Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt mạch lạc, biểu cảm cho trẻ 4 tuổi qua trò chơi đóng kịch - pdf 13

Download Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt mạch lạc, biểu cảm cho trẻ 4 tuổi qua trò chơi đóng kịch miễn phí



MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần I
Những vấn đề lí luận chung
Phần II
Nội dung
Chương I: Lí luận chung về phương pháp dạy trẻ đóng kịch
Chương II: Tìm hiểu thực trạng
Chương III: Nguyên nhân
Chương IV: Đề ra kế hoạch giáo dục
Chương V: Phương pháp dạy trẻ nói năng mạch lạc, biểu cảm
Chương VI: Áp dụng phương pháp dạy trẻ đóng kịch vào việc rèn luyện
kỹ năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ
Chương VII: Kết quả giáo dục
Phần III
Kết luận
Một số tài liệu tham khảo
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36725/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

+
+
+
+
+
Ng Quốc Trung
16/11/2002
-
-
-
-
-
- sai
Phạm Dương
16/12/2001
+
+
+
+
+
Ng ngọc Cường
7/4/2002
-
-
-
-
-
Ngọc Thúy Hằng
9/5/2001
-
-
-
-
-
Vũ Q Hương
13/9/2001
+
+
+
+
+
Bùi Duy Quí
18/12/2001
-
-
--
-
-
Phan Hg Nhung
5/1/2001
-
-
-
-
Phiếu điều tra khả năng phát âm và diễn đạt của trẻ
Chương III.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế: tìm hiểu gia đình.
- Những trẻ đến trường mầm non hầu hết chủ yếu là công nhân, buôn bán, phần nhỏ là trí thức. Vì điêù kiện đi làm ca, kíp căng thẳng, mệt mỏi, cộng với công việc nội trợ hàng ngày nên hầu như gia đình đều phó mặc cho nhà trường.Có quan tâm chăng nữa chỉ là việc ăn uống, may mặc, hay mua những loại đồ chơi đắt tiền cho trẻ chơi. Mặt khác nhiều gia đình chưa nhận thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non, vì vậy chưa quan tâm đến việc học tập của con ở trường. Có gia đình không cho con đi học mẫu giáo dẫn đến việc ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế rất nhiều.
* Tìm hiểu ở trường:
Nhiều khi còn chưa chú trọng đến việc luyện phát âm cho trẻ một cách đồng đều. Trong giờ chỉ gọi được một số ít trẻ đàm thoại cùng cô. Chưa chú ý giáo dục bồi dưỡng học sinh cá biệt
Chương IV:
đề ra kế hoạch giáo dục
Thời gian
Nội dung
Phương pháp
5 /2 -> 10/2
- Điều tra khả năng phát âm và nói của trẻ
- Số trẻ phát âm tương đối chuẩn = 40%
- Số trẻ phát âm ngọng = 60%
- Quan sát
- Đàm thoại
11 -> 17/2
- Cho trẻ tập nói câu có 4- 7 từ
- Đàm thoại
18 -> 25/2
- Cho trẻ nói câu7 -10 từ
- Đàm thoại
26/2 ->1/3
- Cho trẻ nói câu dài và diễn đạt mạch lạc
- đọc, kể diễn cảm
5/3-> 8/4
Rèn luyện khả năng diễn đạt mạch lạc biểu cảm cho trẻ
Thực hành: dạy trẻ đóng kịch
Chương V
Phương pháp dạy trẻ nói năng mạch lạc
I / Những vấn đề chung:
Ngôn ngữ có một vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ vì ngôn ngữ quan trọng nhất của con người có thể hiểu biết lẫn nhau. Trong giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình đề trình bày ý nghĩa tình cảm hiểu biết của mình với mọi người xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ hiểu biết được những lời giải thích, gợi ý của người lớn, nên hoạt động trí tuệ các thao tác tư duy ngày càng hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động trí tuệ. VD trẻ biết xác định vị trí đồ vật so với các hướng của bản thân, hay của bạn và đối tượng khác: trên, dưới, trước, sau, phải, trái. Thông qua ngôn ngữ , nhận thức được cái hay,. Cái đẹp ở thế giới xung quanh mình , bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc rực rỡ: “bông hoa lung linh trong nắng” khơi gợi cho phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành vi và việc làm của trẻ, phát triển nhân cách cho trẻ.
II /Phương pháp
Phương pháp dạy trẻ nói năng mạch lạc, biểu cảm là luyện cho trẻ nói đúng cấu trúc của câu Tiếng Việt, lời nói có nội dung thông báo đầy dủ, lô gic có hình ảnh, khi nói diễn đạt rõ ràng, ngắt nghỉ giọng đúng chỗ, giọng nói có sắc thái biểu cảm .
Để việc dạy trẻ nói năng lưu loát, biểu cảm đạt được kết quả cao nhất chúng ta cần phối hợp sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp xây dựng mẫu câu:
Xây dựng mẫu câu là hướng dẫn cho trẻ nói theo cách mô hình Tiếng Việt, khi xây dựng mẫu câu phải chuẩn mực các mẫu câu có nội dung đơn giản dễ hiểu, có cấu trúc ngữ pháp đúng, từ ngữ chính xác. Nhưng để trẻ hiểu được và nói được những câu đơn giản thì phải làm mẫu, giới thiệu mẫu câu cho trẻ bằng cách đặt các câu hỏi trong các hoạt động vui chơi học tập.
Vd: Trong giờ kể chuyện cô có thể đặt ra nhiều câu hỏi mẫu
Cô hỏi: cô vừa kể cho lớp mình nghe chuyện gì?
Trẻ trả lời: “ thưa cô cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện hai anh em”
Cô hỏi: người anh là người như thế nào?
Trẻ trả lời: “ thưa cô người anh là người chăm chỉ chịu khó lao động ạ”
Trong giờ tìm hiểu môi trừơng xung quanh: “Làm quen với con vật nuôi trong gia đình có 4 chân đẻ con”cô đặt ra nhiều mẫu câu hỏi kết hợp với đồ dùng trực quan sinh động: tranh ảnh, đồ chơi gây hứng thú lôi cuốn trẻ chú ý:
Cô đọc câu thơ về con vật:
Vd: Con gì ăn no….. phì phò
Trẻ đoán con lợn, cô đưa tranh con lơn hỏi trẻ “ con lợn có mấy chân”
Trẻ trả lời “ thưa cô con lợn có 4 chân” cô hỏi “ con lợn kêu như thế nào. Trẻ trả lời “ Nó kêu ụt ịt”
Đối với những trẻ nói sai từ, cô cần cung cấp những từ đúng bổ xung từ còn thiếu nhắc lại.
Vd: “ ớt cay mẹ lắm” đây là câu vừa thiếu từ, lộn xộn từ.
Cô nói lại cho trẻ nghe: “ Mẹ ơi ớt cay lắm”, cô cho trẻ nhắc lại. Như vậy trong quá trình giao tiếp với trẻ cô đã dạy trẻ nói đúng cấu trúc câu và diễn đạt mạch lạc .
2.Luyện qua đọc kể diễn cảm .
Đây là phương pháp giúp trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp và diễn đạt mạch lạc , biểu cảm một cáh nhanh chóng và hiệu quả. Cô hướng dẫn trẻ kể lại các tác phẩm văn học mà trẻ đã được nghe cô đọc kể diễn cảm nhiều lần nhằm cho trẻ làm quen và bắt chước cách sử dụng câu, từ cách diễn đạt mạch lạc , biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật .Trẻ được luyện cách thể hiện những cảm xúc đối với tác phẩm bằng lời kể diễn cảm
Vd; Tiết kể chuyện : “Dê con nhanh trí” cô kể diễn cảm lần một xong, cô giới thiệu tranh cho trẻ xem và hỏi trẻ :
Cô: các con quan sát xem cô có bức tranh vẽ gì đây?
Trẻ: con thưa cô , bức tranh vé dê mẹ và các dê con ạ.
Khi hỏi trẻ xong, cô tiến hành kể cho trẻ nghe, vừa kể cô vừa chỉ vào tranh đề cho trẻ quan sát. ( Những bức tranh về đồ vật thì cô phải hướng dẫn trẻ quan sát gọi tên, màu sắc, đặc điểm, cấu tạo, tác dụng) khi cô kể mẫu, cần kể rõ ràng, chính xác theo trình tự lô gic để trẻ nắm được nội dung và các kể. Khi cho trẻ tự kể lại thì cô cần khuyến khích trẻ kể và sửa những câu chưa chính xác.
3.Luyện qua trò chơi:
Hình thức trò chơi giúp trẻ bộc lộ nhiều khả năng ngôn ngữ của mình đồng thời kích thích trẻ phải vươn lên trong việc phải sử dụng ngữ điệu để diễn đạt cho những người xung quanh có thể hiểu nguyện vọng, ý kiến của mình. Tổ chức trò chơi học tập với nội dung ngôn ngữ, củng cố và mở rộng vốn từ.
Ngoài ra trò chơi còn mang tính nghệ thuật cao, thường tái hiện lại hình tượng và hành động của các nhân vật, khi chơi trò chơi đóng kịch trẻ nói bằng ngôn ngữ dân gian có nội dung phong phú và đầy sức diễn cảm từ đó giúp trẻ được cảm thụ sự giàu có của ngôn ngữ, nắm được phương tiện thể hiện ngôn ngữ lĩnh hội được sự phong phú của tiếng mẹ đẻ, tất cả những điều này ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, khi cho trẻ đóng kịch cô cần chọn những truyện có nội dung kịch tính cao, mâu thuẫn ngày càng phát triển đến điểm đỉnh, từ đó cô kể diễn cảm nhiều lần đàm thoại với trẻ. Đặc biệt cô nhấn mạnh ngữ giọng của nhân vật giúp trẻ làm theo vai đóng nhân vật trong kịch. Khi trẻ đóng cô cần sửa cho trẻ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status