Những nét tương phản trong văn hóa kinh doanh của Đức và Trung Quốc - pdf 12

Download Tiểu luận miễn phí
Toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, quá trình giao thương buôn bán, mở rộng mối quan hệ giữa các nước đang ngày càng mở rộng. Với sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới WTO, các nước trên thế giới đang ngày càng xích lại gần nhau hơn trong việc trao đổi hàng hóa, doanh nghiệp từ những nước phát triển đang có xu hướng mở các nhà máy sản xuất tại nước kém phát triển hơn nhằm tiết kiệm chi phí cũng đang tăng cao. Đối với bất kỳ nước nào muốn mở rộng giao thương, hợp tác làm ăn lâu dài với các nước đều chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố. Trong đó, văn hóa là một yếu tố doanh nghiệp cần hết sức lưu ý, văn hóa có tác động rất lớn đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước ngoài của các doanh nghiệp. Nó có thể là rào cản lớn nếu doanh nghiệp không biết đặc điểm của văn hóa kinh doanh cũng như văn hóa dân tộc của nước bạn, một doanh nghiệp có thể ký được hợp đồng rất lớn mang lại giá trị cao nếu có tìm hiểu những cách cư xử nào là phù hợp với các đối tác của mình, nhưng cũng có thể “ra về tay không” mà không biết lý do tại sao. Việc tìm hiểu các đặc điểm văn hóa trong kinh doanh cũng như những đặc điểm văn hóa trong cách ứng xử hàng ngày, những thói quen, những điều cấm kỵ trong giao tiếp cũng như trong các buổi lễ long trọng, thái độ như thế nào trong quá trình ký kết hợp đồng, văn hóa đó mang đặc điểm gì…là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài nước của mình. Có thái độ tìm hiểu kỹ càng văn hóa trước khi đặt mối quan hệ có thể giúp các doanh nghiệp thêm tự tin hơn, có được kiến thức để hành xử đúng đắn, tạo mối quan hệ lâu dài, đem lại lợi ích lớn cho công ty, doanh nghiệp đảm bảo cho sự phát triển, tồn tại của nó trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay.


Nhóm thực hiện
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Khái quát chung về văn hóa kinh doanh
Văn hoá kinh doanh là một khái niệm đã có từ lâu trên thế giới, song nó vẫn còn là một khái niệm mới và mở ở Việt Nam và trên thế giới. Cuộc sống cũng như công việc kinh doanh không ngừng vận động, chắc chắn sẽ còn nhiều chuẩn mực khác để đánh giá văn hoá kinh doanh nữa mà từ góc độ của bản thân, mỗi chúng ta sẽ bổ sung thêm khi đặt mình vào công việc của một doanh nhân đang kinh doanh một cách có văn hoá.
Khi nói kinh doanh có văn hoá (hay văn hoá kinh doanh) là ta đã nói đến một vấn đề cốt lõi, mang tính bản chất của kinh doanh đó là vấn đề đạo đức của người kinh doanh. Nói cách khác kinh doanh có văn hoá là kinh doanh phải có đạo đức. Đạo đức của người kinh doanh không phải là vấn đề trừu tượng, mà rất cụ thể: tính trung thực, giữ chữ tín đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống. không chạy theo lợi ích của cá nhân hay nhóm người để làm ăn đối trá, lừa đảo, chụp giật, "đánh quả" bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả việc loại trừ đối thủ trên thương trường. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã chủ trương đưa ra hình ảnh tối ưu nhằm nâng cao uy tín cho doanh nghiệp qua những triết lý kinh doanh như phục vụ khách hàng hoàn hảo, coi khách hàng là thượng đế, chữ tín quý hơn vàng, gửi trọn niềm tin... Phải chăng đây chính là những tác động lâu dài và bền vững nhất của văn hoá khi nó thâm nhập vào công việc kinh doanh của các doanh nghiệp?


7SvflU3A1ykl9q5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status