Đề tài Kinh nghiệm thiết kế các trò chơi trong power point để dạy Tiếng Anh hiệu quả - pdf 13

Download Đề tài Kinh nghiệm thiết kế các trò chơi trong power point để dạy Tiếng Anh hiệu quả miễn phí



Để thiết kế trò chơi này chỉ cần dùng thủ thuật Trigger trong PPT là được.
Tuy nhiên khi hs chọn cặp từ không đúng gv cần nhanh tay bấm vào ô đó để từ biến mất và cho hs chọn cặp ô khác. Cách thiết kếnhư sau:
+Bước 1: Vẽ 8 hình chữ nhật. Dùng Textbox viết 8 số bên góc trái dưới.
Tiếp theo dùng Textbox viết 8 từ. Trong ví dụ này tôi cho 4 từ nguyên mẫu tương ứng với 4 từ ở cột quá khứ.
+Bước 2: -Tạo hiệu ứng xuất hiện của chữ«go» Trong mục Timing, chọn Trigger và chọn mục cần liên kết. Trong bài này mục cần liên kết là số 1.
-Tạo hiệu ứng biến mất chữ «go» theo ý trong mục Exit Trong mục Timing, chọn Trigger và chọn mục cần liên kết. Trong bài này mục cần liên kết vẫn là số 1.Các số và ô tiếp theo được làm tương tự như trên.
Như vậy khi làm xong sẽ có một slide hoàn chỉnh như hình trên. Nếu muốn cho chữ “go” xuất hiện ta click vào số 1. Nếu muốn cho chữ “go” biến mất khi học sinh chọn nhầm ta cũng có thể click vào số 1. Nghĩa là nếu chọn 2 từ đúng thì click vào các hiệu ứng xuất hiện nếu chọn cặp ô không trùng nhau thì click thật nhanh cho nó biến mất.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36941/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

em được chơi thường không nhiều và cũng không thường xuyên.
Bên cạnh đó các em còn cho rằng, Tiếng Anh là môn học khó, khô khan và ở tại tỉnh Gia Lai này các em hầu như cũng không có cơ hội để thực hành ngôn ngữ ngoài đời. Việc học ngoại ngữ của các em chỉ vì cố lấy điểm cao là chủ yếu chứ không phải vì cố học để có thể sử dụng làm phương tiện giao tiếp sau này. Nếu giáo viên không cung cấp những bài học sinh động và bổ ích để các em có thể liên hệ với thực tế và so sánh với Tiếng Việt thì các em cũng chẳng biết học ở đâu vì ở Gia Lai cũng không có trung tâm ngoại ngữ nào có nhiều người bản địa giảng dạy cả. Vả lại việc sắm trang thiết bị gia đình phục vụ công việc tự học Tiếng anh tại gia của các em không phải ai cũng có được…
Tóm lại, giáo viên Tiếng Anh chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu thực tế. Giáo viên cũng cần giúp nhau và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau nhiều hơn nữa trong công tác soạn giảng với phương pháp mới để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà.
3. Một số điểm nổi bật khi thiết kế games trong PPT
Trong giới hạn của đề tài, tui xin không nói thêm về tác dụng của trò chơi trong Tiếng anh mà chỉ xin đưa ra những kinh nghiệm làm thế nào để có thể thiết kế một số game thông dụng trong PPT khi dạy Tiếng Anh tại trường THCS. Và vì đây là lĩnh vực công nghệ nên khác hẳn về cách truyền đạt và tiếp nhận thông tin đối với học sinh. Mặc khác so với một số hiệu ứng của các phần mềm khác thì PPT hơn hẳn về mặt hình thức cũng như các ứng dụng kỹ thuật của nó trong thiết kế bài giảng điện tử.
Thứ hai, khi thiết kế game trong PPT hầu hết chúng ta sử dụng kỹ thuật trigger và lập trình đối tượng visual basic được MS powerpoint hỗ trợ sẵn nên hệ điều hành máy tính chỉ cần bộ phần mềm MS Office là đủ.
Thứ ba, tính mới “tính tuơng tác và phụ thuộc vào đối tượng” là một trong những hiệu ứng trong Powerpoint, đây không phải là vấn đề mới nhưng nó có tính mới đối với giảng dạy theo hình thức này.
Thứ tư, kinh nghiệm mà tui chia sẻ cũng là điều mà chắc rằng những giáo viên còn bỡ ngỡ và chưa thành thạo soạn giảng GAĐT có thể tham khảo và sử dụng được. Phần nào mang lại sự phấn khích cho học sinh cũng như thu hút tất cả hs học T.A đạt kết quả cao hơn. Đặc biệt là các hs yếu kém.
4. Kinh nghiệm thiết kế các games thông dụng để dạy T.Anh hiệu quả
Trong những năm qua, tui đã thực hiện thành công một số trò chơi thông dụng khi dạy Tiếng Anh tại trường THCS, cụ thể đối với 2 khối lớp 6 và 8 mà tui phụ trách giảng dạy. Các bài học của tui đã mang lại cho các em sự phấn khởi, niềm đam mê yêu thích môn Tiếng Anh, dù cho các em là học sinh khá giỏi cũng như học sinh yếu kém. Cũng chính nhờ điều này mà chất lượng giảng dạy của tui mỗi năm đều cao hơn năm trước. Vì vậy tui xin chia sẻ 10 ví dụ games thông dụng mà tui đã thực hiện thành công và hiệu quả như sau:
4.1. BRAINSTORMING/ NETWORKS
-Mục đích : Dùng để WARM UP (Ôn lại những từ đã học)
Từ trước đến nay, BRAINSTORMING/ NETWORKS thường dùng chơi trên bảng là nhanh nhất vì khi gv khơi gợi đến đâu, hs nói đến đó và gv ghi trực tiếp câu trả lời của hs lên bảng.
Để ứng dụng trong PPT có thể sẽ chiếm nhiều thời gian hơn trong quá trình thiết kế và giảng dạy. Song điều đó hoàn toàn có thể khắc phục được vì giáo viên thao tác nhanh thì vấn đề thời gian viết bảng và đánh máy trực tiếp không chênh lệch bao nhiêu. Mặc khác chúng ta lại có thể chỉnh sửa để dùng thiết kế cho nhiều lần sau. Do vậy tui đã khắc phục được những hạn chế này và thiết kế trên PPT thành công. Để thiết kế trong PPT, tui đã dùng Textbox trong Control Toolbox để có thể tương tác với học sinh khi trình chiếu. Nghĩa là nếu chỉ làm ở mức độ cơ bản thì không thể tương tác qua lại trong khi trình chiếu, gv không thể bổ sung thêm những gì hs nói ra. Cụ thể là trong khi trình chiếu các slide của PowerPoint thì bất cứ thao tác nào trên bàn phím hay con trỏ chuột đều chỉ làm cho một đối tượng hay slide nào đó xuất hiện, do đó không thể viết một đoạn text khi trình chiếu bình thường được. Tuy nhiên, cách thức sử dụng TextBox trong Control Toolbox lại cho phép người dùng bổ sung thêm văn bản ngay cả khi chương trình đang được trình chiếu. Điều thú vị là tiện ích này luôn có sẵn trong chương trình PowerPoint và để sử dụng nó lại rất đơn giản và dễ dàng. Ví dụ khi dạy English 8-Unit 1- Lesson 1 : Getting started. Listen and read ; tui đã thiết kế trò chơi như sau :
Aûnh chụp màn hình đang trình chiếu, một số từ đã được ghi và một số khung chưa ghi. Khung này đang ghi.
-Cách làm cụ thể như sau :
+Bước 1 : Mở file PPT, vào View àchọn Toolbars à Control Toolbox.
+Bước 2: Vào AutoShapes vẽ 1 vòng tròn và các mũi tên. Ở vòng tròn chính bấm chuột phải, chọn Add Text để ghi từ chủ đạo cần elicit ra. Tiếp theo, tại thanh công cụ Control Toolbox, chọn vào ô Textbox (ô có chữ abc), sau đó chuột sẽ có dấu cộng (+), rê chuột đến mũi tên trên màn hình và kéo chuột vẽ thành một ô vuông. Khung ô Textbox màu trắng xuất hiện như bị lõm vào trong.
ExterKeyBehavior: chọn True (cho phép viết vào đoạn text).
MultiLine: chọn True (để cĩ thể viết được nhiều dịng, nếu một ơ viết 2 dịng trở lên).
+Bước 3 : Bấm phải tại ô Text Box vừa tạo, chọn Properties và thiết lập các thông số sau:
+Bước 4 : Copy ô vuông đó và dán vào các mũi tên còn lại.
*Lưu ý : Nếu muốn tạo các ô có màu thì tại BackColor chọn màu tùy ý, và muốn thay đổi kiểu chữ thì tại Font chọn kiểu chữ và cỡ chữ.
Chỉ với các thao tác đơn giản như thế, tui đã có một bản trình diễn có thể bổ sung văn bản khi trình chiếu. Công việc lúc này là bấm F5 để thực hiện trình chiếu và xem kết quả.
Tất nhiên, phương pháp này cho phép chúng ta nhập văn bản trong chế độ trình chiếu nhưng lại không thể bổ sung văn bản trong khi đang ở chế độ thiết kế. Văn bản được nhập sẽ được lưu lại tự động vào ô TextBox đã tạo. Và với cách thức đơn giản trên, ngoài thiết kế trò chơi Brainstorming hay Networks, tui còn có thể tạo ra các bài giảng khác như dạng bổ sung các bài tập dạng trắc nghiệm đơn giản và nhiều bài tập khác để hỗ trợ cho bài học thêm phong phú.
Ngoài ra, trong quá trình dạy để hs thấy rằng các slide trình chiếu của tui không chỉ có những gì tôi ‘‘sắp đặt ’’ và yêu cầu hs nghe hay làm theo nên bằng cách thiết kế này tui đã gọi một số hs có thể đánh máy tính nhanh lên gõ trực tiếp các câu trả lời của các em. Điều này làm cho các em cảm giác không có gì khác lắm so với khi làm trên bảng đen và phần nào khích lệ sự yêu thích học ngoại ngữ của các em. Một ví dụ khác khi dạy English 8-Unit 1- Lesson 6 : Language Focus, tui đã sử dụng tiện ích này để thiết kế bài tập như hình trên.
Với bài tập này, hs sẽ sử dụng bàn phím và gõ chữ vào ô trống của bất kỳ câu trả lời nào mà các em có thể làm được. Sau đó gv feedback và sửa lại cho đúng.
Như vậy, nhờ sự thiết kế này mà mang lại cho tui bài giảng hiệu quả, không có khoảng cách giữa người chiếu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status