Chuyên đề Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng vật lí ở trường trung học cơ sở - pdf 13

Download Chuyên đề Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng vật lí ở trường trung học cơ sở miễn phí



MỤC LỤC
Trang Bìa Trang 1
Mục lục Trang 2
Tài liệu tham khảo Trang 3
A: Đặt vấn đề Trang 4
I. Cơ sở khoa học. Trang 4
1. Cơ sở lí luận. Trang 4
2. Cơ sở thực tiễn. Trang 5
II. Mục đích và nhiệm vụ đề tài nghiên cứu. Trang 5
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 5
IV. Những biện pháp và giải pháp thực hiện. Trang 5
1. Chuẩn bị thí nghiệm. Trang 6
2. Tiến hành thí nghiệm. Trang 6
3. Trao đổi ở tổ nhóm. Trang 7
B: Giải quyết vấn đề. Trang 7
I. Nội dung lý luận trực tiếp liên quan tới vấn đề nghiên cứu Trang 7
II. Cơ sở thực tiễn và thực trạng của việc hướng dẫn học sinh
sử dụng đồ dùng Vật lý ở trường THCS Phù ủng. Trang 7
III. Giải pháp Trang 9
IV. Kết qủa học tập đầu năm. Trang 9
V. Áp dụng vào một trường hợp cụ thể. Trang 9
C: Kết luận. Trang 12
I. Kết quả khảo sát chất lượng học kỳ I. Năm học 2010- 2011: Trang 12
II. Bài học rút ra nhận xét. Trang 13
III. ý kiến đề xuất, đề nghị. Trang 13
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36532/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ÂN THI
TRƯỜNG THCS PHÙ ỦNG
CHUYÊN ĐỀ
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Họ và tên: Nguyễn Văn Trọng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường trung học cơ sở Phù Ủng
Phù Ủng, ngày 28 tháng 03 năm 2011
MỤC LỤC
Trang Bìa Trang 1
Mục lục Trang 2
Tài liệu tham khảo Trang 3
A: Đặt vấn đề Trang 4
I. Cơ sở khoa học. Trang 4
1. Cơ sở lí luận. Trang 4
2. Cơ sở thực tiễn. Trang 5
II. Mục đích và nhiệm vụ đề tài nghiên cứu. Trang 5
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 5
IV. Những biện pháp và giải pháp thực hiện. Trang 5
1. Chuẩn bị thí nghiệm. Trang 6
2. Tiến hành thí nghiệm. Trang 6
3. Trao đổi ở tổ nhóm. Trang 7
B: Giải quyết vấn đề. Trang 7
I. Nội dung lý luận trực tiếp liên quan tới vấn đề nghiên cứu Trang 7
II. Cơ sở thực tiễn và thực trạng của việc hướng dẫn học sinh
sử dụng đồ dùng Vật lý ở trường THCS Phù ủng. Trang 7
III. Giải pháp Trang 9
IV. Kết qủa học tập đầu năm. Trang 9
V. Áp dụng vào một trường hợp cụ thể. Trang 9
C: Kết luận. Trang 12
I. Kết quả khảo sát chất lượng học kỳ I. Năm học 2010- 2011: Trang 12
II. Bài học rút ra nhận xét. Trang 13
III. ý kiến đề xuất, đề nghị. Trang 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chưong trình trung học cơ sở. Nhà xuất bản giáo dục năm 2002.
Tài liệu thay SGK lớp 7.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III môn Vật lý (quyể 1+2). Nhà xuất bản giáo dục năm 2006 + 2007.
Đổi mới phương pháp dạy học của tác giả Trần Kiều.
SGK, SGV, SBT Vật lý 7.
Phân phối chương trình Vật lý THCS.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lí luận.
Thế giới của chúng đã đi được hơn 1/10 chặng đường của thế kỷ 21 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Trước bối cảnh thế giới đang tiến gần đến một nền kinh tế trong phạm vi toàn cầu, sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin. Việt Nam cũng trên đà phát triển và xem giáo dục là công cụ phát triển nhất để theo kịp với các nước phát triển trên thế giới. Trong những năm gần đây, nghị quyết của Đại hội Đảng và nhiều văn kiện khác của nhà nước, của Bộ Giáo dục - Đào tạo đều nhấn manh việc đổi mới phương pháp là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp học và bậc học ở nước ta, nhằm đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS ....”.
Năm học 2010 - 2011 là năm thứ sáu thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục Đào tạo là: Phải thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy từ phương pháp dạy học "cũ - thụ động ” thầy đọc - trò chép” sang phương pháp giảng dạy tích cực, chủ động, sáng tạo theo hướng “Phát huy trí lực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm”. Cũng như hầu hết thầy, các thầy cô giáo khác những năm học vừa qua bản thân tui là một giáo viên giảng dạy môn Vật lý THCS luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của Bộ Giáo dục - Đào tạo đề ra. Bởi chúng ta đều biết phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt kiến thức tới học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học sẽ là con đường giúp người học tiếp thu kiến thức một cách chủ động hiệu quả và phát huy trí lực của người học. Mỗi cấp học, mỗi bộ môn đều phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp và phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện và đây cũng chính là một trong những yếu tố, động lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay. Trước yêu cầu cấp bách đó, giáo viên bậc THCS nói riêng và đội ngũ nhà giáo nói chung, luôn học hỏi tìm ra các biện pháp giảng dạy tốt nhất giúp học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào học tập phát huy chức năng động, sáng tạo của học sinh. Từ đó học sinh thấy thích được học môn học nói chung cũng như bộ môn Vật lý nói riêng và ham muốn khám phá tri thức nhân loại. Từ những suy nghĩ trên tui đã nghiên cứu trao đổi với các nhóm bộ môn cũng như với giáo viên dạy bộ môn Vật lý về vấn đề khai thác các thí nghiệm trong các giờ học Vật lý, nhất là thí nghiệm vật lý 7. Đây là khối lớp mà bước đầu các em đã được làm quen với phương pháp đổi mới trong dạy học, đó là điều kiện rất thuận lợi để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Trong chuyên đề này tui muốn đề cập đến việc hướng dẫn HS sử dụng đồ dùng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lý 7 để giờ học có hiệu quả tốt hơn.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế hiện nay do dặc thù môn học nên việc giảng dạy môn vật lý 7 phần làm thí nghiệm gặp nhiều khó khăn và phải mất rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị cũng như việc hướng dẫn học sinh lắp giáp thí nghiệm vì vậy mỗi tiết học có kết quả không cao. Song kết quả chưa cao cũng do một số những nguyên nhân sau:
- Do lực học của hs không đồng đều, không tập trung dẫn đến kết quả chưa đạt theo nguyện vọng.
- Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu hay một số đồ dùng để lâu bị hỏng không đảm bảo, dẫn tới thí nghiệm không thành công.
- Phần do nhận thức, suy luận, tưởng tượng của học sinh còn kém, ứng dụng đưa các hiện tượng vật lí vào đời sống và chưa biết cách giải thích.
II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
1. Mục đích đề tài
Tìm hiểu những hạn chế của học sinh lớp 7 khi sử dụng đồ dùng thí nghiệm từ đó có những biện pháp khắc phục để giờ học có hiệu quả hơn.
2. Nhiệm vụ của đề tài.
Đề tài nêu và giải quyết một số vấn đề sau: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
Cơ sở thực tế và hiện trạng của việc giảng dạy, sử dụng đồ dùng thí nghiệm Vật lý của HS trường THCS Phù ủng.
Phân loại và hướng dẫn học sinh lớp 7 sử dụng đồ dùng thí nghiệm Vật lý.
Kết quả đạt được.
III. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu.
- Học sinh lớp 7. A, 7. B, 7. C trường THCS Phù ủng.
- Học kỳ I năm học: 2010 - 2011.
Để khai thác các thí nghiệm làm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh một cách cao nhất cần có một số biện pháp và giải pháp sau:
IV. Những biện pháp và giải pháp thực hiện.
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, các tri thức vật lí hoá là sự khái quát hoá các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong đời sống. Dựa trên các thí nghiệm học sinh thực hiện được các thao tác tư duy để tiếp thu tri thức mới. Bài học có thí nghiệm kích thích óc tò mò khám phá khoa h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status