Thực trạng tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009 - pdf 13

[h2:2wrbd5py]Download Tiểu luận Thực trạng tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009, những giải pháp mà Chính phủ đã thực hiện để cải thiện tình hình xuất nhập khẩu miễn phí[/h2:2wrbd5py]



MỤC LỤC

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất nhập khẩu
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
1.2. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu
1.2.1. Yếu tố tác động tới xuất khẩu
1.2.2. Yếu tố tác động đến nhập khẩu
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2009
2.1. Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009
2.2. Mười điểm đáng chú ý về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009
2.3. Thực trạng tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009
2.3.1. Giá trị và tốc độ tăng trưởng của xuất nhập khẩu năm 2009
2.3.2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta
2.4. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng giảm xuất khẩu và tăng nhập siêu của Việt Nam
2.4.1. Nguyên nhân làm giảm tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam năm 2009
2.4.2. Nguyên nhân làm cho nhập siêu năm 2009 tăng cao
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2009



[h3:2wrbd5py]Tóm tắt nội dung:[/h3:2wrbd5py]ăm 2009
Năm 2009, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trục tiếp nước ngoài (FDI) đạt 24,18 tỷ USD, chiếm 42,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và nhập khẩu là 26,07 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2008.
2.2. Mười điểm đáng chú ý về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009
Xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009 đã có một năm “hụt hơi” và kém rất xa so với kim ngạch đạt được trong năm 2008. Khi kinh tế thế giới đi vào giai đoạn trì trệ, những giải pháp chính sách chỉ có thể thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng về mặt lượng. Nỗ lực từ phía chính phủ đang bị “hãm phanh” bởi các hàng rào kỹ thuật có xu hướng gia tăng trên thế giới, thay thế những bức tường chính sách được “đập bỏ” vì cam kết mở cửa và hội nhập. Theo đó là mười điểm đáng chú ý về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009 đó là:
1.Chính phủ buộc phải điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu
Sau kết quả tăng trưởng xuất khẩu xấp xỉ 30% trong năm 2008, cuối năm ngoái, chính phủ trình lên quốc hội một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng, với kim ngạch xuất khẩu năm 2009 dự kiến đạt khoảng76,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2008. Cẩn trọng trước diễn biến kinh tế thế giới có chiều hướng đi xuống, gần 88% đại biểu quốc hội đã bỏ phiếu tán thành nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009, trong đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu được điều chỉnh xuống còn 13%.
Tháng 1/2009, kim ngạch xuất khẩu xụt giảm mạnh, chỉ còn hơn 3,7 tỷ USD (năm 2008, kim ngạch xuất khẩu bình quân một tháng đạt gần 5,25 tỷ USD).
Dù hai tháng kế tiếp, xuất khẩu có phục hồi, nhưng tiếp đến là giai đoạn trầm lắng hơn với kim ngạch tháng 4 và 5/2009 chưa đầy 4,5 tỷ USD mỗi tháng. Trong các cuộc họp của Bộ Công Thương với các hiệp hội trong thời gian này, hầu hết các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đều kiến nghị điều chỉnh giảm chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu, tiêu biểu là dệt may, gỗ, thuỷ sản…
Cuối tháng 5/2009, chính phủ buộc trình Quốc hội điều chỉnh kim ngạch xuất khẩu theo hướng giảm mạnh, từ mức 13% xuống còn 3%. Mục tiêu xuất khẩu được điều chỉnh xuống 34,6 tỷ USD kim ngạch.
Trong khoảng 4 tháng kế tiếp, liên tục xuất hiện các điều chỉnh trong ước tính kim ngạch xuất khẩu của Bộ Công Thương.
Cuối tháng 7/2009, Bộ Công Thương ước tính kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 61 tỷ USD, giảm 3% so với con số thực hiện năm 2008.
Trong 8 tháng đầu năm 2009, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng hóa tới Myanmar đứng thứ 14 sau các nước và vùng lãnh thổ: Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Pháp, Australia, Hoa Kỳ, Đức, Đài Loan, Việt Nam.
Hàng hóa
8 tháng đầu năm 2009
Thép các loại
2.518.287
Nguyên phụ liệu may mặc
2.258.344
Thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế
1.430.723
Ô tô
1.200.000
Nguyên phụ liệu các ngành công nghiệp khác
1.085.526
Xăm lốp các loại
867.890
Thiết bị điện và điện tử
804.042
Hoá chất
455.260
Phụ tùng máy móc
350.224
Nguyên phụ liệu sản xuất giày dép
345.666
Vật liệu xây dựng
318.513
công cụ nhà bếp
316.989
Chất dẻo nguyên liệu
226.579
Nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm
205.790
Nguyên liệu sản xuất xà phòng
173.583
Tái xuất sản phẩm chế tác đá quý
140.661
Mỹ phẩm
104.587
Máy tính điện tử và linh kiện
72.445
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Theo số liệu của Cục Hải quan Myanmar
13.764.300
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam
14.000.000
Bảng 1:Kim ngạch xuất nhập khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam tới Myanma 8 tháng đầu năm 2009 được thể hiện qua bảng số liệu sau: (đơn vị tính: USD)
Trong nửa cuối tháng 9/2009, Bộ Công Thương tiếp tục đưa ra các dự báo mà con số được điều chỉnh xuống 59 tỷ USD (giảm khoảng 6,5%), tiếp đó là 56,7 tỷ USD (giảm khoảng 9,5%).
2. Lần đầu tiên sau 20 năm, xuất khẩu giảm so với trước
Kết thúc năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 56,584 tỷ USD, giảm 9,7% so với thực hiện năm 2008. So sánh với số liệu tương ứng từ năm 1986 trở lại đây, năm 2009 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước đó.Đóng góp vào việc giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009, dầu thô chiếm 69,7%. Tiếp đến giày dép chiếm khoảng 12,6%, cao su chiếm xấp xỉ 6,8%, cà phê 6,7%, gỗ và sản phẩm gỗ 4,7%, thuỷ sản 4,4%...
Về nhập khẩu, kim ngạch cả năm 2009 ước đạt 68,83 tỷ USD và giảm 14,7% so với năm 2008. Năm nay là năm thứ hai, sau năm 1998, kim ngạch nhập khẩu giảm so năm trước đó, nhưng mức độ giảm mạnh hơn.
Và theo như thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2009, Việt Nam là nhà nhập khẩu hàng hoá từ Myanmar đứng thứ 13 sau các nước và vùng lãnh thổ: Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Hongkong, Trung Quốc, Bờ biển Ngà, Nhật Bản, Malaysia, Bangladesh, Nam Phi, Hàn Quốc, Đức, Việt Nam.
Hàng hóa
8 tháng đầu năm 2009
Gỗ tròn các loại
20.595.209
Mủ cao su Rss5
2.859.300
Đậu xanh
1.510.925
Cá khô
1.505.271
Cá biển đông lạnh
877.069
Đồng nguyên liệu
849.887
Tôm hùm
849.049
Cua biển
570.234
Dây thép
529.003
Đậu đen
360.431
Đậu tương,
181.500
Tổng kim ngạch nhập khẩu
Theo số liệu của Cục Hải quan Myanmar
32.411.273
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam
35.000.000
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam từ Myanmar trong 8 tháng đầu năm 2009 được thể hiện qua bảng số liệu sau: (đơn vị tính:USD)
Trong các nguyên nhân giảm kim ngạch xuất khẩu, xăng dầu chiếm 40%, sắt thép chiếm khoảng 13,2%, máy móc thiết bị công cụ và phương tiện chiếm 6,1%, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép chiếm 3,5%... Với diễn biến này, độ mở nền kinh tế, theo cách hiểu là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, đã giảm mạnh trong năm 2009, từ mức 143,4 tỷ USD của năm 2008 xuống chỉ còn trên 125,4 tỷ USD, giảm tới 12,6%.
3. Nhập siêu được kiềm chế
Diễn biến nhập siêu cũng chứng kiến nhiều bất thường trong năm 2009. Quý 1/2009, Việt Nam xuất siêu xấp xỉ 1,5 tỷ USD với cả 3 tháng đầu năm đều có xuất siêu, tuy nhiên xu thế này không duy trì được lâu. Trong 9 tháng còn lại của năm, nhập siêu gia tăng dần sức ép.
Quý 2/2009, nhập siêu đạt xấp xỉ 3,6 tỷ USD, xoá sạch thành tích xuất siêu của quý 1/2009. Tính cho đến giữa năm, Việt Nam đã nhập siêu gần 2,1 tỷ USD.
Sang quý 3/2009, nhập siêu của Việt Nam đột ngột tăng mạnh. Con số ghi nhận trong 3 tháng này đã đạt trên 4,67 tỷ USD. Quý 4/2009, nhập siêu vẫn duy trì ở mức cao, đạt khoảng 4,8 tỷ USD, trong đó riêng nhập siêu tháng 11/2009 đã vượt 2 tỷ USD.
So với con số nhập siêu trên 18 tỷ của năm 2008, năm nay chenh lệch thương mại quốc tế đã được kiềm chế chỉ còn khoảng 2/3, đạt gần 12,25 tỷ USD.
4. Giá hàng hoá xuất nhập khẩu giảm mạnh
Đa số các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng về lượng. Nhưng giá của hầu hết các hàng hoá đều theo chiều hướng giảm mạnh. Trong năm vừa qua, cá biệt có mặt hàng giá bình quân cả năm giảm tới 40%.
Về phía xuất khẩu, giá dầu thô xuất bán bình quân cả năm chỉ đạt khoảng 46,3 tỷ USD, giảm tới 38,5% so với năm 2008 (giá xuất khẩu bình quân của năm 2008 đạt trên 75,3 USD). Tiếp đến giá cao su xuất khẩu đã giảm khoảng 32%, cà phê 27%, gạo 25%...


Link download cho các bạn
8nQGQC0Z5RK89j9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status