Chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất - Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào thực tiễn của quy luật này - pdf 13

Download Tiểu luận miễn phí
Trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta luôn phải đứng trước tình thế lựa chọn, quyết định thay đổi công việc, môi trường sống, học hành. Lúc đó chúng ta tự hỏi mình, mình có nên thay đổi công việc hay không?Nên học cao học hay không? Để trả lời những câu hỏi đó thật sự không phải là một điều dễ dàng, bởi lẽ đó chính là một trong những dấu hiệu của sự phát triển. Vấn đề này sẽ được rõ ràng hơn khi chúng ta có một cái nhìn tổng thể về thời gian đã qua, chúng ta đã đạt cái gì?Chưa đạt cái gì?Liệu những cái đã đạt có là hành trang vững chắc giúp chúng ta thành công hay không?
Hay nói một cách khác, đây có phải là thời cơ chín mùi chưa, chúng ta đã đến độ chưa?
Đến với quy luật lượng và chất, sự thay đổi của lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và sự quan trọng của "độ" sẽ giúp chúng ta phần nào cảm giác thú vị trong cuộc sống của mình.
Trong bài viết, tác giả có thể còn nhiều sai sót, mức độ thu thập thông tin chưa cao, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy Cô và người đọc để hoàn thiện hơn.







1. Cơ sở lý luận:
Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ cách thức của sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
Quy luật này nó phản ánh một khía cạnh cơ bản trong sự vận động phát triển của sự vật đó là cái cách thức của sự phát triển. Cụ thể quy luật này phản ánh một thực tế là trong sự phát triển của bất kỳ một sự vật khách quan nào luôn bắt đầu từ những thay đổi về lượng để rồi dẫn tới sự nhảy vọt về chất.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Để hiểu được mối quan hệ biện chứng này, trước hết cần nắm khái niệm chất và lượng.
a. Phạm trù chất và lượng:
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ giữa những thuộc tính làm cho sự vật nó là nó chứ không phải là cái khác.
Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật,….đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hay được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên, thuộc tính chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng khác. Chất được bộc lộ thông qua thuộc tính, nhưng chất và thuộc tính không phải có ý nghĩa như nhau. Chất là đặc điểm hoàn chỉnh của sự vật hay hiện tượng, còn thuộc tính chỉ đứng về một mặt nào đó mà vạch rõ sự vật hay hiện tượng, do vậy, chỉ có những thuộc tính cơ bản tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật.
Chất phản ánh bản chất của sự vật và hiện tượng, nó liên hệ khắng khít với một hình thức ổn định nào đó của vận động hay của nhiều sự vận động. Khi thuộc tính căn bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi. Chất là sự tổng hợp của nhiều thuộc tính, đồng thời mỗi thuộc tính lại được coi là một chất khi được xem xét trong một quan hệ khác.
Mỗi sự vật có thể có một chất cũng có thể có rất nhiều chất, chất của sự vật hay hiện tượng lộ ra trong sự tác động lẫn nhau với sự vật hay hiện tượng khác. Chất không tồn tại độc lập, tách rời bản thân với sự vật và hiện tượng. Chất vạch rõ giới hạn phân chia sự vật và hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác. Chất là thuộc tính khách quan của sự vật và hiện tượng.
Trái với các hệ thống triết học duy tâm và siêu hình coi chất như là một phạm trù chủ quan, phụ thuộc vào cảm giác của con người, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, chất cũng là hiện thực khách quan giống như bản thân vật chất đang vận động vậy.
Chất của sự vật và hiện tượng còn được quy định bởi cách liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật.
Aritop cho rằng chất là sự tổng hợp của để cuối cùng ra quan niệm chất của phép biện chứng duy tâm.
Phép biện chứng trong sự vật có cả L và C, giữa L và C của sự vật có sự tác động qua lại với nhau và nhờ sự tác động đó làm cho sự vật dần dần phát triển.

fR2LiFtYIrFXTTK
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status