Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành - pdf 13

Link tải miễn phí luận văn
Ngay từ sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, nhận thức được sâu sắc vấn đề cơ bản của mọi cuộc Cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Quốc dân đồng bào thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam, chính quyền dân chủ đầu tiên của nước ta. Đúng với mục tiêu xây dựng nhà nước CHXHCH Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, Đảng luôn coi trọng quyền làm chủ của nhân dân thông qua phổ thông đầu phiếu để bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước. Chính vì thế, Hội đồng nhân dân đã được xây dựng như là một hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra. Bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã giành 5 chương, 6 điều quy định vai trò và vị trí của Hội đồng Nhân dân. Ngày 22/11/1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 63 về Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Lần đầu tiên, Hội đồng nhân dân có một định nghĩa kể từ Hiến pháp 1959. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung (các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992), Hiến pháp đều quy định đầy đủ vị trí, tính chất, chức năng (được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ và quyền hạn) của Hội đồng nhân dân. Từ đó đến nay, cùng với sự thăng trầm của đất nước, hệ thống các cơ quan dân cử ở địa phương đã vượt qua không ít những khó khăn, thử thách để khẳng định vị trí của mình.
Việc nghiên cứu, làm rõ vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành giúp ta có cái nhìn đa diện và hoàn thiện hơn về bộ máy nhà nước, nghiên cứu lý luận về Hội đồng nhân dân giúp ra hiểu rõ vai trò nhiệm vụ của nó, đồng thời làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn còn bất hợp lý so với lý luận, để từ đó tìm ra giải pháp giải quyết ngay từ ngọn nguồn của vấn đề.

I. Nội dung :
Về mối quan hệ giữa vị trí, tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân :
Nói đến vị trí là nói đến chỗ đứng của Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị, trong bộ máy nhà nước, tính chất làm ta xác định rõ và không thể nhầm lẫn Hội đồng nhân dân với cơ quan nào khác, chức năng là những tính chất của các mặt hội đồng nhân dân đảm nhiệm. Như vậy, có thể thấy rõ, ba yếu tố này có liên hệ mật thiết không thể tách rời, nghiên cứu để làm rõ từng khía cạnh nhưng phải đặt chúng trong mối quan hệ với nhau thì mới có thế nhìn được vấn đề một cách toàn diện. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 119. Điều 120 Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua ( 26/11/2003) cùng các văn bản luật, pháp lệnh khác.
1. Vị trí của Hội đồng nhân dân :
- Sự thay đổi kết cấu và tính chất bộ máy nhà nước dưới chế độ XHCN:
HĐND là hình thức tổ chức chính quyền kiểu mới XHCN. cách tổ chức chính quyền kiểu mới dựa trên quan điểm thừa nhận quyền lực nhân dân ở từng cộng đồng lãnh thổ. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương XHCN không còn phân biệt cấp hành chính cơ bản hay trung gian nữa mà ở tất cả các đơn vị hành chính lãnh thổ đều có mô hình tổ chức gần giống nhau: Một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và một cơ quan chấp hành. Với nhà nước XHCN thì mô hình chính quyền địa phương là một cơ quan thay mặt quyền lực nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ do nhân dân bầu ra, vừa thay mặt cho nhân dân địa phương vừa thay mặt cho cơ quan nhà nước cấp trên – là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đây là hình thức tổ chức chính quyền địa phương kiểu mới thay thế cho mô hình hành chính cũng như tự quản tồn tại trước đó.
- Con đường hình thành : Hội đồng nhân dân là cơ quan do nhân dân bầu ra ( Điều 119 HP 1992), miễn nhiệm và bãi nhiệm theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín ( Điều 1 Luật bầu cử đại biểu HĐND). Con đường hình thành này là một yếu tố quan trọng tạo nên vị trí của Hội đồng nhân dân.
- Cơ sở pháp lý: Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thay mặt cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Vị trí của Hội đồng nhân dân cũng được ghi nhận trong Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân.


Q9D6sZnCcec8Q2O
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status