Đề tài Tìm hiểu khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Thuỵ Vân, Thành phố Việt Trì - pdf 13

Download Đề tài Tìm hiểu khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Thuỵ Vân, Thành phố Việt Trì miễn phí



PHỤ LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. phương pháp nghiên cứu
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Đăc điểm của âm tiết Tiếng Việt
II. Những đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo
III. Nội dung và phương pháp luyện phát âm cho trẻ
CHƯƠNG II : KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG PHÁT ÂM
CỦA TRẺ MẪU GIÁO
I. Cơ sở tiến hành khảo sát
II. Cách tiến hành khảo sát
III. Kết quả khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng ở 3 lứa tuổi (bé, nhỡ, lớn) cho thấy kết quả phát âm của trẻ
CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN PHÁT ÂM CHO TRẺ
PHẦN III
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ S Ư PHẠM
I. Kết luận
II. Kiến nghị sư phạm
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36730/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Trên chữ không ghi dấu khi viết
- Thanh huyền
- Thanh sắc
-Thanh nặng
- Thanh hỏi
- Thanh ngã.
* Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm
* Thành phần ở vị trí 2 là do âm đệm, đó là nguyên âm trong chữ viết, được thể hiện bằng chữ O chẳng hạn (Toan,); bằng chữ U (Tuân)…
* Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Âm chính là hạt nhân của âm tiết.
* Thành phần ở vị trí 4 là âm cuối, do các phụ âm bán nguyên âm (i, y, u, o) đảm nhiệm.
* Các thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộ phận gọi là phần vần. Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí còn lại có thể có hay không.
-Âm tiết tiếng việt có cấu trúc hai bậc : Bậc thứ nhất bao gồm những thành tố của thành phần vần.
Âm tiết
Bậc 1 : Thanh điệu Âm đầu phần vần
Bậc 2 : Âm đệm Âm chính Âm cuối
* Thanh điệu là sự thay đổi độ cao những âm tiết : la, lá, lã đối lập với là, lả, lạ. Các âm tiết trước đều được phát âm với cao độ cao, các âm tiết sau phát âm với cao độ thấp.
* Thanh điệu là sự thay đổi về âm điệu, trong những âm tiết trên thì những âm tiết cùng thuộc độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên của độ cao, trong thời gian âm tiết “la” được phát âm với cao độ hoàn toàn bằng phẳng; còn “lã” với đường nét biến thiên, cao độ không bằng phẳng, âm điệu là những đường nét biến thiên về cao độ.
* Nguyên âm trong Tiếng Việt được coi là âm chính, nguyên âm là khi nói âm vị phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở.
VD : Khi phát âm “a, á â” hơi thoát ra tự do không bị cản ở chỗ nào cho nên “” cũng là nguyên âm. Xét về mặt cấu tạo người ta phân chia phân biệt nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
+ Nguyên âm đôi là gồm 2 nguyên âm ghép lại liền nhau. Khi phát âm thì đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia đầu mạnh sau yếu hơn, do đó âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định. Có 3 nguyên âm đôi đó là : uô, ươ, ie. Xét về độ dài, cần phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm dài, nguyên âm ngắn khi phát ra không thể kéo dài, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến nghĩa.
+ Phụ âm : Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết Tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm. Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm có loại bị cản ở môi; có loại bị cản ở răng, có loại bị cản ở lưỡi; có loại bị cản ở thanh hầu. Về cách phát âm người ta chia phụ âm thành :
- Phụ âm tắc : Hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi : b, d, t, s c, k, m,r, p, ng.
- Phụ âm sát : Hơi đi qua kẽ hở miệng : p, v, s, z, l, x, y, h
- Phụ âm vang : Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi : m, n, nh.
- Phụ âm ồn : Hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn : b, d, t, c, k, p, f, v, x, z, y, h.
- Phụ âm hữu thanh, vô danh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây thanh có rung hay không rung người ta chia ra :
+ Phụ âm hữu thanh : Dây thanh rung (d, v, y)
+ Phụ âm vô thanh : Dây thanh không rung (t, k, c, b, s, x, h)
- Về vị trí cấu âm ta phân phụ âm thành :
+/ Phụ âm môi : p, b, m, f, v
+/ Phụ âm lưỡi : d, t, s, z, l, n
+/ Phụ âm hầu : h
Trong các âm lưỡi sự đối lập nhau giữa đầu lưỡi hẹp : r, t, s, z, l, n; đầu lưỡi quật : đ, a.
Phần vần là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép với nhau thành một bộ phận gọi là phần vần.
Ví dụ : âm tiết Toan :
O là âm đệm
A là âm chính
N là âm cuối
Oan là phần vần.
II. Những đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo
Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không thể phân chia được nữa, lúc đầu trẻ hình thành thính giác. Âm thanh tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ còn phát âm chúng sẽ học sau. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của trẻ.
Khả năng phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm. ở tuổi mẫu giáo những điều kiện này đã đạt được mức tương đối ổn định cho nên trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị. Tuy nhiên một số trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm.
1. Lỗi về thanh điệu :
Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp. Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy, ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ. Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âm điệu không gãy ở giữa. Vì vậy dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc.
VD : Phát âm ngã thành ngá hay giã thành giá.
- Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu thanh hỏi không diễn ra đột ngột như thanh ngã, quá trình phát âm kéo dài trở thành khó đối với trẻ nhỏ có hơi thở ngắn.
- Khi phát âm, trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy, điều này làm cho thanh hỏi ở trẻ gần như đồng nhất với thanh nặng.
- Phát âm hỏi thành họi hay phát âm “hổ” thành “hộ”. Đến hết tuổi mẫu giáo lỗi sai về hai thanh này sẽ được khắc phục hầu như hoàn toàn.
2. Lỗi về âm chính :
Lỗi về âm chính tập trung vào việc trẻ phát âm nguyên âm đôi này thành nguyên âm đôi kia.
Ví dụ : Trẻ phát âm “con hươu” thành “con hiêu”, Thịt thành xịt
Trẻ phát âm sai là do tập quán của địa phương hay do nghe chưa chính xác, các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo của âm tiết phức tạp hơn, phát âm khó khăn hơn.
3. Lỗi phụ âm đầu :
Trẻ thường hay nói lẫn lộn : l , n
Ví dụ : Con “lợn” thành con “Nợn”; Cái “nồi” thành cái “lồi”.
- Lỗi lẫn tr thành ch ; s - x; r - d…
“Gà trống” phát âm thành “gà chống”.
“Hoa sen” thành “Hoa xen”
- Lỗi lẫn r thành d; gi thành d : cái rổ thành cái dổ; cô giáo thành cô dáo.
Một số trẻ 4 - 5 tuổi khi phát âm phụ âm P trẻ lẫn sang phụ âm “b”
VD : Đèn pin thành đèn bin
4. Lỗi về âm đệm :
Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm chính vì thế âm đệm thường bị bỏ qua.
VD : Trẻ phát âm “quả quất” thành “quả cất”; “chuột nhắt” thành “chuột chắt”
5. Lỗi về âm cuối :
Trong phụ âm đứng làm âm cuối thì những cặp ch và nh trẻ phát âm thành t, n.
VD : Anh Tú thành ăn Tú, cây xanh thành cây xăn.…
III Nội dung và phương pháp rèn luyện phát âm.
Như trên đã nói thời thơ ấu dễ hình thành sự phát âm đúng hơn khi đã trưởng thành. Điều quan trọng là cô giáo mẫu giáo đều cần nói đúng để làm mẫu cho trẻ.
Sự phát âm của trẻ phụ thuộc vào bộ máy phát âm, để dạy trẻ phát âm đúng cần thường xuyên luyện tập một số cơ quan phát âm như : môi, lưỡi, răng, sự phát triển linh hoạt của hàm. Cần giúp trẻ biết điều khiển nhịp nhàng các cử động của bộ máy phát âm. Sự phát âm rõ ràng các âm, các từ phụ thuộc vào sự chính xác và lực của các cử động.
Rất nhiều trẻ nói không rõ, từ này trộn lẫn với từ kia thành một tập hợp âm khó hiểu. Nguyên nhân là cử động chậm chạp của môi và lưỡi, tính linh hoạt của hàm còn yếu do đó miệng của trẻ há không to và các nguyên âm phát ra không đúng, sự phát âm không rõ ràng, các từ phụ thuộc vào sự phát âm của các nguyên âm có đúng không và sau đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status