Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cơ sở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích 2
3. Nhiệm vụ của đề tài 2
4. Đối tượng nghiên cứu 2
5. Khách thể nghiên cứu 2
6. Phạm vi nghiên cứu 2
7. Phương pháp nghiên cứu 2
8. Kết cấu tiểu luận 2
PHẦN NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2
1.1. Cơ sở lý luận 2
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 2
1.1.1.1. Cán bộ Đoàn 2
1.1.1.2. Công tác cán bộ Đoàn 2
1.1.1.3. Công tác đào tạo cán bộ Đoàn 2
1.1.1.4. Công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn 2
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ 2
1.1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ 2
1.1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ 2
1.1.2.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn 2
1.2. Cơ sở thực tiễn 2
1.2.1. Những quy định chung của Nhà nước về tiêu chuẩn cán bộ công chức, về đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn hiện nay 2
1.2.2. Yêu cầu về chất lượng cán bộ Đoàn cơ sở trong thời kỳ mới 2
1.2.3. Những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ HUYỆN CAM LỘ - TỈNH QUẢNG TRỊ 2
2.1. Đặc điểm, tình hình địa phương 2
2.1.1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên huyện Cam lộ - tỉnh Quảng Trị 2
2.1.2. Đặc điểm công tác Đoàn và phong trào Thanh niên huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị 2
2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện Cam Lộ từ năm 2008 đến năm 2010 2
2.2.1. Công tác đào tạo 2
2.2.2. Công tác bồi dưỡng 2
2.3. Những thành tựu và hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Cam Lộ 2
2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân 2
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2
2.3.3. Kinh nghiệm 2
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, 2
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN 2
HUYỆN CAM LỘ - TỈNH QUẢNG TRỊ 2
3.1. Phương hướng xây dựng cán bộ Đoàn 2
3.1.1. Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn 2
3.1.2. Mục tiêu phương hướng 2
3.1.2.1. Mục tiêu 2
3.1.2.2. Phương hướng 2
3.1.3. Tiêu chuẩn cán bộ 2
3.2. Các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 2
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 2
3.2.2. Tăng cường công tác quy hoạch tuyển chọn cán bộ Đoàn cơ sở 2
3.2.3. Đổi mới nội dung, cách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 2
3.2.4. Quản lý sử dụng luân chuyển đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở 2
3.2.5. Quản lý và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn 2
3.3. Đề xuất, kiến nghị 2
3.3.1. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền 2
3.3.2. Đối với các cấp bộ Đoàn 2
KẾT LUẬN 2
DANH MỤC THAM KHẢO 2

1. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ.
2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định.
1.2.2. Yêu cầu về chất lượng cán bộ Đoàn cơ sở trong thời kỳ mới
* Người cán bộ Đoàn hiện nay cần có sự phát triển về thể chất và tinh thần đáp ứng được nhiệm vụ được giao
- Phải có sức khoẻ tốt: để không những đảm bảo công việc hàng ngày mà còn phải đáp ứng những công việc tập trung có cường độ lao động cao, làm việc trong các điều kiện khó khăn, môi trường khắc nghiệt.
- Phải có sự vững vàng về tinh thần: là điều kiện để có những ý nghĩ đúng, hành động độc lập, không trông chờ, ỷ lại, lệ thuộc vào người khác. Nó là cơ sở của niềm tin, của định hướng, tính ổn định, tính chủ động.
- Phải có sự phát triển sâu sắc về thế giới nội tâm: Là để cảm nhận sự phong phú của cuộc sống, dễ tiếp cận được nhiều đối tượng, nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của thanh thiếu niên và qui luật tình cảm riêng của từng đối tượng
* Người cán bộ Đoàn phải có tri thức, kinh nghiệm phù hợp với đòi hỏi của thanh niên và xã hội giao cho
- Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn mang tính tổng hợp cao: Vì công tác Đoàn thực chất là công tác con người mà con người ở đây là con người trẻ tuổi ở mọi lĩnh vực, mọi đối tượng. Do vậy người cán bộ Đoàn không chỉ có kỹ năng nghiệp vụ công tác mà còn phải am hiểu các kiến thức về một số chuyên ngành có tính tổng hợp trong khoa học quản lý, giáo dục, pháp luật, chuyên môn.
- Tri thức và kinh nghiệm về chính trị là vốn tri thức chi phối toàn bộ các xã hội, về con người và vấn đề con người nhất là trong công cuộc tiến hành đổi mới tri thức, kinh nghiệm khác của người cán bộ Đoàn: Đó là hệ thống tri thức và phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn là sự hoà quyện giữa tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, tri thức khoa học và kinh nghiệm bản thân. Chỉ có như thế người cán bộ Đoàn mới vừa đảm bảo được tính chung vừa đúng với tính cá biệt, vừa đảm bảo tính khoa học vừa bảo đảm tính thực tế.
Bộ phận trực tiếp quyết định hiệu quả công tác của người cán bộ Đoàn là tri thức và kinh nghiệm lãnh đạo - quản lý; nhất là những tin tức thời sự, thông tin nhanh, thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, kiến thức quản lý kinh tế, quản lý xã hội, tâm lý, luật pháp…
* Người cán bộ Đoàn phải có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, phát triển theo yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn: Đó là tình yêu sâu sắc với con người, nhất là con người cùng kiệt khổ bất hạnh; đó là tính nhân văn cộng sản chủ nghĩa trong tình hình đổi mới. Lý tưởng cách mạng của người cán bộ Đoàn phải được xây dựng trên nền tảng lý luận và phương pháp luận Mác-xít. Người cán bộ Đoàn cần có năng lực về thẩm mỹ và phát triển năng lực thẩm mỹ tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đó là sự hiểu biết về cái đẹp, sự đam mê về cái đẹp hoà quyện với đam mê công việc, nhạy bén với các giá trị thẩm mỹ trong các vấn đề chính trị - xã hội. Hệ thống giá trị văn hoá thẩm mỹ của người cán bộ Đoàn hiện nay mang tính thực tiễn trực tiếp, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và chủ nghĩa nhân văn cộng sản.
* Tự nguyện, nhiệt tình và ham thích các hoạt động xã hội. Lao động của người cán bộ Đoàn rất khác với lao động của cán bộ các tổ chức, các ngành nghề khác, là loại lao động đòi hỏi sự tự nguyện, nhiệt tình cao. Nếu không có sự tự nguyện và lòng nhiệt tình, người cán bộ Đoàn sẽ hoạt động như một viên chức, khó có thể thâm nhập vào đời sống thanh niên, vượt qua được những khó khăn và không thể có sáng kiến trong hoạt động.
- Cán bộ Đoàn là người được đoàn viên thanh niên tín nhiệm lựa chọn và họ vui vẻ, tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn đó.
- Cán bộ Đoàn làm việc không chỉ bằng những chương trình kế hoạch khuôn mẫu có sẵn của cấp trên mà còn xuất phát từ những nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên ở địa phương, đơn vị. Do tự nguyện, nhiệt tình nên cán bộ tự tìm việc làm, tự nảy sinh những sáng kiến mới, độc đáo, đem lại những hiệu quả thiết thực cho công tác thanh thiếu niên, thực sự là ngọn cờ tập hợp thanh niên ở địa phương, đơn vị.
* Nắm vững những đặc điểm tâm lý thanh niên, biết giao tiếp với thanh niên, có tri thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động thanh thiếu niên và nghiệp vụ xây dựng Đoàn, Hội. Hiểu thanh niên và biết cách hoạt động trong thanh niên là đặc trưng có tính “nghề nghiệp” của cán bộ Đoàn. Nó là sắc thái rất riêng để phân biệt cán bộ Đoàn với cán bộ của các tổ chức khác.
* Có nghề chuyên môn, có hiểu biết về kinh tế, tự đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình ổn định. Đặc trưng này của người cán bộ Đoàn mới xuất hiện trong một số năm gần đây do những đòi hỏi khách quan của công tác Đoàn trong thời kỳ xây dựng đất nước. Cán bộ Đoàn cần được trẻ hóa, lưu chuyển nhanh, cần có nghề để việc chuyển đổi được thuận lợi. Cần có nghề, có hiểu biết về kinh tế kỹ thuật để tổ chức thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
* Trình độ học vấn phù hợp với trình độ chung của thanh niên và có những tri thức cơ bản về chính trị, văn hóa, pháp luật, về đường lối đổi mới của Đảng, biết ngoại ngữ và sử dụng được các phương tiện kỹ thuật hiện đại, thông dụng. Đặc trưng này phản ánh một cách khách quan nhu cầu của thời đại, của đất nước đi vào thời kỳ CNH, HĐH đối với cán bộ Đoàn. Không có một vốn tri thức phong phú, không thể tiếp xúc với thanh niên, hơn thế nữa càng không thể tổ chức được các hoạt động hấp dẫn thanh niên.
* Phong cách sống, làm việc năng động, trung thực, nhân ái: Công cuộc đổi mới đời sống xã hội và tốc độ phát triển của thế giới hiện đại tất yếu dẫn đến sự ra đời một thế hệ thanh niên năng động, làm việc có hiệu quả và chất lượng cao. Tuổi trẻ cũng đòi hỏi rất cao ở cán bộ Đoàn tính trung thực, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi ích của quần chúng, sống nhân ái, vị tha, thương yêu chia sẻ vui buồn với tuổi trẻ.
1.2.3. Những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn là một nội dung quan trọng, thường xuyên được các cấp bộ Đoàn tập trung thực hiện với quan điểm: vừa chú trọng chất lượng, vừa mở rộng phạm vi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có đủ trình độ, năng lực và đảm bảo về số lượng để đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu.
Trong những năm qua công tác đào tạo cán bộ Đoàn c...


/file/d/0B0oSin ... lDbGs/view
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status