện áp.
- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân quản lý vận hành
trạm và đường dây truyền tải điện.
- Sửa chữa đường dây 220KV trong trạng thái có điện.
- Tư vấn giám sát các công trình điện đến cấp điện áp 500KV.
- Quản lý đầu tư xây dựng các dự án nhóm C.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị lưới điện.
Hiện nay, ngoài các nhiệm vụ chính, Công ty còn được Tổng công ty điện
lực giao nhiệm vụ lắp đặt các thiết bị điện có công suất lớn, chức năng hiện đại của
Đức, Italy…để thay thế các thiết bị điện cũ, lạc hậu của Liên Xô nhằm chống quá
tải trong chương trình ở các trạm biến áp 220 KV miền Bắc.
1.3.Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu
1.3.1.Cơ cấu sản xuất – kinh doanh
Hiện nay,công ty có 2 xưởng là xưởng thí nghiệm và xưởng sửa chữa thiết bị
điện phục trách những vấn đề liên quan đến sửa chữa và thí nghiệm.Các đơn vị truyền
tải điện thì phụ trách quá trình truyền tải điện đến được nơi tiêu thụ, còn các trạm biến
áp có vai trò thay đổi điện thế phù hợp với mục đích sử dụng của từng khu vực.

1.3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay Công ty truyền tải điện 1 là một đơn vị lớn, có 1397 cán bộ công
nhân viên, trong đó có 1084 cán bộ công nhân sản xuất, 118 công nhân phục vụ và
196 cán bộ quản lý.
Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng(quản lý theo
một cấp).Đứng đầu là ban giám đốc Công ty chỉ đạo trực tiếp từng phòng ban chức
năng, truyền tải điện khu vực, trạm biến áp điện,đội xưởng sản xuất. Các đơn vị
trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đặt dưới sự chỉ đạo chính của
giám đốc công ty.
Trong công ty có 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc,trong đó 1 phó giám đốc
trạm và 1 phó giám đốc đường dây.
Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, thay mặt pháp
nhân của công ty trước pháp luật và trước cơ quan cấp trên.Quyền hạn và nhiệm
vụ của Giám đốc gồm có:
- Trực tiếp ký các nguồn lực của Công ty giao như quỹ đất, nguồn vốn,
nợ và các khoản tài sản,…
- Chỉ đạo xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương
án Tổng công ty.
- Kiểm tra thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do Nhà nước và
Tổng công ty ban hành tại các đơn vị trực thuộc.
- Chỉ đạo thực hiện nộp thuế và các khoản theo quy định của Nhà nước.
- Chăm lo đời sống vật chất,văn hoá tinh thần cho toàn bộ cán bộ công
nhân viên trong công ty.
- Giúp việc cho Giám đốc gồm một Phó giám đốc kỹ thuật(hay còn gọi là
phó giám đốc trạm) phụ trách các trạm biến áp điện, một Phó giám đốc
phụ trách đường dây và kế toán trưởng phụ trách từng khối công việc
được chuyên môn hoá cụ thể.
Phó giám đốc đường dây phụ trách 1 Đội phụ trợ (đội vận tải) và toàn bộ
khối đường dây thuộc các truyền tải điện khu vực.Phó giám đốc đường dây có
chức năng thực hiện các kế hoạch, chủ trương đã thống nhất với lãnh đạo công ty,
đồng thời đôn đốc kiểm tra việc khai thác sử dụng, bảo quản, quyết toán, bảo vệ
vật tư, thiết bị ở hiện trường và tại kho của đơn vị quản lý.Phó giám đốc chịu trách
nhiệm trước pháp luật, trước giám đốc công ty trong quá trình thực hiện các nhiệm
vụ được phân công.
Phó giám đốc trạm phụ trách 2 xưởng phụ trợ(xưởng Thí nghiệm điện và
xưởng sửa chữa thiết bị điện) và toàn bộ các trạm biến áp 110-220 KV,trạm bù
500 KV thuộc các truyền tải điện khu vực.
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban được công ty quy định như sau:
* Văn phòng
- Chức năng: Văn phòng công ty là cơ quan tổng hợp, hành chính, quản trị
và tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý công tác pháp chế thi đua, tuyên
truyền, lưu trữ trong công ty.
- Nhiệm vụ:
- Phụ trách công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, in ấn tài liệu, thông tin
liên lạc của cơ quan công ty.
- Phụ trách công tác quản tri sửa chữa nhà cửa, phòng làm việc của cơ
quan, mua sắm quản lý tài liệu phục vụ cho làm việc và phục vụ cho
sinh hoạt.
- Phụ trách công tác lễ tân phục vụ hội nghị, nhà khách của Công ty.
- Phụ trách công tác y tế, đời sống cơ quan Công ty.
- Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ y tế, hành chính văn thư lưu trữ, pháp
chế trong toàn công ty.
- Tổ chức phổ biến, truyền đạt chủ trương, chính sách, nghị quyết, các
văn bản pháp luật, pháp quy toàn công ty.
- Phụ trách công tác tổng hợp tình hình chung các mặt hoạt động ở cơ
quan công ty và toàn công ty, làm các báo cáo sơ kết tháng, quý và tổng
kết công tác năm.
- Ghi chép văn bản, thông báo nội dung, kết luận hội nghị của lãnh đạo
công ty và theo dõi đôn đốc việc thực hiện.


RqMO6yGbN45LqU5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status