Đề tài Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học - pdf 13

Download Đề tài Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học miễn phí



Mục Lục
 
Phần I: Phần mở đầu
II: Chọn đề tài
III: Lịch sử vấn đề
IV: Mục đích nghiên cứu
V: Khách thể và đối tượng nghiên cứu
IV: Giả thuyết khoa học
VII: Phương pháp nghiên cứu
VIII : Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 
Phần II : Nội dung nghiên cứu
ChươngI : Cơ sở lý luận của đề tài
I : Đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo liên quan đến việc tiếp nhận
thần thoại và khả năng kể lại chuyện sáng tạo ở trẻ
II : Cơ sở giáo dục học mẫu giáo
III : Cơ sở ngữ văn ( Truyện thần thoại)
Chương II : Thực trạng dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại truyện ở trường
Mầm non Hạ Long.
I : Khái quát về quá trình điều tra thực trạng dạy trẻ kể lại chuyện
ở lớp mẫu giáo lớn
II : Phân tích kết quả điều tra
III : Kết quả điều tra
Chương III: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện
thần thoại 1 cách sáng tạo.
I : Quan niệm về hoạt động sáng tạo và kể lại truyện thần thoại
một cách sáng tạo
II : Một số biện pháp dạy trẻ kể lại truyện thần thoại dân gian
có sáng tạo
Chương IV : Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm
I : Thực nghiệm
II : Phân tích kết quả thực nghiệm
 
PhầnIII : Kết luận
Tài liệu tham khảo
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36732/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hình thức tổ chức học và vận dụng phương pháp, biện pháp sao cho phù hợp đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ để trẻ không chỉ tham gia tiếp nhận toàn diện và thích hợp, biết nhận xét đánh giá những điều mà trẻ đã lĩnh hội trong tác phẩm văn học. Cao hơn thế trẻ còn biết rung động, biết được cái hay cái đẹp của tác phẩm, biết sáng tạo tác phẩm. Muốn vậy phải tổ chức cho trẻ hoạt động “ chuyển vào bên trong” để tác phẩm trực tiếp tác động đến nhân cách trẻ, biến thành nội dung nhân cách bền vững.
* Đảm bảo nguyên tắc vừa sức: vừa sức không phải là phù hợp với “khả năng hiện có” của trẻ mà hướng tới khả năng có thể đạt được bằng nỗ lực đánh thức tiềm năng của trẻ. Nhờ các phương pháp, biện pháp tích cực trong dạy văn học. Thực hiện nguyên tắc vừa sức phải chú ý:
Đảm bảo tính sư phạm trong kế hoạch đào tạo có hệ thống: từ đơn giẩn đến phức tạp những gì cần thiết cho sự phát triển đúng đắn năng lực của trẻ. Giáo dục đúng đắn chính là thức tỉnh trong trẻ những gì vốn có. Giúp trẻ phát triển theo định hướng sư phạm, phải chăng cần phát triển theo định hướng sư phạm, phải chăng càng phát triển ở trẻ trực cảm văn học thông qua việc hình thành ngày càng nhiều và có chất lượng hơn những biểu tượng và mối liên hệ giữa các biểu tượng đó. Trẻ càng phát triển thì càng có khả năng kết hợp có mạch lạc, hệ thống hơn những biểu tượng và ý niệm trong một chỉnh thể tác phẩm .
4. Về vấn đề hoạt động nghệ thuật của trẻ:
Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng những hình tượng sinh động, cụ thể gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm. Bởi vậy giáo dục nghệ thuật cho trẻ là một quá trình khó khăn phức tạp . Tuy nhiên trẻ mẫu giáo đã có thể tham gia vào một số hình thức nghệ thuật : đặt một câu chuyện, thích tự mình kể lại chuyện, suy nghĩ một bài thơ, bài hát vẽ và nặn. Trẻ tham gia vào các hình thức nghệ thuật này một cách hồn nhiên và chân thực. Trên cơ sở ấy đứa trẻ đã hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật . Biểu hiện là trẻ biết phối hợp các tri thức, ấn tượng của mình để tạo ra một sản phẩm mang tính chất nghệ thuật , những tri thức, những ấn tượng ấy đã được tích lũy dần trong cuộc sống của trẻ trong câu chuyện, những cuộn phim…
Trên cơ sở phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật ở trẻ sẽ góp phần kích thích khả năng trẻ tự tham gia vào hoạt động nghệ thuật. Sáng tạo của trẻ được thể hiện ở chỗ trẻ thường kết hợp có ý thức các chủ đề khác nhau. Trẻ lấy tư liệu từ truyện thần thoại, trong các chuyện kể, trong cuộc sống.
Về khả năng tự hoạt động của trẻ thì nhà văn M.Gooski nói: “ Bản thân con người đã làm nghệ sỹ” trẻ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật và bộc lộ những xúc cảm đó là biểu hiện của hoạt động nghệ thuật . Trong tiếp xúc với nghệ thuật , làm theo sáng kiến chủ động, chủ quan của mình tức là trẻ đã tìm được ra cách để thỏa mãn những nhu cầu tự thể hiện mình trước tác phẩm nghệ thuật và có thể nói là có thể nói là để có được những tác phẩm đó trẻ phải trải qua một quá trình tích lũy nhiều vốn văn hóa nghệ thuật nhất định: Trẻ đã nhiều lần được nghe kể chuyện, nghe đọc thơ, xem tranh, hát, múa … Trong khi chứng minh năng lực tự hoạt động nghệ thuật . Có thể nói trẻ rất có khả năng trong lĩnh vực này. Như vậy văn học là một loại hình nghệ thuật , tiếp xúc với văn học trẻ nảy sinh hoạt động văn học nghệ thuật.
Tất cả các đặc điểm trên cho chúng ta thấy trẻ có khả năng kể sáng tạo truyện thần thoại. Từ việc nghe cô kể chuyện thì chính bản thân trẻ nảy sinh ra chủ định mong muốn thể hiện các hình tượng do mình nghĩ ra bằng cách xây dựng lắp ghép các ấn tượng trí tuệ thành một câu chuyện và trẻ thể hiện nó (tự kể) song để phát triển trí sáng tạo ấy cần có quá trình dạy của cô, thông qua đó trẻ biết diễn đạt các hình tượng và mô tả sự vật khi kể. Bởi khả năng hoạt động sáng tạo nghệ thuật là kết quả của sự tổ chức hoạt động sáng tạo cho trẻ. Ngoài ra còn đưa trẻ vào tự hoạt động văn học nghệ thuật chính là đưa trẻ vào hoạt động, phát triển tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo … hình thành nhân cách trẻ.
III/ Cơ sở ngữ văn ( truyện thần thoại)
1.Khái niệm truyện thần thoại dân gian:Là truyện kể về sự tích các thần, những câu chuyện này vốn do người thời cổ tưởng tượng ra, đẻ giải thích nguồn gốc ý nghĩa của hiện tượng tự nhiên và xã hội được coi là có quan hệ mật thiết đến sự sống còn của tập thể thị tộc, bộ lạc như: trời đất, mưa gió, sông núi, hạn hán, lũ lụt…
2. Đặc trưng cơ bản của thần thoại dân gian: ra đời từ sớm đó là từ thời Hùng Vương nhưng lại làm mất mát đi rất nhiều và nó có kết cấu phần lớn đều ngắn, kết cục thì đơn giản, ít chặt chẽ và ta có thể phân thành các nhóm:
Nhóm thần thoại về nguồn gốc các loại động thực vật như “Sự tích lúa thần”
Loại thần thoại về nguồn gốc con người: là các dân tộc ở Việt Nam như : truyện “ Ngọc Hoàng nặn người” “ Sự tích trăm trứng”
Loại thần thoại về các anh hùng thời quyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư của các nghề như: “Lữ thần người mộc” “Sự tích bánh chưng, bánh dầy”
Truyện thần thoại nó cũng được lan truyền từ người này sang người khác và từ đời này qua đời khác bằng cách truyền miệng. Mỗi người được nghe nó, khi kể lại có thể thêm bớt để kể lại cho người nghe khác. Qua nghe truyện thần thoại giúp cho con người ta có những ước mơ muốn vươn lên làm chủ thiên nhiên, cải tiến công cụ, kéo dài tuổi thọ và tăng hạnh phúc… cho con người và từ mơ ước ngày xưa dó nay đã trở thành hiện thực.
3. Đặc điểm thi pháp của truyện thần thoại dân gian: là truyện có mở đầu có kết thúc nó giải thích ước mơ ban đầu của tổ tiên chúng ta. Ngoài ra nó còn phản ánh ước mơ tái taọ của con người.
Trong từng thời thơ ấu cũng giống hư thời cổ xưa của loài người. đó là lúc con người còn nhiều tính hồn nhiên, chất phát thơ ngây. Trong điều kiện hiểu biết rất ít ỏi nhưng lai cần tìm hiểu thiên nhiên, xã hội để lao động, đáu tranh cho sự tồn tại và phát triển của mình, con người phải bổ xung vào chỗ chưa hiểu biết bằng tưởng tượng . Do đó mà truyện thần thoại hấp dẫn đối với trẻ. Khi tư duy của trẻ chưa phát triển thì tưởng tượng được coi là cách rất quan trọng để nhận thức thế giới qua các câu truyện thần thoại. Các nhân vật trong chuyện được coi là thần thánh và bao giờ cũng giành được sự chiến thắng. Vì vậy truyện thần thoại nó giúp trẻ thích thú và khi kể nó có thể kể bằng sự sáng tạo của mình.
Truyện thần thoại là sự lãng mạn sự mơ ước, sự khát vọng của con người đã đánh thức con người có tinh thần cách mạng với thực tế và đấu tranh chinh phục để thắng thiện tai. Khái quát hóa những thành công của con người.
Hành động trong thần thoại: Lấy nhân vậ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status