Đề tài Vấn đề giúp đỡ học sinh yếu kém, khắc phục khó khăn khi thực hành 2 phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3 - pdf 13

Download Đề tài Vấn đề giúp đỡ học sinh yếu kém, khắc phục khó khăn khi thực hành 2 phép tính nhân, chia trong bảng cho học sinh lớp 3 miễn phí



MỤC LỤC
A - Phần mở đầu 1
I - Lý do chọn đề tài 1
II - Mục đích nghiên cứu đề tài 3
III - Nhiệm vụ nghiên cứu 3
IV- Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4
V - Phương pháp nghiên cứu 4
B - Phần nội dung 4
Chương I: Tìm hiểu cấu trúc sách giáo khoa Toán 3
chương trình Tiểu học mới 4
I - Mục tiêu của chương trình môn Toán Tiểu học mới 4
II - Nội hiểu cấu trúc sách giáo khoa chương trình Tiểu học mới 6
III - Nội dung chương trình Toán 3 Tiểu học mới 7
IV - Trình độ chuẩn tối thiểu học sinh phải đạt được sau khi học xong Toán 3 9
Chương II: So sánh nội dung chương trình Toán 3 Tiểu học
mới với chương trình Toán 3 cải cách giáo dục 12
Chương III: Tìm hiểu phương pháp dạy học mạch yếu tố
hình học Toán 3 chương trình tiểu học mới 14
Chương IV Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học
mạch yếu tố hình học Toán 3 16
Chương V: Một số giải pháp để dạy tốt mạch yếu tố hình học
Toán 3 chương trình Tiểu học mới 18
C - Phần thực nghiệm 30
I - Mục đích thực nghiệm 30
II - Nội dung thực nghiệm 30
III - Phương pháp thực nghiệm 30
IV - Thời gian địa điểm tiến hành thực nghiệm 30
V - Nội dung bài soạn thực nghiệm 30
Kế hoạch bài dạy 1 31
Kế hoạch bài soạn 2 36
VI - Kết quả thực nghiệm 43
D - Kết luận 44
E - Tài liệu tham khảo 46
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36736/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

vuông) ngoài việc xét “tổng thể” học sinh đã biết dựa vào các đặc điểm về yếu tố cạnh, góc, đỉnh của hình để nhận dạng, nêu tên hình. Chẳng hạn hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau, hình vuông có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
Khi dạy khái niệm hình hình học mới giáo viên cần sử dụng đồ dùng trực quan hay liên hệ các đồ vật trong thực tế có hình dạng học để học sinh nhận biết hình. Hướng dẫn học sinh tìm thêm các đồ vật ở nhà mình, trong lớp có dạng hình chữ nhật, hình vuông như quyển sách, bảng lớp, mặt bàn…
Cần lấy những hình có tính chất “Phản ví dụ” để học sinh nhận biết sâu hơn hình dạng các hình đang học.
Chẳng hạn: Khi dạy khái niệm hình chữ nhật, giáo viên có thể cho học sinh quan sát tập hợp gồm nhiều hình rồi yêu cầu các em tô màu cao hình chữ nhật.
ã
Trong mạch yếu tố hình học ngoài nhận dạng hình chữ nhật, hình vuông học sinh lớp 3 còn được học về khái niệm hình tròn. ở lớp 1, 2 học sinh đã biết được hình tròn qua hình ảnh mặt đồng hồ, cái đĩa, bánh xe … học sinh có được biểu tượng về “hình tròn”. Đến lớp 3, học sinh được biết “hình tròn” như là một hình với đặc điểm về các yếu tố: Tâm, đường kính, bán kính của hình tròn. Trước khi học sinh hình tròn học sinh đã được giới thiệu về trung điểm của đoạn thẳng. Cần cho học sinh liên hệ kiến thức bài “trung điểm” để biết được tâm 0 của hình tròn là trung điểm của đường kính, bán kính = 1/2 đường kính.
ở lớp 3 chưa dạy đến khái niệm “đường tròn” do vậy giáo viên không nên cho học sinh phân biệt “hình tròn” với “đường tròn”.
Mặt khác, khi dạy bài: “Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng”. Giáo viên cần lưu ý không nhất thiết phải lấy đoạn thẳng dài 2cm như đoạn thẳng ở sách giáo khoa, giáo viên vẽ ở bảng có thể lấy đơn vị là dm. ở phần này học sinh dựa trên cơ sở trực quan là chính, trong khi dạy giáo viên không được nói “bên trái, bên phải”. Vì khi dạy bài này, trung điểm của đoạn thẳng là duy nhất, còn điểm ở giữa thì có nhiều điểm, cho nên khi học sinh nhận biết trung điểm giáo viên lấy thêm điểm ở giữa thì khó đối với học sinh. Khi dạy phần này, yêu cầu học sinh nhìn vào hình vẽ nêu đúng điểm ở giữa, nêu đúng trung điểm là được không yêu cầu các em phải giải thích tại sao.
B
3cm
M
3cm
A
ở lớp 3 chưa yêu cầu học sinh nắm được “khái niệm” điểm điểm của đoạn thẳng với “định nghĩa” chính xác “khái niệm” đó. Trong sách Toán 3 mới chỉ là giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng nhằm giúp học sinh nhận biết một điểm có điều kiện như thế nào được gọi là trung điểm của đoạn thẳng, từ đó xác định trung điểm của đoạn thẳng như sách Toán 3 đã thực hiện. Học sinh xác định trung điểm của đoạn thẳng (trên cơ sở đo độ dài của đoạn thẳng rồi chia đôi đoạn thẳng đó). Trong sách giáo khoa, trùn điểm của đoạn thẳng được giới thiệu trên cơ sở học sinh được biết thế nào là “điểm ở giữa” hai điểm đã cho. Chẳng hạn, M là điểm ở giữa A và B (Xem hình vẽ).
Từ đó giới thiệu điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi điểm M thoả mãn 2 điều kiện.
- M là điểm ở giữa điểm A và điểm B
- Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB (AM = MB = 3cm)
Từ 2 điều kiện trên cần cho học sinh đưa ra hai điều kiện tương đương để nhanạ biết hay xác định: “Trung điểm của đoạn thẳng”. Chẳng hạn, M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi.
- Ba điểm A, M, B theo thứ tự là 3 điểm thẳng hàng
- Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB (Am = MB)
(A, M, B theo thứ tự là 3 điểm thẳng hàng cùng hiểu: M là điểm giữa điểm A và B).
Chẳng hạn, vận dụng các dấu hiệu trên và trung điểm của đoạn thẳng, ta có thể giải thích cho mỗi trường hợp sau (bài 2 trang 18 - Toán 3).
3cm
2cm
G
E
0
2cm
2cm
B
A
1/ O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì có O, A, B
M
là 3 điểm thẳng hàng và AO = OB (cùng bằng 2cm)
D
2cm
2cm
C
2/ M không là trung điểm của đoạn thẳng CD vì C, M
D là 3 điểm không thẳng hàng
H
3/ H không là trung điểm của đoạn thẳng EG vì
độ dài đoạn thẳng EH (2cm) không bằng độ dài
đoạn thẳng HG (3cm)
Qua phần nêu trên ta nhận thấy dạy bài hình tròn phải xác định với kiến thức của bài trung điểm của đoạn thẳng. Cho nên giáo viên cần thực hiện được ý đồ đó và giúp học sinh thấy rõ: Tâm là trung điểm của đường kính bán kính =1/2 đường kính …
Trở lại vấn đề dạy khái niệm đường tròn, để giúp các em khắc sâu kiến thức thì “vẽ trang trí hình tròn ” là một nội dung dạy học hấp dẫn học sinh Tiểu học nhữngcũng có người cho rằng nội dung đó còn “khó” đối với đối với học sinh lớp 3 (ở đây là khó vẽ các đường nét trang trí hình tròn). Bởi vậy, giáo viên cần thống nhất về ý nghĩa và mức độ yêu cầu của nội dung dạy học “vẽ trang trí hình tròn” ở lớp 3.
“Vẽ trang trí hình tròn” không những góp phần củng cố các kiến thức đã học về hình tròn (nhận biết hình tròn: Tâm, bán kính, đường kính; kỹ năng vẽ hình tròn bằng com pa…) mà còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho học sinh thông qua cái đẹp của hình trang trí, sự phối hợp các đường nét, tạo dạng các hình trang trí phù hợp với sự tưởng tượng, khái quát của học sinh.
Chẳng hạn, các hình như dưới đây:Viên gạch hoa Hình hoa thị Hình cánh hoa
Tuy nhiên, ở lớp 3 nội dung dạy học về “vẽ trang trí hình tròn” là giúp học sinh vẽ được những hình trang trí đơn giản và từ đó gợi ý ra cho học sinh hứng thú tìm tòi, tự vẽ được những hình thức phức tạp hơn, tuỳ theo năng lực phát triển của mỗi học sinh.
Chẳng hạn, bài “vẽ trang trí hình tròn” ở sách toán 3 trang 112, yêu cầu học sinh hoàn thành hình trang trí như hình mẫu.
Để vẽ được hình mẫu này giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo 3 bước.
Bước 1: Vẽ mẫu 1 (vẽ đường tròn tâm 0, bán kính OA)
Bước 2: Vẽ mẫu 2 trê hình vẽ sau bước 1.
Bước 3: Vẽ mẫu 3 trên hình vẽ sau bước 1 và bước 2.
Như vậy, học sinh được vẽ từ đơn giản đến phức tạp hơn phù hợp với kỹ năng vẽ của học sinh lớp 3.
Ngoài các nội dung dạy học mạnh yếu tố hình học đã nêu ở trên. ở lớp 2, học sinh đã được học về tính chu vi hình tam giác. Lên lớp 3 các em được học thêm về chu vi hình chữ nhật, hình vuông bằng cách tính tổng độ dài của các cạnh.
4cm
A
B
4cm
Tuy nhiên, việc hình thành “quy tắc” tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông được thực hiện theo ý tưởng chung là thông qua việc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông có độ dài các cạnh cho trước (với số đo cụ thể) rồi lhái quát thành “quy tắc” tính chu vi các hình đó. Chẳng hạn, tính chu vi hình chữ nhật ABCD với kích thước đã cho theo hình vẽ.
3cm
3cm
C
D
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm theo các bước:
Bước 1: Trước hết tính chu vi hình chữ nhật bằng cách tính tổng độ dài các cạnh.
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
4 + 3 + 4 + 3 = 14 (cm) (1)
Bước 2: Tìm cách “chuyển” cách tính chu vi hình chữ nhật theo công thức có dạng: (4 + 3) x 2 = 14 (cm)
Ta có thể th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status