Đề tài Giúp đỡ học sinh yếu kém trong khi giải toán có lời văn ở lớp 4 - pdf 13

Download Đề tài Giúp đỡ học sinh yếu kém trong khi giải toán có lời văn ở lớp 4 miễn phí



MỤC LỤC
 
Lời cảm ơn
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU:
I - lý do chon đề tài
1/ Xuất phát từ những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy - học toán ở Tiểu học nói riêng:
2/ Xuất phát từ thực trạng đối tượng học sinh ở địa phương thường gặp khó khăn trong quá trình học mạch kiến thức nghiên cứu trong đề tài:
3/ Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở bậc tiểu học:
II - mục đích nghiên cứu:
III - Nhiệm vụ nghiên cứu:
IV - Phương pháp nghiên cứu:
V - Phạm vi nghiên cứu:
IV - Cấu trúc của đề tài:
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
CHƯƠNG II
Cơ sở thực tiễn của đề tài
I - Nguyên nhân:
II - Biểu hiện: Hoạt động tư duy của những học sinh yếu kém có những biểu hiện sau đây:
1/ Tư duy thiếu linh hoạt:
III- Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục:
Chương III
Thực nghiệm sư phạm
I -Mục đích của thực nghiệm:
II - Nội dung thực nghiệm:
III - Hình thức phương pháp thực nghiệm:
IV - Thời gian và địa điểm thực nghiệm:
CHƯƠNG IV
Áp dụng dạy học tích cực để thiết kế các bài dạy:
Giải toán có lời văn ở lớp 4
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36739/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

và ý chí vươn lên” (Điều 4 chương I - luật giáo dục 1998). Bởi vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là một điều cấp thiết. Đặc biệt đối với độ tuổi tiểu học chập chững ngồi trên ghế nhà trường. Cho nên khi dạy toán có lời vănở lớp 4 ta luôn nghĩ rằng cần tạo mọi điều kiện tìm ra những con đường ngắn nhất, thiết thực nhất để “giúp đỡ những học sinh yếu kém giải toán có lời văn được tốt hơn” Đây cũng chính là nội dung chủ yếu của đề tài mà tui đưa ra đem vào nghiên cứu trong cuộc dự thi tốt nghiệp lớp cử nhan Tiểu học khoá 2003 - 2006 lần này.
II - mục đích nghiên cứu:
“Giúp đỡ học sinh yếu kém trong khi giải toán có lời văn ở lớp 4” trong trường tiểu học.
III - Nhiệm vụ nghiên cứu:
1/ Nghiên cứu đề tài:
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến dạy học toán. Nghiên cứu các phương pháp dạy học để học sinh giải toán có lời văn ở lớp 4 được tốt hơn.
2/ Dạy thực nghiệm:
Thực nghiệm sư phạm xác định hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trực quan đối với môn Toán lớp 1.
IV - Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu về môn Toán
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp thực nghiệm để nắm được tính khả thi của đề tài.
- Tham khảo các đề tài sáng kiến kinh nghiệm của các năm trước cùng các tài liệu tập huấn chương trình sách giáo khoa với môn Toán lớp 4.
V - Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về mạch kiến thức về giải toán có lời văn ở lớp 4.
- Đối tượng những học sinh thường gặp khó khăn trong khi giải toán có lời văn ở lớp 4 của trường Tiểu học Thanh Thuỷ - Thanh Chương - Nghệ An
- Số học sinh 30 em thuộc 3 lớp 4của trường.
IV - Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu phần kết luận, mục lục, phụ lục tham khảo đề tài gồm có 4 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương II: Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Chương IV: Nội dung dạy học tích cực để thiết kế các bài dạy - giải các bài toán có lời văn tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, hướng dẫn giúp đỡ học sinh yếu kém khi giải toán cò lời văn.
phần II: Nội dung đề tài
Chương I
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Như chúng ta đã biết tư duy của học sinh Tiểu học đang trong quá trình hình thành và phát triển còn ở trong giải đoạn “tư duy cụ thể” do đó việc nhận thức các kiến thức toán học trừu tượng là vấn đề khó đặc biệt đối với dạng toán có lời văn. Chính vì vậy chúng ta cần nhận thức rõ bản chất của các đối tượng để từ đó đặt ra các phương pháp giải toán thích hợp nhẹ nhàng dễ hiểu đối với những học sinh còn yếu kém. Như phần trên tui đã trình bày, nếu như chúng ta chỉ tập trung chất lượng mũi nhọn mà bỏ qua chất lượng đại trà thì rõ ràng chúng ta không hoàn thành được nhiệm vụ phổ cập trong trường tiểu học mà còn xúc phạm đến danh dự của người thầy. Theo tui cơ sở lý luận của vấn đề này chúng ta phải đi sâu nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi của những học sinh này.
1/ Trừ những trường hợp bệnh lý như thần kinh - khuyết tật bẩm sinh. Các chứng bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của học sinh còn tất cả những em khác phát triển bình thường đều có khả năng tiếp thu chương trình toán và đạt yêu cầu quy định. Song trong thực tiễn, trong một lớp học số học sinh đạt kết quả thấp trong môn Toán con tương đối nhiều, phải chăng đây là do sự phát triển nhận thức cùng lứa tuổi không đồng đều, hoạt động tư duy có những nét riêng đối với từng em, việc lĩnh hội những kiến thức trước không đầy đủ, thiếu vững chắc, thái độ học tập có nhiều thiếu sót, sức khoẻ chưa tốt và đời sống gặp nhiều khó khăn, học tập ở nhà không được chú ý… Đó chính là những cơ sở để chúng ta tìm hiểu nghiên cứu các em giải toán được tốt hơn.
2/ Toán có lời văn liên quan đến ngôn ngữ mà ngôn ngữ toán học được thể hiện ở dạng ngôn ngữ viết vừa có tính chất chặt chẽ vừa có tính chất khái quát uyển chuyển bởi “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” Lênin. Song trên thực tế do tâm sinh lý lứa tuổi của các em phát triển không đồng đều nên khi đọc đề toán hay nghe đề toán nêu ra có nhiều em không hiểu được ý của đề bài, dẫn đến hiểu sai ý của đề bài, theo kiểu mỗi em làm một vẻ: “Trâu lội ngược bò lội xuôi” kết quả bài ra hoàn toàn bị sai lệch. Vì vậy khi xác định yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cho những học sinh yếu kém người giáo viên luôn luôn chú ý các câu hỏi nhẹ nhàng dễ hiểu nhằm tạo ra hứng thú, kích thích sự tìm tò, đòi hỏi sự nổ lực phấn đấu vươn lên của học sinh. Nếu dạy học mà không nắm được khả năng nhận thức cũng như các đặc điểm của quá trình nhận thức ở trẻ em thì không đạt được hiệu quả, giống như “nền văn minh” đang đứng trước một bức tường ngăn. Hơn thế nữa, khả năng nhận thức của trẻ em đang được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng. Đặc biệt là đối với những học sinh cá biệt đã yếu lại chậm hiểu. Vì vậy hơn ai hết người giáo viên Tiểu học phải hiểu trẻ em với đầy đủ ý nghĩa của nó để tiến hành bòi dưỡng giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong khi giải toán được thành công tốt đẹp hơn. Bởi vậy khi nêu đề tài ngôn ngữ của người thầy giáo phải hết sức thận trọng, không nêu câu hỏi ngắn qua hay dài quá mà cần nêu câu hỏi ngắn gọn gợi mở gây hứng thú học tập cho học sinh. Đây cũng chính là cội nguồn dẫn đến sự thành công của người dạy học trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay.
3/ Đặc điểm tâm lý, sự phát triển tâm lý ở độ tuổi Tiểu học ảnh hướng không nhỏ đến quá trình nhận thức, chiếm lĩnh tri thức khi học môn Toán của học sinh Tiểu học, quan trọng hơn là khi học giải toán có lời văn.
- Do trí nhớ của các em chưa bền vững nên khi nêu ra mọi khái niệm mọi định nghĩa mọi phương pháp giải toán có những em giải toán rất nhanh, kể cả đặt lời giải vẫn chính xác song nếu khi chuyển sang học chương mới dạng toán mới đã không đọng lại trongc ác em được cái gì cả. Có chăng là những em có trí nhớ tốt hay có điều kiện tốt để kiểm tra lại. Bên cạnh đó đặc điểm “chú y” của học sinh tiểu học cũng không bền vững. Khi học bài dưới sự dẫn dắt của thầy giáo các em rất chú ý nghe giảng bài. Song do tính hiếu đọng ham chơi hiểu biết cái mới, cái lạ lại quên ngay nội dung bài đã học.
- Đối với những em học sinh cá biệt càng dễ dàng sao nhãng đi phần nội dung bài học. Bởi vì so với sự phát triển tâm lý lứa tuổi cùng với bạn bè là không đồng đều chính vì vậy mà chúng ta cần có sự quan tâm đặc biệt tới những học sinh này. Muốn vậy chúng ta phải đi sâu nghiên cứu tìm hiểu mọi đặc tính cá biệt, mọi hoàn cảnh riêng của rừng em, không thể đối với với các em, dạy các em đồng đều như những bạn cùng lớp được. Nắm bắt được những đặc điẻm tâm sinh lý riêng của những học sinh này tui quyết định đi sâu nghiên cứu, h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status