Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi - pdf 12

Download Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi miễn phí



MỤC LỤC
 
Mở đầu 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn 3
7. Kết cấu luận văn: 4
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 5
1.1. Cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 5
1.1.1. Khái niệm và phân loại cạnh tranh 5
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh 10
1.1.3. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.1.4. Khái niệm và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 19
1.2. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22
1.2.1. Thương hiệu và thị phần của doanh nghiệp 22
1.2.2. Chi phí sản xuất. 24
1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận 25
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 26
1.3.1. Các nhân tố bên trong 26
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài 30
1.4. Một số kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp 34
Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh củaTổng Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi 40
2.1. Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty 40
2.1.1. Khái quát về Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi 40
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi. 45
2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thuỷ Lợi 56
2.2.1. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của Tổng Công ty 56
2.2.2. Những kết quả đã đạt được trong cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thuỷ Lợi. 61
2.3. Đánh giá tổng quát về năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi và những vấn đề đặt ra. 69
2.3.1. Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty. 69
2.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra. 71
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thuỷ Lợi 76
3.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thuỷ Lợi 76
3.1.1. Bối cảnh hiện nay và nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty 76
3.1.2. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty. 82
3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi. 85
3.2.1. Đầu tư đổi mới và hiện đại hoá máy móc thiết bị. 85
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 89
3.2.3. Giải pháp tài chính 92
3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty 96
3.3. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà Nước 101
Kết luận 106
Tài liệu tham khảo 108
Phụ lục 112
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29610/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

n lực vừa thừa lại vừa thiếu dẫn tới lãng phí và không tận dụng hết tiềm năng của lao động.
2.1.2.2. Đặc điểm môi trường kinh doanh của Tổng Công ty..
Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thuỷ Lợi hoạt động trong hai lĩnh vực chính là cơ khí và xây lắp nên chịu ảnh hưởng của hai môi trường ngành cơ khí và xây dựng.
Trong giai đoạn trước đổi mới, toàn ngành cơ khí lâm vào khủng hoảng, mất phương hướng, sản xuất giảm sút do các doanh nghiệp cơ khí đã thiếu nhạy bén, không kịp thời điều chỉnh hướng sản xuất cho phù hợp biến động của thị trường. Tuy nhiên với vai trò là ngành công nghiệp then chốt đảm bảo tư liệu sản xuất cho mỗi nền kinh tế, trước đòi hỏi cấp thiết của quá trình phát triển chung các doanh nghiệp cơ khí đã dần tìm được lối ra cho mình tuy nhanh chậm và hiệu quả có khác nhau. Nhiều đơn vị đã đổi mới, tự tìm kiếm nguồn vốn đầu tư, nâng cao năng lực công nghệ, thiết bị, từng bước nâng cao trình độ thiết kế, quản lý, điều hành. Các doanh nghiệp cơ khí đã vươn lên, từ chỗ chỉ thụ động sản xuất một số sản phẩm truyền thống hay làm gia công cho đơn vị khác nay đã có thể vừa thiết kế vừa chế tạo vừa gia công, xây lắp tiến tới làm tổng thầu EPC cho các dự án lớn như nhiệt điện, thuỷ điện, xi măng, dầu khí..., đóng tầu biển tiến tới chuẩn bị lực lượng cho hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sản phẩm chủ yếu là các hàng cơ khí dạng kết cấu- gia công kim loại, các thiết bị phi tiêu chuẩn cho các công trình, kết cấu thép cho xây dựng, máy biến thế, khung vỏ xe khách, phương tiện nâng trục, nồi hơi bồn chứa cỡ lớn…Từ đó dần hình thành thị trường cho các sản phẩm cơ khí, trong đó Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thuỷ Lợi đang là một nhà sản xuất có nhiều tiềm năng.
Thị trường xây dựng mà Tổng Công ty tham gia có những đặc thù khác biệt so với các thị trường thông thường khác. Việc mua bán sản phẩm hàng hóa trên thị trường xây dựng diễn ra trước khi hàng hóa đó được tạo ra trên thực tế mà mới chỉ tồn tại trên các bản vẽ thiết kế và luận chứng kinh tế - kỹ thuật về công trình. Sự mua bán thường được thực hiện trên hợp đồng, người mua chấp nhận trả tiền toàn bộ trước khi hoàn thành công trình hay trả tiền theo nhiều lần tương ứng tiến độ thi công công trình. Do đặc điểm giá trị sản phẩm xây dựng rất lớn và sự khác biệt về yêu cầu kỹ thuật và kỹ năng thi công của từng công trình nên việc thực hiện một sản phẩm xây dựng có thể có nhiều đơn vị độc lập cùng thi công theo từng hạng mục công trình. Đây là loại thị trường mà người mua (là các chủ đầu tư) rất ít, người bán (là các doanh nghiệp xây dựng) có nhiều hơn nên việc cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Nếu người mua là Nhà Nước còn có thể chủ động áp đặt giá mua và doanh nghiệp nào muốn thắng thầu thì buộc phải chấp nhận, không thể đàm phán hay mặc cả.
Trong ngành xây dựng nói chung và xây dựng các công trình thủy lợi – thủy điện nói riêng, thời gian gần đây, Nhà nước không giao thầu theo kế hoạch cho các bộ và địa phương nữa. Chủ trương của Nhà nước là tất cả các công trình (trừ công trình bí mật quốc gia và an ninh quốc phòng) có đủ điều kiện đều có thể và cần được đưa ra đấu thầu. Một số công trình trọng điểm Nhà nước thực hiện giao thầu theo cơ chế 797 nhưng các đơn vị phải lập hồ sơ pháp lý chứng tỏ năng lực thực sự mới có thể hy vọng được giao thầu.
Muốn thắng thầu hay được giao thầu theo cơ chế 797 doanh nghiệp phải đầu tư thích đáng, chuẩn bị kỹ lưỡng các nguồn lực, các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các điều kiện tối thiểu và tối đa có thể có được, kể cả quan hệ ngoại giao và tài chính. Nếu trúng thầu thì khả năng thu lợi nhuận mới có thể trở thành hiện thực, nếu không thì toàn bộ chi phí bỏ ra cho khâu tranh thầu có thể không thu hồi được.
Mặt khác, để tạo uy tín và vị thế trên thị trường, đẩy nhanh tiến độ thi công và nhanh chóng hoàn thành công trình, nhiều trường hợp doanh nghiệp xây dựng phải ứng trước vốn cho chủ đầu tư (bên A) nhưng khi đã hoàn thành thậm chí đưa vào sử dụng chủ đầu tư vẫn chưa trả hết vốn ứng trước cho các doanh nghiệp xây dựng. Hiện tượng này khá phổ biến khi xây dựng các công trình do Nhà Nước đầu tư.
Các đối thủ cạnh tranh là nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng trúng thầu của Tổng Công ty. Để trúng thầu, Tổng Công ty phải đảm bảo năng lực vượt trội để chiến thắng tất cả các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Hiện nay các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài có trình độ phát triển cao và phần yếu thế thường nghiêng về doanh nghiệp trong nước làm giảm cơ hội trúng thầu và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong nước. Như trường hợp đối với gói thầu cửa dẫn dòng thuỷ điện Sơn La, nếu Tổng Công ty không mạnh dạn xin nhận thầu và được Chính Phủ chỉ định thầu thì Tổng Công ty không thể cạnh tranh được với các nhà thầu nước ngoài.
Với hai hoạt động chính là sản xuất các sản phẩm cơ khí thuỷ công và xây lắp tại các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện, Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi có những đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng Công ty máy và Thiết bị Công nghiệp (MIE), Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM), Tổng Công ty Cơ khí xây dựng (COMA), và một số công ty địa phương khác. Theo định hướng mới của Chính Phủ, ngành xây dựng Việt Nam sẽ thiết lập tập đoàn xây dựng trong thời gian tới nhằm tập trung nguồn lực tạo năng lực cạnh tranh cho ngành xây dựng. Như vậy Tổng Công ty sẽ phải cạnh tranh với một đối thủ rất mạnh. Mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín, song do đây là một thị trường đặc thù, muốn khác biệt hoá sản phẩm để đảm bảo năng lực cạnh tranh đòi hỏi Tổng công ty cần đầu tư nghiên cứu và nỗ lực rất nhiều.
Khách hàng của Tổng Công ty là các chủ đầu tư, hàng hoá được mua bán là các sản phẩm xây dựng hay sản phẩm cơ khí xây dựng có giá trị rất lớn, việc mua bán diễn ra trong quá trình đấu thầu (trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm). Để cạnh tranh thắng lợi Tổng Công ty không chỉ cần làm tốt công tác chuẩn bị trước khi đấu thầu mà còn phải nâng cao năng lực sản xuất, thiết kế sản phẩm, tạo dựng uy tín, thương hiệu bằng những sản phẩm và công trình.
Lĩnh vực sản xuất của Tổng Công ty phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các ngành như luyện kim, cơ khí chế tạo máy, vật liệu xây dựng. Do cơ cấu công nghiệp của Việt Nam chưa được hoàn thiện, các ngành này phát triển chậm nên Tổng Công ty vẫn phải nhập nguyên vật liệu dẫn tới làm tăng chi phí đầu vào, phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp. Đối với thị trường xây dựng, danh tiếng, sự đảm bảo của nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến chủ đầu tư do có sự liên quan trực tiếp đến chất lượng công trình.
Trong những năm đầu chuyển san...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status