Đề tài Giáo dục hành vi giao tiếp cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Tân Lập, Lạc Sơn, Hoà Bình - pdf 13

Download Đề tài Giáo dục hành vi giao tiếp cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Tân Lập, Lạc Sơn, Hoà Bình miễn phí



Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non là mau nhớ nhưng cũng chóng quên nên việc giáo dục lễ giáo đối với trẻ phải được làm thường xuyên, liên tục và giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi thông qua các hoạt động là biện pháp tốt nhất. Giáo dục lễ giáo thực hiện qua các hoạt động hàng ngày như đón trả trẻ, hoạt động vui chơi, lao động vệ sinh đều là những dịp để trẻ bộc lộ cá tính, cách ứng xử lời ăn tiếng nói của mình. Yêu cầu giáo viên phải gần gũi để kịp thời phát hiện và uốn nắn những sai sót của trẻ trong hành vi, lời nói theo những tiêu chí của chuyên đề lễ giáo quy định.
Hoạt động học tập chiếm ưu thế trong giáo dục lễ giáo. Cho nên, đội ngũ giáo viên đã lồng nội dung lễ giáo vào tất cả các môn học : làm quen văn học, giáo dục âm nhạc, làm quen môi trường xung quanh Trong môn làm quen với văn học trẻ đóng vai nhân vật trong truyện. Thông qua việc nhập vai trẻ cảm ơn, xin lỗi thì hành động lời nói trong vai kịch đã trở thành hành động lời nói trong sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, việc giáo dục lễ giáo đã thấm vào trẻ nhẹ nhàng và hấp dẫn.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36724/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

học kỹ thuật đòi hỏi con người phải có một nền văn hoá sâu sắc. Nếu một dân tộc không có sẵn một nền văn hoá cao, không có truyền thống ham học, không có bản lĩnh vững vàng, chỉ tiếp nhận ở khía cạnh đơn thuần thì dần dần bản sắc văn hoá dân tộc đó bị mai một, dân tộc đó sẽ bị tác động bởi những nền văn hoá khác.
Ngược lại : Nếu một dân tộc có nền văn hoá cao, có truyền thống hiếu học, có bản sắc dân tộc vững vàng thì từ chỗ rất lạc hậu so với thế giới bên ngoài dân tộc đó sẽ nhanh chóng làm chủ được khoa học hiện đại, tạo ra những sản phẩm có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
Bằng cách ấy dân tộc đó sẽ phát triển nhanh, văn hoá là một hiện tượng vừa mang tính phổ biến vừa mang tính cá biệt.
Tính phổ biến của văn hoá thể hiện ở chỗ nó là đặc điểm chung của con người bắt gặp ở mọi cộng đồng.
Tính cá biệt của văn hoá thể hiện ở chỗ mỗi cộng đồng lại có một lối sống riêng không giống các cộng đồng khác.
Văn hoá không phải là một hiện tượng cố định mà trái lại nó biến chuyển và phát triển từ xã hội này qua xã hội khác; từ thời kỳ này qua thời kỳ khác. Thậm chí còn có thể thay đổi trong nội bộ từ chế định này sang chế định khác.
Sự biến chuyển của văn hoá yếu tố quan trọng nhất là thông qua sự hội tụ, phổ cập. Hai diễn biến này có khuynh hứớng đan xen lẫn nhau trong sự phát triển của một nền văn hoá.
Lịch sử đã cho thấy văn hoá biến chuyển và phát triển nhanh chóng ở những khu vực có giao lưu, tiếp xúc rộng rãi với các nền văn hoá khác. Còn những nền văn hoá cô lập với thế giới bên ngoài thì nền văn hoá đó không phát triển được.Trong thời đại ngày nay, thời đại mà phương tiện thông tin đại chúng phát triển một cách hiện đại thì sự giao lưu, trao đổi với nhau giữa các nền văn hoá là rất thuận lợi. Trong quá trình giao lưu này nếu cá nhân nào, tập thể nào biết lựa chọn và tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá khác một cách nhanh chóng, thông minh, tinh tế và khéo léo thì nền văn hoá đó sẽ được hoàn thiện và tốt đẹp hơn.
Ngược lại với một nền văn hoá cô lập, tự bó hẹp thì nó sẽ bị cùng kiệt nàn và mai một dần.
Bởi vậy, để có nền văn hoá phát triển cần tăng cường giao lưu kinh tế, tăng cường tiếp xúc, trao đổi với những nền văn hoá của các dân tộc khác nhau; biết lựa chọn và tiếp thu những tinh hoa của họ nhưng phải phù hợp với nền văn hoá của nước mình và không làm mất đi bản sắc riêng của dân tộc mình.
2. Hành vi :
Theo các nhà tâm lý học, hành vi con người được phân loại theo nhiều cách khác nhau: Như hành vi có nguồn gốc bên ngoài và hành vi có nguồn gốc bên trong; cũng có nhà tâm lý học đã phân biệt hành vi thành 3 loại khác nhau theo bản chất tâm lý học: Đó là hành vi bản năng, hành vi kỹ xảo và hành vi lý trí.
Trong giáo dục học người ta thường quan tâm đến hành vi đạo đức. Đó là những hành động được thúc đẩy bằng các động cơ đạo đức đem lại những kết quả có ý nghĩa đạo đức và được đánh giá bằng những phạm trù đạo đức. Hành vi đạo đức gồm 2 thành phần : Hành động đem lại những kết quả có ý nghĩa đạo đức với tư cách là mặt biểu hiện bên ngoài; thái độ (mục đích, ý định, động cơ) thấm nhuần ý thức đạo đức với tư cách là mặt kích thích bên trong. Như vậy, khi đánh giá con người có hành vi đạo đức hay không thì không những ta phải xem xét người đó hoạt động như thế nào, có phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội hay không mà còn phải xem xét người đó hoạt động với động cơ đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực? Cũng như khi giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ điều quan trọng là không ngừng tạo ra những hoạt động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và xây dựng động cơ hoạt động có đạo đức cao.
3. Văn hoá hành vi
Đạo đức Mác xít coi văn hoá hành vi là toàn bộ những hình thức hành vi, lối sống giao tiếp hàng ngày của con người lao động mà các chuẩn mực đạo đức và thẩm mỹ bao trùm lên các hình thức ứng xử ấy. Nếu các chuẩn mực đạo đức quy định hành vi ấn định cụ thể con người cần làm gì thì văn hoá hành vi vạch rõ cụ thể phải làm bằng cách nào. Các yêu cầu đạo đức tồn tại trong hành vi. Hình thức bên ngoài của hành vi con người ra sao, trong
phạm vi nào - các chuẩn mực này hoà nhập một cách hữu cơ tự nhiên và đương nhiên với hình ảnh của nó trong cuộc sống để trở thành các quy tắc sống hàng ngày. Vì thế, văn minh hành vi còn được coi là văn hoá bên ngoài để phân biệt với văn hoá bên trong của con người bao gồm thế giới quan, niềm tin đạo đức, trình độ phát triển chung, kiến thức, hứng thú, nhu cầu…
Giữa văn hoá bên trong và văn hoá bên ngoài của con người có mối liên hệ chặt chẽ, một sự thống nhất xác định. Mối quan hệ đó rất phức tạp và biện chứng có tính hai chiều. Văn hoá bên trong tuy quan trọng nhưng nó cần được biểu hiện ra bằng hành động cụ thể dưới những hình thức hành vi nhất định. Văn hoá bên trong quy định hành vi bên ngoài của con người. Hình thức hành vi là sự phản ánh cái bên trong chịu sự quy định của cái bên ngoài nhưng đồng thời nó lại tác động trở lại thế giới bên trong của chủ thể. Sự luộm thuộm trong sinh hoạt, thô lỗ cục cằn, thiếu tế nhị trong giao tiếp dần dần sẽ tạo nên những thói quen và phẩm chất cá nhân tương ứng. Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu cho rằng phẩm chất bên trong mới là phẩm chất thực, còn hành vi bên ngoài chỉ là lớp vỏ hình thức. Chính quan niệm sai lầm này đã dẫn đến việc coi thường tuân thủ các hành vi văn hoá cũng như dẫn đến việc thiếu quan tâm giáo dục văn hoá hành vi cho thế hệ trẻ. Đồng thời, chống lại khuynh hướng giáo dục này sẽ tạo ra một thế hệ con người giả dối, tham lam ích kỷ. Những kẻ như vậy sẽ tạo ra một xã hội lừa bịp, giả tạo. Vậy chính các quy tắc hành vi văn hoá là một trong những con đường giúp con người giải quyết những vấn đề đó. Chúng ta tìm ra những hình thức hành vi phù hợp với các yêu cầu đạo đức xã hội, đáp ứng được những đòi hỏi thẩm mỹ và phản ánh một trình độ văn hoá do xã hội tích luỹ được trong quá trình phát triển của mình.
Giữa văn hoá hành vi và kỷ luật có mối quan hệ chặt chẽ do được quy định bởi đạo đức xã hội. Do mối quan hệ chặt chẽ giữa kỷ luật và văn hoá hành vi mà việc giáo dục kỷ luật tự giác phải được gắn liền với văn hoá hành vi. Khi giải thích cho trẻ các yêu cầu kỷ luật đồng thời phải chỉ ra cách thực hiện chúng.
Tóm lại: Văn hoá hành vi là một phần của đạo đức cộng sản. Giáo dục văn hoá hành vi là một trong những mặt giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo.
4. Giao tiếp
Giao tiếp là một phạm trù rất quan trọng của tâm lý học. Trong lịch sử phát triển tâm lý học có rất nhiều quan điểm khác nhau về giao tiếp. Nhưng nổi lên là cuộc tranh luận gay gắt giữa hai trường phái tâm lý Xô viết sau :
* Trường phái A. A Leonchep quan niệm giao tiếp là hệ thống những quá trình có mục đích và có động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác. Trong hoạt động th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status