Tiểu luận So sánh ưu điểm của các mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản, qua đó xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận So sánh ưu điểm của các mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản, qua đó xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam hiện nay miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Mô tả về hai mô hình Phương Tây và Nhật Bản 2
1. Đặc điểm của hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản: 2
2. Văn hoá - tiền đề tạo nên 2 mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản 3
II. Vai trò của hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản 4
1. Vai trò của mô hình quản lý Phương Tây 4
2. Vai trò của mô hình quản lý Nhật Bản 4
3. Sự thành công trong thực tiễn của cả hai mô hình này 5
III. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của hai mô hình Phương Tây và Nhật Bản 5
1. Mô hình quản lý Phương Tây 5
2. Mô hình quản lý Nhật Bản: 6
3. So sánh hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản 7
IV. Xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam 8
KẾT LUẬN 11
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36210/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Lời nói đầu
Khái niệm quản lý đã có từ thời thượng cổ, từ khi con người biết sống quây quần thành bộ lạc, phương thực quản lý phức tạp và tinh tế dần theo đà tiến hoá và tổ chức của xã hội. Quản lý liên quan mật thiết đến sinh hoạt của xã hội, đến nếp suy nếp nghĩ của từng thành viên trong từng tổ chức. Do đó cách quản lý phải phù hợp với tư tưởng, văn hoá, tập tục của xã hội, phù hợp với ngành nghề, mục tiêu, hướng phát triển của tổ chức và trình độ chung của các thành viên. Tổ chức thì có thiên hình vạn trạng nên hình thức quản lý cũng đa dạng như thế.
Ngày nay, khoa học quản lý đã không ngừng được bổ xung, nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội. Là một ngành khoa học luôn sáng tạo được vận dụng ăn nhịp với từng quốc gia. Đối với Việt Nam nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển đồi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Do xuất phát chậm, chúng ta cần kế thừa có chọn lọc các thành tựu về quản lý mà loài người đã đạt được, đồng thời tự mình tổng kết, rút kinh nghiệm, sáng tạo cách quản lý phù hợp. Tuy nhiên lý thuyết quản lý kinh doanh xuất hiện với nhiều trường phái, nhiều thuyết khác nhau với cả ưu điểm và nhược điểm. Đó là thành tựu riêng của mỗi quốc gia.
Qua quá trình học tập trên lớp, với sự tận tình giảng dạy của thầy cô em đã mạnh dạn chọn đề tài "So sánh ưu điểm của các mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản, qua đó xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam hiện nay".
Nội dung
I. Mô tả về hai mô hình Phương Tây và Nhật Bản
1. Đặc điểm của hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản:
William Ouchi là giáo sư trường Đai học Califonia (Los Angeles Mỹ). Năm 1981, ông xuất bản cuốn "Thuyết Z" mà trọng tâm cuốn Thuyết Z là thực hiện quá trình công nghệ, mô hình quản lý và phong cách kinh doanh, dựa trên quá trình đổi mới nền văn hoá kinh doanh gọi là nền văn hoá kiểu Z - là sự nhất trí trong cộng đồng, bình đẳng giữa các thành viên, là lối ứng xử lòng trung thành và tin cậy: chứ không phải dựa trên ngôi thứ và sự giám sát, thưởng phạt giữa các giá trị của chủ nghĩa cá nhân Phương Tây. Nội dung của Thuyết Z là so sánh hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản.
* Đặc điểm của hai mô hình quản lý
Mô hình quản lý Phương Tây
Mô hình quản lý Nhật Bản
Làm việc ngắn hạn (thay đổi nơi làm việc, thất nghiệp).
Làm việc suốt đời (đến lúc nghỉ hưu) ở một công ty
Đánh giá và đề bạt nhanh
Đánh giá và đề bạt chậm (có thể từ 10 - 15 năm mới đề bạt)
Nghề nghiệp chuyên môn hoá (đào tạo và làm việc thành thạo ít đổi nghề)
Nghề nghiệp không chuyên môn hoá (có thể chuyển sang việc khác)
Cơ chế kiểm tra trực tiếp, hiển nhiên (qua định lượng)
Cơ chế kiểm tra gián tiếp, mặc nhiên (qua đánh giá của tập thể)
Quyết định quản lý hoàn toàn cá nhân thủ trưởng
Quyết định tập thể
Trách nhiệm cá nhân
Trách nhiệm tập thể
Quyền lợil có giới hạn (chủ yếu là lương, thưởng khi đang làm việc)
Quyền lợi toàn cụ (ngoài lương và thưởng còn có nhiều dạng phúc lợi khác và lương hưu do công ty trả)
Hai mô hình quản lý này là thay mặt cho hai phương pháp quản lý thành công bậc nhất trên thế giới. Nó tuy là hai thái cực hoàn toàn khác nhau nhưng nó vẫn có thể bổ sung cho nhau nhằm phát triển nhanh và vững chắc cho doanh nghiệp.
Với cá nhân em, em nhận thấy hai mô hình trên là đặc điểm riêng trong quản lý kinh doanh của Phương Tây, Nhật Bản. Những ưu điểm, và nhược điểm ở cả hai mô hình này đều có thể bổ sung cho nhau hoàn thành một phương pháp quản lý hoàn thiện hơn, kinh doanh hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất có thể tự rút ra được kinh nghiệm và sáng tạo riêng cho mô hình quản lý của mình sao cho phù hợp, có lợi cho doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung.
* Khái niệm về mô hình quản lý của Thuyết Z
Là cách quản lý mới với những nguyên tắc ràng buộc kinh tế hơn, nghệ thuật hơn và nhân đạo hơn: hướng vào việc khai thác tiềm năng sáng tạo của nhà quản lý và người lao động: đề cao những giá trị cổ truyền của tình thương, nhân cách và sự hoà hợp trong lao động. Đó là cơ sở chính là trọng tâm của Thuyết Z.
2. Văn hoá - tiền đề tạo nên 2 mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản
Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, kinh tế và thương mại thế giới có những thay đổi đầy kịch tích. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu từ năm 1973 đã ráng một đòn rất mạnh vào các ngành công nghiệp trụ cột của các nước Phương Tây buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, chế tạo và quản lý. Thị trường quốc tế trở lên thông thoáng hơn, tạo ra "sân bãi thi đấu" cho các công ty lớn và các công ty xuyên quốc gia. Nhật Bản từ một nước bại trận, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã từng bước phát triển vào những năm 70 đã trở thành một cường quốc kinh tế tiến sát nước Mỹ. Các công ty Nhật Bản chẳng những tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm trội hơn công ty Mỹ, mà còn rất thành công trong việc áp dụng mô hình quản lý Nhật Bản ngay trên nước Mỹ.
Từ coi thường, miệt thị các nhà quản lý và khoa học quản lý Phương Tây đã thay đổi thái độ nhìn nhận mô hình và phương pháp quản lý Nhật Bản với vẻ sùng kính và coi đó là khuôn mẫu mới đặt song song với mô hình quản lý Phương tay nhằm bổ sung, hỗ trợ nhau.
Một số khoa học Mỹ bình tĩnh nhìn nhận "hiện tượng thần kỳ" của Nhật Bản và họ đã đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố tạo nên thành công của mô hình quản lý này, so sánh nó với phương pháp quản lý thành công của các công ty Mỹ. Và cuối cùng các nhà quản lý trên thế giới đã tìm ra (mẫu số chung) của các công ty xuất sắc trong đó, văn hoá quản lý của quan trọng, là tiền đề tạo các mô hình quản lý rất riêng cho mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia nhằm đưa các doanh nghiệp của họl phát triển nhanh và bền vững.
Với Nhật Bản - nền văn hoá Châu Á, nên xu hướng quản lý là duy tính, quyết định là tập thể và tình người trong kinh doanh chính là sợi chỉ nam xuyên xuốt quá trình quản lý. Mô hình quản lý Phương Tây từ văn hoá Châu Âu, nền văn minh tự do, định hướng kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận cho các nhà tư bản. Nên phong cách quản lý là duy lý, cá nhân và có sự phân biệt giữa các cấp, hệ thống quản lý có sự thống nhất từ trên xuống, quyết định nhanh gọn.
II. Vai trò của hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản
1. Vai trò của mô hình quản lý Phương Tây
Với mô hình quản lý này đã giúp cho không ít doanh nghiệp thành công trong kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế thị trường hướng phát triển theo tư bản nên mô hình quản lý Phương Tây lại có tầm quan trọng với họ bằng khuyến khích cạnh tranh trong lao động, phát huy nhân tài, công việc đạt tính chính xác cao, quyết định nhanh gọn. Nền công nghệ học của Mỹ phát triển rất cao và vượt trội so với thế giới.
2. Vai trò của mô hình quản lý Nhật Bản
Nhật Bản là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai nhưng vào cuối những năm 70 Nhật Bản trở ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status