Kinh tế công - Độc quyền xăng dầu - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Khái niệm độc quyền: 2
2. Tại sao có tình trạng độc quyền: 2
3. Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền: 3
4. Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường gây ra: 4
II. SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU. 5
1. Thị phần thị trường xăng dầu Việt Nam: 5
2. Cơ chế quản lý của nhà nước: 5
III. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM. 7
1. Công thức tính giá xăng dầu ở Việt Nam: 7
2. Sự định giá của các doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam: 9
3. Lợi ích - thiệt hại? 11
4. Những vấn đề bất cập: 12
IV. TỔNG KẾT. 14
ĐỘC QUYỀN XĂNG DẦU

I. ĐỘC QUYỀN.
1. Khái niệm độc quyền:
Trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mực dù trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội. Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền...
* Độc quyền bán và độc quyền mua:
Khái niệm độc quyền thường dùng để chỉ độc quyền bán nhưng tương tự như độc quyền bán cũng có độc quyền mua - một trạng thái thị trường mà ở đó chỉ tồn tại một người mua trong khi có nhiều người bán. Khác với độc quyền bán, trong trường hợp độc quyền mua, doanh nghiệp độc quyền sẽ gây sức ép để làm giảm giá mua sản phẩm từ những người bán.
Doanh nghiệp độc quyền bán có thể đồng thời là độc quyền mua và trong trường hợp này lợi nhuận siêu ngạch của nó rất lớn vì bán sản phẩm với giá cao hơn và mua yếu tố đầu vào thấp hơn mức cân bằng của thị trường cạnh tranh.
Doanh nghiệp độc quyền bán có điều kiện thuận lợi để trở thành độc quyền mua vì nó sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi và do đó một vài yếu tố đầu vào của nó có thể là duy nhất, kể cả trong trường hợp yếu tố đầu vào không duy nhất thì doanh nghiệp độc quyền bán cũng có khả năng chi phối mạnh giá các yếu tố đầu vào nếu nó có quy mô lớn.
2. Tại sao có tình trạng độc quyền:
Độc quyền là một tình huống trong đó một công ty hay một tập đoàn, một nhóm các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Khái niệm độc quyền hiểu theo nghĩa hẹp là việc chiếm lĩnh thị trường của một công ty. Thị trường độc quyền là thị trường không có sự cạnh tranh do đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là mức giá cao hơn và sản phẩm chất lượng thấp hơn.

Độc quyền là một ví dụ điển hình khi nhắc tới chủ nghĩa tư bản. Phần lớn mọi người đều tin rằng thị trường sẽ không hoạt động nếu chỉ có một người duy nhất cung cấp hàng hoá và dịch vụ vì họ sẽ không có động lực để tự hoàn thiện và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên độc quyền sẽ vẫn tồn tại vì sẽ vẫn có nhu cầu về loại hàng hoá dịch vụ đó. Ví dụ như trên thị trường có sự độc quyền về mặt hàng xăng dầu. Cho dù giá xăng có đắt và chất lượng không tốt thì bạn sẽ vẫn phải mua nó vì bạn vẫn cần đi lại, các công ty vẫn cần nhiên liệu để đốt, để vận hành máy móc, và ngoài ra còn rất nhiều hoạt động cần dùng đến xăng dầu. Vì độc quyền có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và gây thiệt hại cho xã hội nên chính phủ luôn nỗ lực để ngăn ngừa độc quyền bằng các đạo luật chống độc quyền.
Tất nhiên độc quyền cũng có ưu điểm trong một số lĩnh vực, ví dụ như việc cấp bằng cho phát minh mới. Việc cấp các bằng phát minh sáng chế sẽ tạo ra sự độc quyền đối với sản phẩm trí tuệ đó trong một thời hạn nhất định. Lý do của việc cấp bằng là giúp cho người phát minh có thể bù đắp được khoản chi phí lớn mà anh ta đã bỏ ra để thực hiện phát minh sáng chế của mình. Về mặt lý thuyết thì đây là một cách sử dụng độc quyền để khuyến khích phát minh. Một ví dụ khác về độc quyền đó là độc quyền của nhà nước, trong đó nhà nước độc quyền cung cấp một số loại hàng hoá dịch vụ nhất định. Tuy nhiên để độc quyền nhà nước thật sự có hiệu quả thì nó phải cung cấp các hàng hoá và dịch vụ như điện, nước...ở một mức giá mà người dân có thể chịu được.
3. Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền:
Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó: chính quyền địa phương có thể nhượng quyền khai thác khoáng sản cho một công ty nào đó hay nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty. Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực địa lý nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như độc quyền.
Chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ này khuyến khích những phát minh, sáng chế nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc quyền trong thời hạn được giữ bản quyền theo quy định của luật pháp. Do sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim cương.


1a09HpyFqpVzZtE
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status