Nghiên cứu về hợp đồng dân sự, nội dung và phân loại hình thức hợp đồng - pdf 13

Download Tiểu luận Nghiên cứu về hợp đồng dân sự, nội dung và phân loại hình thức hợp đồng miễn phí
Mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường mỗi cá nhân hay tổ chức đều tham gia vào nhiều quan hệ xã hội phong phú và rất đa dạng. Trong các giao dịch dân sự đó,một căn cứ chủ yếu làm phát sinh các nghĩa vụ dân sự đó là hợp đồng.
Thông qua hợp đồng các bên tự nguyện xác định quyền và nghĩa vụ với nhau.Việc xác lập và giải quyết các quan hệ hợp đồng trong các lĩnh vực đều phải tuân theo pháp luật về hợp đồng.
Các giao dịch dân sự thông qua hình thức chủ yếu là hợp đồng dân sự do đó mà hợp đồng dân sự đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên không phải bất cứ người nào cũng biết và hiểu rõ về pháp luật của hợp đồng dân sự. Do đó nhóm chúng tui đã quyết định chọn đề tài trong khuôn khổ môn học luật kinh tế này là “Nghiên cứu về hợp đồng dân sự, nội dung và phân loại hình thức hợp đồng” với mong muốn giúp cho các thành viên trong nhóm và các bạn trong lớp hiểu rõ hơn về hợp đồng nói chung , hợp đồng dân sự nói riêng làm tiền đề cho công việc sau này cũng như là tài liệu cho ôn thi cuối kỳ.
Đề tài bao gồm 3 phần chính
Phần 1: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng dân sự
Phần 2: Nội dung hợp đồng dân sự
Phần 3: Phân loại hợp đồng dân sự
Ví dụ

Vì thời gian làm bài có hạn nên nhóm không tránh khỏi những sai sót, nhóm mong rằng thầy giáo và các bạn sẽ đóng góp ý kiến và giúp đở cho nhóm biết cái sai làm và sữa chửa.
Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm 10

Đà nẵng tháng 11/2011


Phần 1: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng dân sự
1. Khái niệm hợp đồng
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua giai đoạn không cần biết đến hợp đồng. Đó là giai đoạn chưa có sự phân công của lao động, chưa có sự trao đổi của sản phẩm lao động.Khi có sự phân công lao động xã hội nên có sự trao đổi sản phẩm của lao động, như CÁC _MÁC đã viết: "tự chúng không thể đi đến thị trường mà trao đổi với nhau được" mà đòi hỏi có sự thỏa thuận thống nhất về ý chí của những người có sản phẩm hàng hóa về việc trao đổi sản phảm của hàng hóa đó. Đó là mối quan hệ ý chí phản ánh mối quan hệ kinh tế giửa những người có sản phẩm hàng hóa được thiết lập trên cơ sỡ thống nhất ý chí của các bên mà hình thức thể hiện của nó là bản giao kèo. bản giao keo này chính là hợp đồng.
Quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hóa trở thành quan hệ Pháp Luật khi được Pháp Luật điều chỉnh và hợp đồng trở thành hình thức pháp lý của nó. sự ra đời của hợp đồng đòi hỏi khách quan của nền sản xuất hàng hóa. Đã có sản xuất hàng hóa tất yếu phải có hợp đồng đẻ trao đổi sản phẩm hàng hóa. Sau đó, cùng với sự phát triển của xã hội. Hợp đồng phát triển cả ngoài phạm vi trao đổi sản phẩm hàng hóa, người ta có thể thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau về việc làm một việc gì và không làm việc gì thì đó chính là hợp đồng.
Vậy hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể.
2. Khái niệm hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự được định nghĩa trong điều 1 của pháp lệnh hợp đồng dân sự: "Hợp đồng đân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia mua, bán, thuê, vay mượn, tặng cho tài sản. Làm một việc hay không làm một việc dịch vụ của các thỏa thuận khác mà trong đó một hay các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng.
Theo điều 388 luật dân sự 2005 Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.









Phần 2: Nội dung hợp đồng dân sự
1. Các hình thức của hợp đồng dân sự
Hình thức của hợp đồng dân sự là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã cam kết thỏa thuận với nhau. Đối với Hợp đồng dân sự, tùy thuộc vào các chủ thể của từng loại hợp đồng, vào nội dung, tùy thuộc vào lòng tin lẩn nhau của các bên giao kết mà họ có hể lựa chọn hình thức nào trong việc giao kết hợp dồng cho phù hợp với tùng trường hợp cụ thể.
Hình thức của hợp đồng dân sự tương đối đa dạng. Theo khoản 1 điều 401 Bộ luật dân sự : “ Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời mói, bằng văn bản hay bằng hỏi cụ thể, khi Pháp luật không quy định loại Hợp đồng đó phải được giao kết bằng 1 hình thức nhất định”.
1.1 Về hình thức giao kết miệng ( bằng lời nói )
Hình thức này được áp dụng trong trường hợp hợp đồng thỏa thuận thực hiện một công việc cụ thể hay giá trị của hợp đồng là không lớn, các bên tin tưởng lẫn nhau, là các đối tác lâu năm hay là những hợp đồng sau khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt.
VD : bạn thân cho mượn tiền hay như mua bán ngoài chợ
Đối với những trường hợp này thì giao kết chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp dồng.
1.2 Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thế
Là sự thỏa thuận việc thực hiện một hành vi nào đó. Giả sử 2 bên mua và bán có thể thống nhất với nhau nếu bên bán gửi thư báo giá, bên kia không trả lời tức là đã chấp nhận mua hàng theo giá do bên bán gửi.
1.3 Hình thức bằng văn bản ( viết ) :
Các bên giao kết hợp đồng cam kết thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ hợp đồng bằng văn bản. Trong văn bản đó, các bên ghi rõ những nội dung cơ bản mà các bên đã cam kết với nhau và người thay mặt của các bên phải ký tên vào văn bản.
VD: Hợp đồng thuê nhà ở, việc giao kết hợp đồng được lập thành nhiều bản, mỗi bên giữ ít nhất 1 bản. Điều đó là căn cứ chứng minh rõ rệt nhất quyền dân sự của các bên giao kết hợp đồng.
Theo khoản 2 Điều 401 Bộ Luật Dân Sự “ trong trường hợp Pháp Luật có quy định hợp đồng được thể hiện bằng văn bản có công chứng hay chứng thực, phải đăng kí hay xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”. Chẳng hạn như hợp đồng mua bán nhà phải bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực. Những hợp đồng dân sự không đảm bảo các yếu tố trên có thể sẽ bị là vô hiệu.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status