Tiểu luận Chức năng hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay - pdf 12

Download Tiểu luận Chức năng hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. NỘI DUNG: 3
1.1 Cơ sở lí luận: 3
1.1.1 Khái niệm: 3
1.1.2 Tác dụng của hoạch định: 3
1.1.3 Phân loại hoạch định: 3
1.1.4 Mục tiêu: 4
1.1.5 Vai trò của hoạch định: 6
1.2 Nội dung chính: 6
1.2.1 Đôi nét về Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: 6
1.2.2 Thực trạng hệ thống Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay: 7
1.2.3 Thực trạng công tác hoạch định ở các Doanh nghiệp vừa và nhỏ: 9
• Hoạch định chiến lược: 9
1.2.4 Sự cần thiết phải hoạch định chiến lược trong các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay: 11
1.2.5 Đánh giá: 11
1.2.6 Một số giải pháp: 12
2. KẾT LUẬN: 12
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 14
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31398/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động của các Doanh nghiệp nói chung và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế của nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã có bước phát triển mạnh với số lượng tăng nhanh góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện chính sách theo hướng tự do hóa, mở cửa đổi mới cơ cấu kinh tế, cải cách kinh tế xã hội. Quá trình hội nhập đã có những tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, nhờ đó tạo được môi trường kinh doanh thuận tiện giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên xuất phát từ quy mô nhỏ, nguồn vốn và lao động hạn chế năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp khó khăn trong công tác hoạch định vì vậy mà vẫn còn hàng ngàn doanh nghiệp rơi vào tình trạng biến mất trên thị trường. Công tác hoạch định có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn, vì vậy mà các doanh nghiệp, không chỉ những doanh nghiệp lớn mà còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần chú trọng đến công tác hoạch định của doanh nghiệp. Thiếu tư duy chiến lược, thiếu khả năng hoạch định thì hoạt động kinh doanh sẽ không thể phát triển lâu bền. Việc nhận diện được công tác hoạch định ở các doanh nghiệp hiện nay là rất cần thiết, giúp chúng ta nắm bắt được thực trạng từ đó đưa ra những biện pháp kiến nghị để thực hiện tốt công tác hoạch định.
Từ những lí do trên mà em chọn đề tài nghiên cứu là “chức năng hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay”.
Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng thực hiện công tác hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhở hiện nay
Trên cơ sở phân tích thực trạng đó rút ra những tồn tại, nguyên nhân, một số kiến nghị và giải pháp để khắc phục.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Công tác hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung ở Việt Nam hiện nay
MỤC LỤC
1. NỘI DUNG:
1.1 Cơ sở lí luận:
Khái niệm:
Hoạch định là quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó
Tác dụng của hoạch định:
Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày nay thay đổi rất nhanh chóng, quá trình hoạch định có thể đem lại cho tổ chức những lợi ích sau đây:
Nhận diện thời cơ kinh doanh trong tương lai
Dự kiến trước và tránh khỏi những nguy cơ, khó khăn
Triển khai kịp thời các chương trình hành động
Khi những lợi ích cơ bản này được tận dụng, tổ chức sẽ có cơ hội tốt hơn để đạt được các mục tiêu đã định.
Phân loại hoạch định:
Phân loại theo thời gian gồm:
Hoạch định dài hạn: là kế hoạch cho thời kỳ 5 năm trở lên
Hoạch định trung hạn: cho thời kỳ 1 đến 5 năm.
Hoạch định ngắn hạn: cho thời kỳ dưới 1 năm
Phân loại theo cấp hoạch đinh:
Hoạch định chiến lược: thời gian từ 2 đến 3 năm trở lên, tác động đến các mảng hoạt động lớn, liên quan đến tương lai của toàn bộ tổ chức. Mục tiêu chiến lược thường cô đọng và tổng thể, thiên về định tính
Hoạch định tác nghiệp: thường là một năm trở xuống, phạm vi hoạt động hạn hẹp ở trong một mảng hoạt động nào đó. Mục tiêu của hoạch định tác nghiệp thường cụ thể chi tiết thiên về định lượng.
Phân loại theo hình thức thể hiện
Chiến lược
Chính sách
Thủ tục
Quy tắc
Chương trình
Ngân quỹ
Phân loại theo cách phân loại của J.stoner:
Mục tiêu
Kế hoạch chiến lược
Cho các hành động không lặp lại
Cho các hành động lặp lại
Kế hoạch tác nghiệp
Kế hoạch thường trực
Kế hoạch đơn dụng
Nghân sách
Chính sách
Chương trình
Thủ tục
Quy định
Dự án
Mục tiêu:
Mục tiêu là nền tảng của hoạch định
Khái niệm: Mục tiêu là những mong đợi mà nhà quản trị muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức của mình, là phương tiện để đạt tới sứ mạng.
Phân loại mục tiêu: - Mục tiêu thât và mục tiêu tuyên bố
- Mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng
Vai trò của mục tiêu: Mục tiêu là nền tảng của hoạch định nhằm xây dựng hệ thống quản trị. Mục tiêu quản trị không phải là những điểm mốc cố định mà là linh hoạt phát triển với những kết quả mong đợi ngày càng cao hơn trên cơ sở xem xét các nguồn lực hiện có hay sẽ có của tổ chức. mục tiêu có vai trò hết sức quan trọng đối với các tiến trình quản trị, quyết định toàn bộ diễn biến của tiến trình.
Quản trị bằng mục tiêu (Management by Objectives- MOB)
Quản trị bằng mục tiêu là cách quản trị thông qua việc mọi thành viên tự mình xác định mục tiêu, tự mình quản lý và thực hiện các mục tiêu mà họ đề ra.
Quản trị mục tiêu được tiến hành theo các trình tự như sau:
Đề ra mục tiêu
Trước hết các nhà quản trị cấp cao nhất của doanh nghiệp đề ra mục tiêu, phương hướng hành động của tổ chức, sau đó các nhà quản trị cấp giữa đề ra mục tiêu cho bộ phân mình và cuối cùng là đến lượt các nhân viên trong doanh nghiệp tự đề ra mục tiêu các nhân trong phạm vi và mục tiêu của các cấp đã đề ra. Với cách này sẽ làm cho mục tiêu của doanh nghiệp và mục tiêu của từng cá nhân sẽ được thống nhất với nhau.
Thực hiện mục tiêu
Mỗi người trước hết có trách nhiệm tự quản lý và thực hiện mục tiêu của mình. Tuy nhiên điều quan trọng là cần tranh thủ sự hiểu biết và giúp đỡ của cấp trên. Vì thế đòi hỏi cấp dưới phải báo cáo phần công việc mà mình đang thực hiện cho cấp trên biết.
đoán và đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu
Các thành viên trong doanh nghiệp phải đoán và đánh giá xem bản thân đã đạt được mục tiêu xây dựng đến đâu? Những vấn đề còn tồn tại? điều gì cần lưu ý khi vạch ra các mục tiêu tiếp theo.
Ưu điểm:
Cung cấp cho các nhà quản trị những dữ kiện hay mục tiêu để thực hiện hoạch định
Buộc nhà hoạch định phải biết chọn các mục tiêu cần ưu tiên thực hiện trong những thời gian nhất định.
Xác định rõ nhiệm vụ , trách nhiệm và quyền hành đối với các nhân viên
Lôi kéo mọi thành viên tham gia vào quá trình xây dựng mục tiêu của tổ chức
Giúp cho việc kiểm tra trong doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng và thuận lợi
Tạo điều kiện và cơ hội cho sự thăng tiến, phát huy năng lực cho mọi thành viên
Giúp cho các thành viên và các nhà quản trị hiều được nhau hơn
Có khả năng nâng cao chất lượng công tác quản trị và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Thời gian để xây dựng các mục tiêu thường bị kéo dài do phải họp bàn trao đổi ý kiến..
Trong một số trường hợp và một số doang nghiệp việc tự đề ra mục tiêu của các cá nhân khó thực hiện được vì thiếu sự hướng dẫn, giải thích cụ thể của nhà quản trị cấp cao trong t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status