Tiểu luận Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền, Nghĩa vụ của bị can, bị cáo và cơ chế bảo đảm thực hiện - pdf 13

Download Tiểu luận Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền, Nghĩa vụ của bị can, bị cáo và cơ chế bảo đảm thực hiện miễn phí



Mặc dù pháp luật TTHS đã quy định về quyền bào chữa và cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng thực tiễn áp dụng đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Với phạm vi đối tượng người bào chữa khác nhau như đã đề cập trên, dẫn đến hệ quả là chưa chắc đã đảm bảo chất lượng, tính chuyên nghiệp và khả năng thực tế để họ thực hiện việc bào chữa. Xu hướng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người thay mặt hợp pháp của họ đến với các Văn phòng luật sư ngày một nhiều, nhưng số lượng luật sư của Việt Nam còn hạn chế. Cả nước ta hiện nay có hơn 4.000 luật sư nhưng tập trung chủ yếu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với gần 3.000 luật sư. Số còn lại ở 62 tỉnh, thành phố chỉ có khoảng hơn 1.000 luật sư (4).


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37473/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

áo thực hiện quyền này được quy định từ Điều 231 đến Điều 240 của BLTTHS. Việc kháng cáo của bị cáo đối với các quyết định hay bản án sơ thẩm sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là khi có kháng cáo thì bản án sơ thẩm chưa được đem ra thi hành. Việc tạm đình chỉ thi hành một phần hay toàn bộ bản án hay quyết định bị kháng cáo là tuỳ từng trường hợp vào nội dung kháng cáo. Ngoài ra, khoản 2, Điều 255 BLTTHS quy định trường hợp mà bị cáo đang bị tạm giam mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự (TNHS), miễn hình phạt cho bị cáo, tuyên các hình phạt không tước tự do hay tuyên án tù nhưng thời hạn ngắn hơn (hay bằng) thời hạn tạm giam thì bản án hay quyết định của Toà án sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo (hay kháng nghị).
Đối với các quyền chung mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đều có như quyền được giải thích rõ quyền và nghĩa vụ, pháp luật đã quy định trách nhiệm của người tiến hành tố tụng khi áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người, tạm giữ và tạm giam đều phải giải thích cho đối tượng bị áp dụng các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ. Trong các văn bản áp dụng PLTTHS (các lệnh bắt, luyết định tạm giữ hay lệnh tạm giam) đều phải đọc, giải thích rõ cho đối tượng. Trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ tội danh, điều khoản luật được áp dụng đối với bị can. Nhằm mục đích bảo đảm tính khách quan của quá trình điều tra, xét xử, pháp luật quy định cho họ quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. Đây là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản trong hoạt động TTHS  “bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng” (Điều 14 BLTTHS) với nội dung người tiến hành tố tụng không được tiến hành tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng, họ không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Những lý do xác đáng đó cũng được pháp luật dự liệu trước và quy định cụ thể tại Điều 42 BLTTHS về những trường hợp phải từ chối hay thay đổi người tiến hành tố tụng.
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền khiếu nại đối với các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan hay người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Họ thực hiện quyền này khi cho rằng, những quyết định và những hành vi tố tụng này là trái pháp luật như bắt người chưa đủ căn cứ; trong quá trình điều tra xét hỏi, cán bộ điều tra đã truy bức, mớm cung hay thu thập chứng cứ không đúng thủ tục... Quyền khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định. BLTTHS đã quy định nguyên tắc “bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong TTHS” tại Điều 31 và một số điều luật có liên quan về quyền khiếu nại của người tham gia tố tụng. Mặt khác, BLTTHS còn bổ sung một chương riêng (Chương XXXV) quy định về khiếu nại, tố cáo trong TTHS, quy định cụ thể quyền của những người khiếu nại và người bị khiếu nại, trình tự, thủ tục thực hiện khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Điểm nổi bật trong cơ chế bảo đảm các quyền chung của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chính là quy định về quyền bào chữa của những đối tượng này. Điều 11 BLTTHS - bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quy định “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”. Thực tiễn cho thấy, việc bảo đảm quyền bào chữa không chỉ biểu hiện dân chủ, mà còn là điều kiện cần thiết để tiến hành các hoạt động tố tụng đạt kết quả cao. Do tầm quan trọng của nó mà quyền này được Hiến pháp quy định và là một nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS. Quyền bào chữa là một tổng thể các quyền và những biện pháp tố tụng cần thiết đảm bảo cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tích cực tham gia TTHS; có khả năng thực tế để bày tỏ thái độ của mình đối với việc buộc tội; lưu ý các cơ quan tiến hành tố tụng về những tình tiết này hay tình tiết khác của vụ án; khả năng nêu ra những tình tiết minh oan hay giảm nhẹ tội cho bị can, bị cáo. Nếu như quyền bào chữa là khả năng sử dụng những quyền tố tụng để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp thì biện pháp bào chữa là các hành động cụ thể để thực hiện quyền ấy (viết đơn khiếu nại, kháng cáo, tranh luận...). Khái niệm quyền bào chữa phản ánh những quyền cụ thể mà BLTTHS đã quy định cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được thực hiện để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trước việc các cơ quan và những người tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố họ với tư cách bị can, hay đã quyết định truy tố và đưa họ ra xét xử; bao gồm cả quyền họ được chứng minh là mình không có tội hay có những tình tiết giảm nhẹ TNHS. Trong khi đó, đảm bảo quyền bào chữa được xem là cơ chế thực hiện quyền bào chữa, ghi nhận trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng, các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước khác phải tạo điều kiện giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa.
Theo quy định của BLTTHS, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức pháp luật, kỹ năng bào chữa và có thể đang bị giam giữ nên họ không thể thực hiện được việc tự bào chữa có hiệu quả. Họ cần có người khác có khả năng để bào chữa, do đó, bên cạnh quyền tự bào chữa, pháp luật đã quy định họ có quyền nhờ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân bào chữa cho mình. Những người này sẽ tham gia TTHS để nhằm bác bỏ toàn bộ hay một phần sự buộc tội, giảm nhẹ TNHS cho họ (3). Quy định về người bào chữa, các quyền và nghĩa vụ của họ tại các Điều 56, 57 và 58 của BLTTHS. Tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa là quyền của người bị tạm giữ, bị can và bị cáo, không phải là nghĩa vụ của họ. Do vậy, bên cạnh việc quy định các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn luật sư phân công luật sư bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì cũng quy định quyền của những người này và người thay mặt hợp pháp của họ được yêu cầu thay đổi hay từ chối người bào chữa (khoản 2 Điều 57 BLTTHS). Trường hợp bị can, bị cáo và người thay mặt hợp pháp của họ đều từ chối người bào chữa đã được cử và không yêu cầu người bào chữa khác thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử không cần có người bào chữa.
2. Đánh giá việc thực hiện quy định của Bộ luật TTHS về bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong TTHS
- Trong việc thực hiện quyền đưa ra chứng cứ và yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Lâu nay, không ít người trong cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thấy hết tầm quan trọng của việc bảo đảm thực hiện đúng quyền này, dẫn đến vi phạm một cách ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status