Khóa luận Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc) - pdf 13

Download Khóa luận Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc) miễn phí



Có thể nói, giáo dục - đào tạo là một mắt khâu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nó quyết định tốc độ và chiều hướng phát triển trong việc thực hiện chiến lược ấy. Đánh giá về vai trò của giáo dục - đào tạo. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) khẳng định: "Giáo dục - đào tạo đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấn tiểu học, trung học và đội ngũ cán bộ đông đảo phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng" [4, tr. 21]. ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao của các tỉnh miền núi đến nay đã có mạng lưới rộng khắp các trường tiểu học. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là, trong những năm gần đây, công tác giáo dục - đào tạo nâng cao dân trí các tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc chưa đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi của công cuộc CNH, HĐH đất nước. Cơ sở vật chất trong ngành giáo dục rất thiếu thốn, nhiều nơi xuống cấp tới mức báo động: trường không ra trường, lớp không ra lớp, bàn ghế thiếu thốn. Còn nhiều xã, nhiều bản ở vùng núi cao chưa có trường hay chưa có lớp học. Nhiều lớp học ở vùng cao thậm chí chỉ là 4 cột nhà và mái lợp, xung quanh không có phên che, tường chắn, bàn ghế là những cây tre ghép lại mà thành.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36768/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ăm lo đến việc giáo dục thế hệ trẻ, mở mang dân trí, coi đó như là một điều kiện hết sức quan trọng để giải phóng con người, làm cho mỗi con người thực sự được tự do và bình đẳng. Người viết: "Mọi người Việt Nam muốn hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ" [16, tr. 36].
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc: "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" vấn đề giáo dục đã trở thành một mặt trận quan trọng. Bởi vì: "Dốt nát cũng là kẻ địch, địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm. Địch dốt tấn công ta về mặt tinh thần, cũng như địch thực dân tấn công ta bằng vũ lực. Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân" [17, tr. 50].
Theo Hồ Chí Minh, đào tạo thế hệ trẻ hôm nay cho tương lai đất nước là vì lợi ích trăm năm của dân tộc, lợi ích lâu dài của đất nước. Tương lai của đất nước phụ thuộc vào giáo dục, vào việc mang lại văn hóa cho mỗi người, trước hết là cho thế hệ trẻ.
Từ chỗ xác định vai trò, vị trí quan trọng của giáo dục đào tạo Người đã khai sinh ra nền giáo dục mới, tiến bộ, một nền giáo dục khoa học, dân tộc, nhân dân, đại chúng. Người xác định rất rõ mục tiêu của giáo dục - đào tạo: Học để làm việc, làm người làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại. Học để tin tưởng; học để tu dưỡng đạo đức cách mạng; học để hành, học tốt để lao động cho tốt; để xây dựng nền công nghiệp và nông nghiệp tiên tiến...
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư t ưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo con người mới và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, cũng như những tinh hoa trí tuệ của nhân loại, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để nhằm không ngừng phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đứng trước những thời cơ và thử thách mới, một câu hỏi đặt ra và phải làm gì, làm thế nào để đưa đất nước phát triển mạnh, tránh nguy cơ tụt hậu. Đảng ta đã xác định: lấy phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ làm khâu đột phá, và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản, quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện đất nước. Hội nghị Ban chấp hành trung ương II (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục - đào tạo phát huy nguồn lực con người, yếu tố để phát triển nhanh bền vững [4, tr. 19].
1.2.2. Vai trò của công tác giáo dục - đào tạo trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số
Thứ nhất, giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Trong những năm gần đây, các vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta đã có bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực. Cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ngày càng được củng cố và tăng cường... Tuy vậy những thành tựu này mới chỉ là những bước khởi đầu. Xét về cơ bản, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta vẫn là khu vực chậm phát triển so với các vùng và khu vực khác trong cả nước. Đặc biệt ở các tỉnh vùng cao phía Bắc, nơi sinh sống của hơn 20 dân tộc thiểu số, địa thế núi non hiểm trở, điều kiện thiên nhiên phức tạp, khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thêm vào đó đồng bào các dân tộc thiểu số còn rất hạn chế trong việc nhận thức đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, từ đó dẫn đến việc triển khai, thực hiện gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Thực trạng này có một nguyên nhân cơ bản là trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao còn thấp. Vì vậy công tác phát triển giáo dục, nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, vùng cao là một trong những công tác có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng dân tộc thiểu số hiện, nhằm đưa vùng này tiến kịp và hòa nhập với các vùng khác trên đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi vùng cao. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách:
Một là, đầu tư phát triển giáo dục và nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, vùng cao phải căn cứ vào vị trí địa lý và tình hình phân bố dân cư ở khu vực này. Cụ thể như: Hệ thống trường, lớp phải được đưa đến tận bản và coi đây như là một trung tâm văn hóa - giáo dục bản làng, với mục tiêu thiết thực xóa nạn mù chữ.
Hai là, thực hiện chính sách trợ cấp toàn diện cho giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi cao, trước hết, cần thực hiện tốt nội dung "hỗ trợ người cùng kiệt về giáo dục". Cần ưu tiên phần lớn kinh phí cho các tỉnh miền núi, vùng cao nhằm tạo điều kiện cho các em cùng kiệt được đi học, kích thích nhu cầu tới trường của các em.
Ba là, xây dựng và phát triển hơn nữa hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, khuyến khích các con em dân tộc ít người đi học. Tạo điều kiện cho các em học tập tốt, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, bổ sung và đào tạo giáo viên nhiệt tình, chuyên môn cao.
Bốn là, đầu tư vào dạy song ngữ cho học sinh. Đây là một việc khó khăn, song nó giúp bảo tồn và phát huy văn hóa của từng dân tộc, mặt khác nó giúp cho việc học chữ quốc ngữ hiệu quả hơn.
Năm là, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho các giáo viên hiện đang công tác tại thôn, bản của đồng bào dân tộc ít người, thường xuyên tổ chức đào tạo lại đội ngũ này.
Sáu là, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm huy động được tối đa số lượng người tham gia học tập, mở rộng cơ hội học tập cho mọi người.
Phát triển giáo dục và nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, vùng cao là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, các lực lượng và tổ chức xã hội. Một mặt, phát triển giáo dục và nâng cao dân trí ở các vùng đó phải trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện xóa đói, giảm nghèo... mặt khác phải đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, có chế độ thỏa đáng đối với giáo viên và học sinh nhằm khuyến khích cả thầy lẫn trò tham gia vào quá trình giáo dục, góp phần thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là thực hiện tốt nghị quyết Trung ương 2 của Đảng (khóa VIII) về giáo dục - đào tạo theo tinh thần: "Cùng với xã hội chủ nghĩa, giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu"
- Thứ hai: Giáo dục đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo, sử dụng cán bộ, xem cán bộ là cái gốc của mọi việc. Do vậy việc đào tạo những cán bộ vừa giỏi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status