Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
6. Những đóng góp khoa học của luận văn 3
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 4
8. Kết cấu của luận văn 4
Chương 1. DÂN CHỦ VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ 5
1.1. DÂN CHỦ - KHÁI NIỆM VÀ TIỀN ĐỀ 5
1.1.1. Khái niệm dân chủ 5
1.1.2. Những tiền đề của dân chủ 12
1.2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ 15
1.2.1. Nhà nước với việc thực hiện dân chủ trong lịch sử 15
1.2.2. Vai trò của nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện dân chủ 22
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ HIỆN NAY 28
2.1. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 28
2.1.1. Những thành tựu đã đạt được 28
2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 33
2.2.1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 33
2.2.2. Nâng cao vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc 40
2.2.3. Mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế 45
2.2.4. Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân 50
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắt đầu từ thế kỷ XX, “dân chủ” trở thành khái niệm phổ biến nhất của nhân loại và “dân chủ” luôn được các nhà lý luận và hoạt động chính trị- xã hội quan tâm và đề cập. Ngày nay, không có một tổ chức, phong trào chính trị- xã hội hay một luận thuyết triết học chính trị nào lại không đề cập đến vấn đề dân chủ mà không sử dụng thuật ngữ này trong mục đích cương lĩnh hành động của mình.
Trong số các giá trị lớn của nhân loại, dân chủ là một hiện tượng chính trị- pháp lý phức tạp đầy mâu thuẫn. Nó phản ánh một nhu cầu cơ bản xuyên suốt lịch sử, đặc biệt ngày càng tăng trong đời sống xã hội hiện tại. Tính phức tạp của dân chủ được quy định, trước hết bởi nó là nhu cầu của con người với tính cách loài, mặt khác, trong quá trình phát triển, dân chủ luôn là nhu cầu, phương tiện của các giai cấp, tập đoàn xã hội nào đó nhằm xác lập đặc quyền (đối với giai cấp thống trị), hay là đấu tranh xác lập mặt bằng về quyền (đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác).
Lịch sử dân chủ cho thấy, để đạt tới những giá trị chung, phổ biến, dân chủ gắn liền và phát triển thông qua các nền dân chủ với tên gọi và giai cấp thay mặt khác nhau (dân chủ cổ đại gắn liền với việc xuất hiện Nhà nước Aten vào thế kỷ V trước công nguyên, dân chủ của chủ nghĩa tự do cổ điển vào cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX, nền dân chủ đa số của Rút- xô, nền dân chủ XHCN kế thừa và chọn lọc những nguyên tắc quan trọng nhất của dân chủ tập thể của Rút- xô, nền dân chủ đa nguyên hiện đại của các nước tư bản phát triển).
Cũng như nhân quyền, dân chủ là một khái niệm đầy mâu thuẫn: vừa bao hàm giái trị chung, phổ biến đồng thời vừa chứa đựng những yếu tố đặc quyền, mang tính giai cấp. Quá trình phát triển dân chủ, về thực chất là quá trình đấu tranh, hạn chế dần sự đặc quyền, từ dân chủ ít phổ biến đến những hình thức dân chủ phổ biến hơn. Chính vì vậy, dân chủ là khái niệm gắn liền với nhà nước và quyền lực nhà nước, không thể nói đến dân chủ tách rời, bên ngoài vấn đề nhà nước.
Hồ Chí Minh, người sáng lập ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà, trong một bài viết ngày 14.10.1949 đã khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều nơi dân”.
Nghị quyết của Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt nam như một thành tựu của tư duy đổi mới trở lại với tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã khẳng định:”Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”.
Do đó, ở nước ta việc vận dụng đúng đắn những giá trị dân chủ vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội là một trong những điều kiện bảo đảm thắng lợi của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Dân chủ có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy khả năng sáng tạo, sức mạnh của cộng đồng. Xây dựng môi trường thực thi và phát triển dân chủ là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với một nước có trình độ kinh tế thấp kém dựa trên nền nông nghiệp nhỏ và lạc hậu, lại chưa trải qua chế độ dân chủ tư sản như nước ta.
Chỉ có trong môi trường dân chủ, chỉ khi nào quyền tự do dân chủ của người dân được giải phóng thì những sức mạnh và năng lực sáng tạo của họ mới được phát huy. Điều này đã được Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn [12, tr.249].
Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, đã thể hiện được rõ vai trò của mình trong việc làm cho nền dân chủ từng bước khởi sắc. Dân chủ trong kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động mạnh mẽ đến việc giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Dân chủ về chính trị có những bước tiến quan trọng, trong đó phải kể đến quy chế dân chủ cơ sở đã được triển khai thực hiện tạo chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội…
Tuy nhiên, bộ máy nhà nước hiện nay hoạt động còn kém hiệu quả, ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ công quyền chưa cao, nạn hách dịch, cửa quyền gây nhiều phiền hà và nhiều biểu hiện khác vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tệ quan liêu, nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Từ những hạn chế trên, nhà nước cần thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc bảo đảm quyền lực của nhân dân, thông qua việc nghiên cứu tìm tòi những hình thức và cơ chế, thể chế hoá đầy đủ các quyền tự do dân chủ, tạo điều kiện và khả năng cho nhân dân tham gia thiết thực vào xây dựng và quản lý nhà nước.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đòi hỏi nhà nước ta phải thể hiện đúng bản chất của mình là nhà nước của dân, do dân, vì dân; xác định dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển đất nước, thực hiện thành công công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo theo mục tiêu “Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội”, xây dựng một nước Việt Nam “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Từ những ý nghĩa trên, tui chọn đề tài: "Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay" làm luận văn thạc sĩ Triết học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, những nội dung liên quan đến vấn đề nhà nước và dân chủ đã được nhiều tác giả đề cập thông qua các công trình nghiên cứu, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, các sách báo... tiêu biểu qua một số tác phẩm sau đây:
* Các luận văn thạc sĩ:
- Thực chất của quá trình dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Nguyễn Văn Vĩnh (1993).
- Ý thức pháp luật với việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay của tác giả Mai Thị Minh Ngọc (2003).
* Luận văn tiến sĩ:
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa với việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay của tác giả Đỗ Trung Hiếu (2002).
* Các loại sách, báo, tạp chí:
- Văn hoá pháp lý quá trình dân chủ hoá, Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 4/1991 của tác giả Trần Ngọc Đường.
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền, Nxb Sự thật, 4/1992 của tác giả Đỗ NguyênPhương và Trần Ngọc Đường.
- Dân chủ và mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền với dân chủ, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 10/2000 của tác giả Trần Hậu Thành.
- Một số khía cạnh của khái niệm dân chủ, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 3/2002 của tác giả Đỗ Trung Hiếu...
Như vậy, cho đến nay đa phần các nội dung, các khía cạnh của vấn đề nhà nước và dân chủ đã được bàn tới, song luận văn chỉ nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước trong việc thực hiện và phát huy dân chủ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ vai trò của nhà nước trong việc thực thi quyền dân chủ trong lịch sử thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhà nước trong việc thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay.
- Để đạt được mục đích trên đây, các nhiệm vụ nghiên cứu được xác định là:
Thứ nhất, làm rõ vai trò của nhà nước đối với việc thực thi dân chủ trong lịch sử thế giới.
Thứ hai, làm rõ vai trò của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc thực hiện dân chủ, phân tích thực trạng tình hình thực thi dân chủ, tìm ra nguyên nhân những mặt làm được và những thiếu sót cần khắc phục.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc thực thi dân chủ phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của nhà nước trong việc thực hiện dân chủ.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khai thác vai trò của nhà nước trong việc thực thi dân chủ ở nước ta hiện nay dưới góc độ triết học.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân chủ cũng như vai trò của nhà nước trong việc thực thi dân chủ.
- Trên cơ sở phương pháp luận triết học mácxít, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp,phương pháp lịch sử - lôgíc, phương pháp so sánh, quy nạp để giải quyết các nhiệm vụ đề ra.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân hạn chế về thực thi dân chủ sẽ đề xuất một số giải pháp cho vấn đề thực hiện dân chủ ở nước ta trong tình hình mới hiện nay.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn nhằm nâng cao nhận thức cho tác giả về vấn đề dân chủ và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện vấn đề này.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo cho các công tác nghiên cứu và giảng dạy.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.


eq51688fm5oeSDz
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status