Hệ thống các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam - pdf 12

Download Tiểu luận Hệ thống các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam miễn phí

Những vấn đề chung về các tổ chức tài chính trung gian
1. Khái niệm
Trong nền kinh tế, bên cạnh những chủ thể thừa vốn luôn luôn tồn tại các chủ thể thiếu vốn, từ đó nảy sinh nhu cầu chuyển vốn từ chủ thể thừa vốn đến chủ thể thiếu vốn một cách trực tiếp và gián tiếp:
- Trực tiếp
Chủ thể thừa vốn đáp ứng trực tiếp nhu cầu tài trợ của chủ thể thiếu vốn bằng việc mua các chứng khoán khởi thủy do các chủ thể thiếu vốn phát hành.
- Gián tiếp
Chủ thể thừa vốn không đáp ứng trực tiếp nhu cầu tài trợ của các chủ thể thiếu vốn thông qua các tổ chức tài chính đóng vai trò trung gian tài chính (gọi là các tổ chức tài chính trung gian)
Vậy các tổ chức tài chính trung gian là gì?
Có thể hiểu
Các tổ chức tài chính trung gian là những tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội dưới các hình thức tiền gửi, phí bảo hiểm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các loại chứng từ có giá khác, sau đó sử dụng các nguồn vốn huy động này để cấp tín dụng cho vay hay thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận.
2. Đặc điểm
- Các tổ chức tài chính trung gian là những tổ chức làm cầu nối giữa những chủ thể cung và cầu vốn trên thị trường.
Trong quá trình hoạt động, các tổ chức tài chính trung gian phát hành các công cụ tài chính để huy động vốn trên thị trường, sau đó sử dụng số vốn này để đầu tư, cung cấp cho thị trường tài chính dưới các hình thức cho vay hay mua các loại chứng khoán… Thông qua hoạt động của các tổ chức tài chính, nó góp phần vào quá trình phân phối, điều hòa các nguồn tài chính nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế xã hội.
- Các tổ chức tài chính trung gian là đơn vị kinh doanh tiền tệ - tín dụng.
Chênh lệch giữa mức lãi suất hay lợi nhuận đầu tư cao hơn khi cho vay đầu tư so với các khỏan lãi phải thanh toán cho người tiết kiệm, người cho vay tạo ra thu nhập cho những tổ chức tài chính trung gian.
Như vậy thông qua hoạt động của mình, các tổ chức tài chính trung gian mang lại thu nhập (tiền lãi) cho những người có những món tiết kiệm nhỏ, giúp những người vay có thể vay được những món tiền lớn, đồng thời còn tạo ra thu nhập cho chính bản thân các tổ chức tài chính trung gian.

A. Những vấn đề chung về các tổ chức tài chính trung gian 2
1. Khái niệm 2
2. Đặc điểm 2
3. Chức năng của các tổ chức tài chính trung gian 3
3.1. Chức năng tạo vốn 3
3.2. Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế 3
3.3. Chức năng kiểm soát 3
4. Vai trò của các tổ chức tài chính trung gian 4
4.1. Vai trò chuyển đổi thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính 4
4.2. Vai trò giảm rủi ro đến nức thấp nhất thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư 4
4.3. Vai trò giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí hợp đồng và chi phí xử lý thông tin 4
4.4. Vai trò tạo lập các cơ chế cho việc thanh toán 5
B. Hệ thống các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam 5
1.Các ngân hàng 5
1.1 Ngân hàng thương mại 5
1.2 Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV 6
1.3 Ngân hàng chính sách 7
1.4 Ngân hàng hợp tác,quỹ tín dụng 7
2.Các tổ chức tài chính phi ngân hàng 8
2.1. Khái niệm 8
2.2 Vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng 8
3. Hệ thống các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam 9
3.1Công ty bảo hiểm 9
3.2 Công ty tài chính 14
3.3 Quỹ hưu trí 17
3.4 Quỹ đầu tư 18
3.5 Các công ty cho thuê tài chính 19
3.6 Các tổ chức hoạt động trên TTCK 20
KẾT LUẬN 22

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status