Đề tài Một số kinh nghiệm hình thành khái niệm về chất ở hoá 8 theo phương pháp mới - pdf 13

Download Đề tài Một số kinh nghiệm hình thành khái niệm về chất ở hoá 8 theo phương pháp mới miễn phí



b) Bài NGUYÊN TỐ:
- Phần định nghĩa:
Giáo viên cho học sinh thông tin: “ Trong 1 gam nước có tới hơn 3 vạn tỉ tỉ nguyên tử O và 6 vạn tỉ tỉ nguyên tử hidro”.
- Chỉ trong một gam nước số nguyên tử mỗi loại nguyên tử có nhiều không?
-Trong một hộp sữa số lượng nguyên tử canxi có đếm được không?
Đáng lẽ người ta nói trong sữa có bổ sung rất nhiều nguyên tử Ca thì người ta nói ngắn gọn: bổ sung nguyên tố canxi
Giáo viên nhấn mạnh: Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, nguyên tử loại kia thì ta nói nguyên tố này, nguyên tố kia.
Mà nguyên tử cùng loại học sinh đã học rồi, từ đó học sinh hình thành nên khái niệm nguyên tố.
-Yếu tố nào đặc trưng cho một nguyên tố hóa học? Học sinh nghiên cứu thông tin
+Học sinh sẽ thấy số lượng nguyên tử trong một lượng chất nhỏ cũng đã rất nhiều.
+Rất nhiều. Không đếm được
Học sinh hình thành khái niệm nguyên tố
-Đặc trưng cho nguyên tố hóa học là số proton.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36920/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

PHẦN MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn hóa học trong trường THCS có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Ở chương trình THCS đến lớp 8 học sinh mới bắt đầu làm quen với môn hóa học. Mặc dù mới học môn hóa học nhưng thực tế không dễ tí nào, học sinh phải tiếp thu hàng loạt các khái niệm trừu tượng như nguyên tử, nguyên tố, phân tử…Giáo viên thường nghĩ môn hóa học 8 dễ, kiến thức lý thuyết nhiều, các dạng bài tập còn ít nhưng thực tế những kiến thức, khái niệm ở lớp 8 là nền tảng để hình thành, phát triển hóa học 9, 10…nếu giáo viên không chú ý hình thành tốt các khái niệm cho học sinh, học sinh rất dễ nhầm lẫn những kiến thức trên không phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm dễ dẫn đến không hiểu bài dễ bị hổng kiến thức, chán học.
Để hình thành những khái niệm về chất ở hóa 8 là một quá trình làm việc cật lực giữa thầy và trò. Thầy phải tìm những từ ngữ hình ảnh thật tốt để mô tả, diễn giải cho học sinh dễ hiểu. Học sinh thì phải tư duy cao, có trí tưởng tượng tốt. Nhưng nếu thầy có một số hình ảnh động, một số đoạn phim flash mô phỏng nguyên tử, phân tử thì giúp cho quá trình học nhanh hơn và gây hứng thú học tập cho người học.
Phương pháp, công cụ giáo dục ngày nay rất đa dạng, phong phú, người giáo viên phái biết luôn đổi mới, học hỏi và kết hợp tốt những phương pháp, công cụ dạy học sao cho hiệu quả. Khi thầy dạy hấp dẫn thì trò sẽ say mê học tập, trò tiến bộ thì thầy càng phấn khởi, tìm mọi cách để dạy tốt hơn.
tui cũng như các giáo viên khác luôn trăn trở, học hỏi để có phương pháp dạy học tốt hơn, hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng giáo dục.
Qua nghiên cứu về mặt lí thuyết, tiếp xúc với thực tế, qua các tiết dạy của bản thân, tiết dạy của các giáo viên khác khi dự giờ tui đã tích lũy một số kinh nghiệm cho bản thân và thực hiện tương đối hiệu quả . Cùng với phong trào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tui đã mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy hình thành các khái niệm về chất ở chương trình hóa học lớp 8.
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:
- Tập trung ở một số bài học cụ thể:
+ Nguyên tử
+ Nguyên tố hóa học
+ Đơn chất- Hợp chất- Phân tử
- Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh lớp 8,9 trường THCS Buôn Trấp huyện Krông Ana, Đăk Lăk
- Tiết dạy của một số giáo viên dạy hóa 8 trong trường THCS Buôn Trấp và các trường bạn.
B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. NỘI DUNG:
1. Cơ sở nghiên cứu:
Các khái niệm về chất chủ yếu tập trung ở một số bài đầu chương trình hóa học 8 đó là:
- Khái niệm về nguyên tử
- Khái niệm về nguyên tố hóa học
- Khái niệm đơn chất-hợp chất- phân tử
Hình thành các khái niệm trên là giai đoạn quan trọng nhất trong các giai đoạn hình thành khái niệm cơ bản của hoá học. Trong khi đó nguyên tử, nguyên tố hay đơn chất... là những khái niệm mà giáo viên, học sinh không sờ, không thấy, không cảm nhận được bằng giác quan mà chỉ hiểu qua tư duy, tưởng tượng và cũng không có đồ dùng dạy học mô tả được sự vật, sự việc trên.
Trước đây để hình thành những khái niệm trên cho học sinh tui cũng gặp rất nhiều khó khăn mà không mấy thành công. Nhưng khi biết sử dụng giáo án điện tử, một số phần mềm, sử dụng Internet, đổi mới phương pháp dạy học thì việc hình thành các khái niệm trên không còn khó khăn như trước. Trong bài giảng của tui có một số hình ảnh Flash, đoạn phim mô tả sinh động hình ảnh nguyên tử hay phân tử ... giúp học sinh dễ hiểu bài hơn...
tui thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kết hợp với đổi mới, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học là cơ sở để dạy học thành công.
2. Nội dung:
Sau đây là một số kinh nghiệm để hình thành khái niệm về chất mà tui đã sử dụng thành công:
Các khái niệm về chất thể hiện ở các bài nguyên tử, nguyên tố hoá học, đơn chất-hợp chất- phân tử
a) Bài: NGUYÊN TỬ:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đầu tiên tui sẽ cho học sinh biết thông tin “1 mm sắt có 4 triệu nguyên tử sắt”. Theo em nguyên tử có kích thước như thế nào?
tui nói với học sinh “ các em hãy hình dung nguyên tử là một quả cầu cực bé có đường kính là . Sau đó mới hình thành khái niệm nguyên tử cho học sinh.
Giáo viên chiếu cho học sinh quan sát mô hình nguyên tử
Hs tìm hiểu thông tin thấy được kích thước nguyên tử nhỏ như thế nào.
.
Lớp electoron
-Nguyên tử được cấu tạo bởi những phần nào?
+Về phần hạt nhân:
Gv cho học sinh quan sát mô hình nguyên tử nitơ.
+Nguyên tử được cấu tạo từ: hạt nhân và lớp electoron.
Học sinh quan sát sẽ thấy ngay
Hs quan sát mô hình nguyên tử nitơ
Mô hình cấu tạo nguyên tử nitơ
Notron
Proton
-Hạt nhân có cấu tạo như thế nào?
Từ đây giáo viên dùng mô hình để nói lên cấu tạo nguyên tử một cách dễ dàng. Rồi từ đây hình thành khái niệm nguyên tử cùng loại dễ dàng hơn.
Giáo viên chiếu cho học sinh quan sát tiếp mô hình nguyên tử hiđro
+Hạt nhân được cấu tạo gồm 2 loại hạt: Proton và notron.
Electron
(-)
Proton
(+)
Mô hình cấu tạo nguyên tử hidro
Em nhìn mô hình cấu tạo nguyên tử
- Nguyên tử được cấu tạo từ những loại hạt nào? Có đặc điểm gì?
-Em hãy đếm số hạt electron và số hạt Proton trong nguyên tử và trả lời câu hỏi: Vì sao nguyên tử lại trung hòa về điện?
+ Phần lớp electron:
Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim flash về nguyên tử flo.
-Qua mô hình em thấy hạt electron có đặc điểm gì?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chú ý cho học sinh: Các hạt electron chuyển động xung quanh hạt nhân với vận tốc rất lớn, nhưng nó sắp thành từng lớp khác nhau.
Sau đó gió viên lấy ví dụ về sự phân lớp của electron của một nguyên tử nào đó.
+Nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt: P, N, E. Hạt P: mang điện tích dương, hạt E: mang điện tích âm, hạt N không mang điện.
+Học sinh sẽ trả lời được ngay, từ đó cho học sinh thấy: trong nguyên tử số P = số E.
+ Mang điện tích âm, chuyển động xung quanh
Ví dụ: nguyên tử nitơ có 7 proton, 7 electron. Lớp trong cùng gần hạt nhân có 2 e, lớp ngoài có 5 e
Ví dụ: về sự chuyển động electron quanh hạt nhân
Gv hướng dẫn học sinh cách sắp xếp electron ở các lớp trong chương trình học sinh có thể biết.
Cuối bài có thể củng cố bằng nhiều cách. Ví dụ như cho biết số hạt trong cấu tạo một số nguyên tử yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử….
tui xin giới thiệu một giáo án điện tử tui đã sử dụng để dạy bài này.
b) Bài NGUYÊN TỐ:
- Phần định nghĩa:
Giáo viên cho học sinh thông tin: “ Trong 1 gam nước có tới hơn 3 vạn tỉ tỉ nguyên tử O và 6 vạn tỉ tỉ nguyên tử hidro”.
- Chỉ trong một gam nước số nguyên tử mỗi loại nguyên tử có nhiều không?
-Trong một hộp sữa số lượng nguyên tử canxi có đếm được không?
Đáng lẽ người ta nói trong sữa có bổ sung rất nhiều nguyên tử Ca thì người ta nói ngắn gọn: bổ sung nguyên tố canxi
Giáo viên nhấn mạnh: Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, nguyên tử loại kia thì ta ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status