Ứng dụng giao sau phòng ngừa rủi ro giá nguyên liệu nhựa ở Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Ứng dụng giao sau phòng ngừa rủi ro giá nguyên liệu nhựa ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
Danh sách bảng biểu
Lời nói đầu
Chương 1: Hợp đồng giao sau – Thị trường giao sau . 1
1.1. Cơ sở lý luận về hợp đồng giao sau . . 1
1.1.1. Các khái niệm . 1
1.1.1.1. Hợp đồng kỳ hạn . 1
1.1.1.2. Hợp đồng giao sau . . 1
1.1.1.3. Các lợi thế về hoạt động của hợp đồng giao sau so với giao ngay và
các công cụ phái sinh khác . . 1
1.1.2. Phân loại hợp đồng giao sau . 2
1.1.2.1. Hợp đồng giao sau được thanh lý sau khi giao hàng . 2
1.1.2.2. Hợp đồng giao sau được thanh lý trước ngày giao hàng. 2
1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng giao sau . . 2
1.1.3.1. Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa . 2
1.1.3.2. Hợp đồng giao sau là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện
nghĩa vụ trong tương lai . 3
1.1.3.3. Hợp đồng giao sau được lập tại sàn giao dịch qua trung gian . 3
1.1.3.4. Hợp đồng giao sau phải có tiền bảo chứng . . 4
1.1.3.5. Đa số các hợp đồng giao sau đều được thanh lý trước thời hạn . 4
1.1.3.6. Giảm thiểu rủi ro không thanh toán . . 4
1.2. Thị trường giao sau . . . 5
1.2.1. Cơ chế của thị trường giao sau . 5
1.2.1.1. Đặt lệnh . 5
1.2.1.2. Các hình thức ký quỹ và thanh toán hằng ngày . 5
1.2.1.3. Quá trình giao nhận hàng hóa và thanh toán tiền mặt . 6
1.2.2. Cấu trúc thị trường giao sau . . 7
1.2.3. Vai trò của thị trường giao sau . 8
1.2.3.1. Vai trò trong nền kinh tế . 8
1.2.3.2. Vai trò đối với các thành ph ần trong nền kinh tế . 8
1.2.3.2.1. Công cụ bảo hộ . 8
1.2.3.2.2. Công cụ đầu tư . 9
1.2.3.2.3. Công cụ điều chỉnh giá cả trên thị trường . . 9
1.2.3.3. Vai trò quản lý Nhà nước . 10
1.2.3.4. Tạo ra lợi ích cho xã hội . 11
1.3. Thực trạng ứng dụng Hợp đồng Giao sau trên thế giới . 11
1.3.1. Thực trạng Giao sau trên thế giới . 11
1.3.2. Thành tựu của thị trường giao sau trên thế giới . 11
1.3.2.1. Các sàn giao dịch giao sau . . 11
1.3.2.2. Sự phát triển của thị trường giao sau tài chính . 12
1.4. Thị trường giao sau ở Việt Nam . . 13
Chương 2: Thị trường nguyên liệu nhựa Việt Nam . 14
2.1. Tổng quan ngành nhựa ở Việt Nam . 14
2.1.1. Vị trí của ngành nhựa trong nền kinh tế . 14
2.1.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa . 15
2.1.2.1. Số lư ợng sản phẩm xuất khẩu nhựa . . 15
2.1.2.2. Thị trư ờng xuất khẩu sản phẩm hiện nay . 16
2.1.3. Tình hình nhập khẩu nguy ên liệu nhựa (hạt nhựa) . 17
2.1.3.1. Nguồn nhập khẩu hạt nh ựa . . 17
2.1.3.2. Chủng loại h ạt nhựa nhập khẩu . . 17
2.1.3.3. Số lư ợng nhập khẩu hạt nhựa . 18
2.1.3.4. Giá hạt nhựa nhập khẩu vào Việt Nam . 19
2.2. Quy trình sản xuất hạt nhựa . 20
2.3. Rủi ro do biến động giá nguyên vật liệu (hạt nhựa) . . 21
2.4. Nguyên nhân gây nên sự bất ổn giá nguy ên liệu nhựa . 22
2.4.1. Do xuất phát điểm của ngành thấp hơn các nước trong khu vực và thế giới. 22
2.4.2. Nguyên liệu nhựa được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ và khí đốt . 22
2.4.3. Nguyên nhân đ ầu cơ . . 23
2.4.4. Rào cản pháp lý . . . 24
2.5. Những giải pháp Hiệp hội Nhựa Việt Nam đề xuất để phòng ngừa rủi ro giá
nguyên liệu nhựa . 24
2.5.1. Về phía doanh nghiệp . 24
2.5.1.1. Tiếp cận thị trường và đối tác nước ngoài. 24
2.5.1.2. Triển khai các dự án xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa . 24
2.5.1.2.1. Sớm triển khai các dự án xây dựng nhà máy sản xuất nguyên
liệu nhựa để chủ động nguồn nguyên liệu quốc gia . 25
2.5.1.2.2. Thiết lập và triển khai kế hoạch xây dựng cụ thể cho từng hạng
mục, từng nhà máy nguyên liệu . 26
2.5.1.3. Lập các đầu mối lớn nhập khẩu nguyên liệu nhựa . 26
2.5.2. Về phía Nhà nước . 26
2.5.2.1. Mở rộng tiêu chuẩn và chủng loại sản phẩm nhựa phế liệu cho phép
nhập khẩu . 26
2.5.2.2. Cho phép loại hình Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trở thành
hội viên chính thức của Hiệp hội Nhựa Việt Nam . 27
2.5.2.3. Bãi bỏ phụ thu và giảm thuế nhập khẩu đối với một số hạt nh ựa nhập
khẩu . 27
2.6. Sự cần thiết của việc ứng dụng Giao sau vào thị trường Nhựa Việt Nam hiện
nay . 27
2.6.1. Ưu điểm của hợp đồng giao sau . 27
2.6.2. Sự cần thiết của việc ứng dụng . 28
Chương 3: Xây dựng sàn giao sau nguyên vật liệu phòng ngừa rủi ro giá hạt
nhựa . . . 29
3.1. Mô hình đề xuất – Sàn giao sau nguyên vật liệu MADEX . 29
3.1.1. Cơ chế quản lý của Nhà nước . 29
3.1.2. Sàn giao dịch . 30
3.1.2.1. Mô hình tổ chức sàn . 30
3.1.2.2. Quy chế giao dịch tại sàn (điều khoản) . 33
3.1.2.2.1. Quy định về thời gian làm việc của sàn . 33
3.1.2.2.2. Quy định về chủng loại h àng hoá . 33
3.1.2.2.3. Quy định cách yết giá . . 34
3.1.2.2.4. Quy định biên độ giao động giá trong ngày . 34
3.1.2.2.5. Quy định về khối lượng mỗi hợp đồng giao dịch . 34
3.1.2.2.6. Quy định giới hạn vị thế mở hợp đồng . 34
3.1.2.2.7. Quy định về khoản ký quỹ . 34
3.1.2.2.8. Quy định về thanh toán và giao hàng . 35
3.1.2.2.9. Quy định về hoa hồng và phí giao dịch . 37
3.1.2.2.10. Kiểm định chất lượng hàng hóa . 37
3.1.2.2.11. Quy định về thanh toán và xác định lợi nhuận . 38
3.1.2.2.12. Bồi thường . 39
3.1.2.2.13. Giải quyết tranh chấp . 40
3.1.2.2.14. Chuy ển nhượng . 40
3.1.2.3. Quy trình giao dịch (sơ đồ) . . 40
3.1.2.4. Quy trình thanh toán . 41
3.1.2.5. Quy trình giao nhận hàng – tiền . . 42
3.1.2.6. Kết chuyển lãi lỗ trên tài khoản ký quỹ hàng ngày . 43
3.2. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Sàn giao dịch . 46
3.2.1. Thuận lợi . 46
3.2.1.1. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước . 46
3.2.1.2. Kinh nghiệm từ thị trường chứng khoán . . 47
3.2.1.3. Lợi thế so với sàn giao sau nông sản . 47
3.2.1.4. Thành quả từ việc làm mô giới cho sàn giao sau London . 47
3.2.2. Khó khăn . 47
3.2.2.1. Phòng ngừa rủi ro bằng sản phẩm phái sinh, thị trường hàng hoá giao
sau là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam . 47
3.2.2.2. Khung pháp lý còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ và chưa phù hợp với
thông lệ quốc tế . 48
3.2.2.3. Chưa xây dựng được Sàn giao sau nông sản thí điểm . 48
3.2.2.4. Đội ngũ các nhà kinh doanh rủi ro trên thị trường thứ cấp chưa thật
sự mạnh về cả chất lẫn lượng . 48
3.3. Một số kiến nghị khi xây dựng sàn giao dịch giao sau ở Việt Nam . 48
3.3.1. Công tác nghiên cứu . . 48
3.3.2. V ề đào tạo nguồn nhân lực . 49
3.3.3. Về việc xây dựng khuôn khổ pháp lý . 49
3.3.4. Tuyên truyền, quảng cáo . . 49
3.3.5. Về quy mô tổ chức sàn giao dịch . . 50
3.3.6. Sự hỗ trợ từ bên ngoài . 50
Kết luận


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29420/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

o sau
Giao dịch giao sau xảy ra trên hơn 50 sàn giao dịch giao sau khắp thế giới.
Do tính chất của giao dịch toàn cầu, đặc biệt là khi được tự động hóa hoàn
toàn, nên đây chính là điều kiện liên kết các sàn giao dịch lại với nhau. Ví dụ
Sàn Giao Dịch Chicago (CME) và Sàn Giao Dịch Tiền Tệ Quốc Tế Singapore
(SIMEX) được liên kết chặt chẽ đến độ mà giao dịch mở một vị thế Eurodolars
trên một sàn giao dịch này và có thể đóng vị thế lại trên một sàn giao dịch
khác. Chính do sự liên kết giữa các sàn giao dịch ở khắp nơi trên thế giới đã
ngày càng làm tăng thêm tính phổ biến của thị trường này.
Theo số liệu trên tạp chí Futures Industry phát hành tháng Giêng/tháng Hai
năm 2002, có khoảng 316 triệu hợp đồng được giao dịch tại CME trong năm
2001. CBOT có khối lượng giao dịch gần 210 triệu đồng. Sàn giao dịch giao
sau bận rộn nhất trên thế giới là EUREX, là sàn giao dịch liên kết giữa Đức và
Thụy Sĩ đã giao dịch trên 435 triệu hợp đồng. Sàn giao dịch giao sau tài chính
quốc tế Luân Đôn giao dịch trên 161 triệu hợp đồng. Futures Industry ước tính
số lượng hợp đồng giao sau giao dịch trên thế giới năm 2001 là 1,8 tỷ hợp
đồng trong đó 1/3 số lượng giao dịch này là từ Mỹ.
1.7.2.2. Sự phát triển của thị trường giao sau tài chính
Vào năm 1976, thị trường tiền tệ quốc tế đã giới thiệu hợp đồng giao sau
đầu tiến trên trái phiếu chính phủ và các công cụ tài chính ngắn hạn là trái
phiếu kho bạc T-Bill Mỹ loại 90 ngày. Hợp đồng này đã được giao dịch rất
23
năng động trong nhiều năm liền nhưng sau đó đã giảm dần do những thành
công mang lại từ các hợp đồng giao sau Eurodollar - dạng giao dịch đã được
phát triển mạnh mẽ trong những năm thập niên 1980.
CBOT bắt đầu giao dịch giao sau trái phiếu T-Bond Mỹ vào năm 1977 -
loại hợp đồng giao sau thành công nhất trong các thời kỳ. Chỉ trong vòng một
vài năm, công cụ này trở thành hợp đồng giao dịch năng động nhất và vượt
qua cả hợp đồng giao sau ngũ cốc, vốn đã tồn tại hơn một thế kỷ trước đây.
Vào thập niên 1980, hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán đã đạt được
những thành công cao độ. Công cụ này là chiếc cầu nối giữa các nhà giao dịch
cổ phiếu tại New York và các nhà giao dịch giao sau tại Chicago. Tại Mỹ, chỉ
sau một vài năm đã có hợp đồng giao sau chỉ số trung bình công nghiệp Dow
Jones, một chỉ số tên tuổi trên thị trường chứng khoán .
Hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán đã thành công vang dội khắp toàn
cầu. Hầu hết các nước phát triển đều có sàn giao dịch giao sau riêng cho hợp
đồng chỉ số chứng khoán hoạt động. Một số nước có hợp đồng giao sau chỉ số
chứng khoán phổ biến gồm Anh, Pháp, Nhật, Đức, Tây Ban Nha và Hongkong
1.8. Thị trường giao sau ở Việt Nam
Trong điều kiện hiện nay, các thành phần kinh tế luôn phải đối mặt với các rủi
ro về giá cả, thông tin, thị trường (nguồn hàng, cung - cầu) và tỷ giá trong hoạt động
xuất nhập khẩu. Những rủi ro này không chỉ ảnh hưởng đến những người trực tiếp
sản xuất, kinh doanh mà ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Tuy nhiên, hầu hết các
thành phần kinh tế Việt Nam chỉ biết chấp nhận vì chưa có công cụ bảo vệ rủi ro.
Trong những năm gần đây, khi tiếp xúc làm ăn với nước ngoài, chúng ta dần dần
biết được những phương cách bảo hộ rủi ro trên thị trường tài chính phái sinh. Một
số doanh nghiệp đã sử dụng công cụ này để bảo hộ cho hoạt động kinh doanh của
mình và dựa vào thông tin, giá cả trên các thị trường này để điều tiết sản xuất,
không còn lo bị ép giá. Việt Nam đang tổ chức các chợ đầu mối, các trung tâm giao
dịch và tiến tới hình thành các thị trường giao sau về nông sản. Trong lĩnh vực
ngoại hối, Chính phủ đã cho phép sử dụng hợp đồng quyền chọn để bảo vệ hoạt
24
động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy muộn màng so với xu thế phát triển thế giới
nhưng sự khởi đầu này cũng là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam.
Hợp đồng giao sau được ứng dụng rộng rãi trên thế giới để phòng ngừa rủi ro,
thu hút các nhà đầu cơ tham gia và kích thích phát triển kinh tế. Là bộ phận của nền
kinh tế thế giới, chịu rủi ro từ những biến động kinh tế toàn cầu, Việt Nam nên học
hỏi xây dựng Sàn giao dịch giao sau phục vụ cho mục đích phòng ngừa rủi ro, tạo
đà cho kinh tế phát triển vững bền.
Chương 2: THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU NHỰA VIỆT NAM
2.1. Tổng quan ngành nhựa ở Việt Nam
2.1.1. Vị trí của ngành nhựa trong nền kinh tế
Giai đoạn 2007- 2010, Chính phủ xác định danh mục 10 ngành công nghiệp
ưu tiên, mũi nhọn: cơ khí chế tạo; thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ
thông tin; sản phẩm từ công nghệ mới; dệt may; da giày; nhựa; chế biến nông
lâm thủy sản; khai thác chế biến bauxit nhôm; thép; hóa chất.
Trong đó, Nhựa (hay chất dẻo) là một loại vật liệu mới và ngày càng khẳng
định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống hàng ngày cũng như trong
lĩnh vực công nghiệp khác. Trong 5 năm qua, ngành Nhựa Việt Nam đã có sự
phát triển nhanh chóng, có tiến độ đầu tư nhanh, có khả năng chiếm lĩnh thị
trường nội địa và được coi là một trong những ngành công nghiệp năng động.
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp theo vùng miền
Vùng miền Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Miền Bắc 1669 83.45
Miền Trung 64 3.70
Miền Nam 267 13.35
(Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
25
Hiện nay, có gần 2.000 Doanh nghiệp họat động sản xuất – kinh doanh trong
lĩnh vực Nhựa trải dài từ Bắc vào Nam. Tập trung chủ yếu ở Tp.HCM (chiếm
hơn 80%) thuộc mọi thành phần kinh tế; với hơn 95% là Doanh nghiệp tư nhân.
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Bao bì 528 37.71
Gia dụng 448 32.00
Xây dựng 147 10.50
Kỹ thuật 277 19.79
(Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
Biểu 2.1: Biểu đồ phân bố doanh nghiệp theo vùng miền và theo lĩnh vực hoạt
động.
(Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
Trong đó, chủ yếu thiên về công nghiệp sản xuất bao bì và gia dụng. Các
doanh nghiệp sản xuất nhựa xây dựng và kỹ thuật vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp.
2.1.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa
Bằng việc cải tiến qui trình sản xuất và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật vào
sản xuất, ngành Nhựa đã giữ vững được sự tăng trưởng trong sản xuất kinh
doanh và tạo được những nét nổi bật trong lĩnh vực xuất khẩu.
2.1.2.1. Số lượng sản phẩm xuất khẩu nhựa:
Sản phẩm nhựa tính trên đầu người năm 1990 chỉ đạt 3,8 kg/năm thì năm
2007 đã tăng lên 22,1 kg/năm. Nếu năm 2001 xuất khẩu trực tiếp chỉ đạt 100
26
triệu USD, thì sản lượng của ngành năm 2005 đạt 1,650,000 tấn; kim ngạch
xuất khẩu đạt 380 triệu USD và đến năm 2007 đã tăng lên 750 triệu USD.
Bảng 2.3: Tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam
Đơn vị tính: triệu USD
Thời gian 2004 2005 2006 2007
Doanh thu xuất khẩu 280 336 485 725
Tăng trưởng 21% 44% 51%
(Nguồn Vinanet)
Sản phẩm bao bì nhựa chiếm tới 80% giá trị xuất khẩu, đã có mặt tại 41
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cuối n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status