Pháp luật và chính sách bồi thường thiệt hại đối với nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại Quận Long Biên, Hà Nội - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 7
1.1. Tầm quan trọng của đất đai đối với đời sống con người. 7
1.2. Những quy định chung của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp. 8
1.2.1. Các trường hợp bị thu hồi đất. 9
1.2.2 Quy định của pháp luật về bồi thường sau thu hồi đất nông nghiệp. 10
1.2.3. Bồi thường thiệt hại sau thu hồi đất nông nghiệp. 16
1.2.4. Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp. 17
1.2.5. Cưỡng chế thu hồi đất. 17
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI QUẬN LONG BIÊN – HÀ NỘI 19
2.1. Giới thiệu tổng quan về Quận Long Biên 19
2.2. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp. 26
2.2.1.“Lạm phát” các dự án vô bổ. 29
2.2.2.Thu hồi rồi bỏ hoang. 30
2.3 . Thực trạng áp dụng pháp luật 32
2.3.1. Khó khăn và tồn tại của việc áp dụng pháp luật 32
2.3.1.1. Vấn đề an ninh - lương thực. 32
2.3.1.2. Những ảnh hưởng về môi trường. 35
2.3.1.3. Đời sống, lao động và việc làm của người nông dân sau thu hồi đất. 36
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả trên. 39
2.3.3.Thực tế bất cập khi áp dụng pháp luật. 42

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP CHO VIỆC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ. 46
3.1. Nhóm giải pháp về chính sách của Nhà nước. 46
3.2. Nhóm giải pháp về công tác quản lí 52
3.3. Nhóm giải pháp việc làm 55
3.4. Một số giải pháp khác 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA 66

Sân Golf- điều mà vài năm trước còn xa lạ thì gần đây bỗng trở lên gần gũi đến nhức nhối hết sức khó hiểu. Đó là việc nhiều địa phương vốn chỉ là tỉnh, huyện thuần nông nay bỗng nuôi những cơn mơ dự án sân Golf, một cơn mơ chia đôi mỗi nửa một màu. Nửa của quan chức có quyền kí chuyển ruộng “bờ xôi ruộng mật” thành sân Golf thì hoàn toàn màu hồng, nửa còn lại thẫm đen của những nông dân sắp phải khăn gói ra đi, nhường đất cho các dự án của các quan chức có thẩm quyền đặt bút kí làm đảo đời những con người bao đời gắn liền với ruộng đồng.
Hiện nay, các dự án sân Golf đi vào thực hiện đã dần “xé nát” những cánh đồng lúa. Cả nước ta có 141 sân Golf ở 39 tỉnh, sử dụng 49.268 ha đất trong đó 2.625 ha trồng lúa. Sân Golf đã trở thành một hiện tượng đang “bùng nổ”, là “sát thủ” của nhà nông, đe doạ nền an ninh lương thực của Quốc gia.
Chính quyền địa phương thu hồi đất cho các doanh nghiệp xây dựng sân Golf với niềm tin địa phương sẽ trở nên giàu có, nhưng có ai làm luận chứng rằng có bao nhiêu người nước ngoài sẽ tới và họ tiêu bao nhiêu tiền khiến địa phương đó giàu lên? Hẳn không ai tính đến yếu tố rủi ro luôn có trong kinh doanh nhất là kinh doanh loại dịch vụ quý tộc này. Cho đến nay, sau nhiều năm thực hiện dự án sân Golf, kết quả thống kê cho thấy chúng ta “mất nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu”.
Ví dụ : Sân Golf Vân Trì (Hà Nội), với tổng vốn đầu tư 14,5 triệu USD, nhưng dự án này kéo dài từ 1993 đến 2003 mới đi vào hoạt động. Sân Golf này đã khiến 600 hộ gia đình mất đất nhưng chỉ có 500 lao động địa phương được đưa vào làm việc. Tính từ tháng 6/ 2003 đến tháng 12/ 2007 sân Golf này nộp ngân sách 20,8 tỉ đồng, trung bình mỗi năm nộp 4 tỉ đồng. Nếu tính giá trị bị mất, hàng năm, ngàn lao động bỗng nhiên mất việc làm thì ngân sách Nhà nước thu được là không đáng kể. Sân Golf không đóng góp bao nhiêu cho tăng trưởng kinh tế Hà Nội. Đó là chưa kể các tác động khác như tác động về môi trường.
Là một loại hình giải trí có thể gọi là “xa xỉ phẩm”, không phù hợp với thu nhập phần lớn của người dân Việt Nam, vậy đặt ra một câu hỏi ta có nên dành quá nhiều đất nông nghiệp cho các sân Golf hay không? Phải chăng, thay vào đó là các khu công nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho sự nghiệp sự nghiệp công nghiệp hoá của Việt Nam hiện nay.
2.2.2.Thu hồi rồi bỏ hoang.
Mặc dù là khâu cuối cùng trong quá trình thu hồi đất nhưng việc sử dụng đất thế nào sau thu hồi cho hiệu quả lại là vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định ý nghĩa của việc thu hồi đất. Chúng ta đã rất “đau lòng” khi chứng kiến từng tấc đất màu mỡ đang dần mất đi nhưng càng đau lòng hơn khi một số địa phương bị thu hồi đất rồi lại bỏ hoang. Thực trạng này tạo nên một nghịch lí: Trong khi, người nông dân không có đất để sản xuất nông nghiệp thì đất thu hồi do doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa đủ năng lực để san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng lại để hoang. Những dự án dang dở, bỏ hoang lại thường dựng rào bao xung quanh, rồi đổ mấy xe đất như kiểu giữ phần, xí chỗ. Người nông dân chỉ biết đứng nhìn ruộng đất bỏ hoang, thậm chí có nơi bỏ hoang đến gần chục năm trời. Tình trạng này không riêng một tỉnh nào, nó tồn tại khắp các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh ưu ái ồ ạt cho các doanh nghiệp vào đầu tư mà không cân nhắc, xem xét kĩ. Tại bốn tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên và Vĩnh phúc có tới 50% diện tích đất đã giải phóng thuộc diện “quy hoạch treo”. Ngay trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng có không ít dự án dang dở, bỏ ra không bỏ, xây dựng cũng chẳng thành xây dựng.
Một thực trạng cũng khá phổ biến nữa là các dự án được đưa ra chỉ là những lí do để thu hồi đất của người dân sau đó “phân lô bán nền” làm cho đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại mà các khu công nghiệp với không ít đắng cay nhưng dù sao người nông dân vẫn chút hi vọng khi họ hay con cháu họ có một việc làm nào đó trong nhà máy. Và dẫu sao giữa một làng quê cùng kiệt nàn mà nay có một khu công nghiệp cũng là niềm an ủi cho những người nông dân ấy, họ “hy sinh” cho đất nước tiến lên. Nhưng hiện nay, cái mọc lên không phải là nhà máy, mà là những nghịch lí quy hoạch treo, “phân lô bán nền” thì sự hi sinh ấy không đáng có.
Mặt khác, thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm đã gây bất lợi đến tâm lí cũng như ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất. Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến trong định giá đền bù cho người dân. Ngoài ra cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng tại các địa phương vừa yếu, vừa thiếu, dẫn đến hiện tượng không giải đáp rõ những thắc mắc của người dân hay áp dụng không đúng chính sách, chế độ đền bù, hỗ trợ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Trong cuộc toạ đàm: “Những vấn đề xã hội của nông dân và nông thôn Việt Nam hiện nay”, (TS Vũ Tuấn Anh Viện kinh tế Việt Nam) đã đưa ra một cách nhìn nhận mới về vấn đề đất đai nông thôn hiện nay, đó là Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng ruộng đất mới- cuộc cách mạng lần thứ tư trong lịch sử, song Việt Nam lại chưa coi đó là cuộc cách mạng, TS Vũ Tuấn Anh cho rằng: “Lịch sử nước ta đã từng tiến hành các cuộc cách mạng ruộng đất vào những năm 1950- 1960, thời kì hợp tác hoá, Khoản 10 và giờ là cuộc cách mạng mới. Ông khuyến cáo, cải cách ruộng đất với mật độ dày đặc (15 năm/lần) đã làm đảo lộn rất lớn đến cuộc sống của người dân, trong đó chỉ có 2 cuộc người dân được đất và hai cuộc bị mất đất. Cuộc cách mạng ngày nay chính là cuộc cách mạng mà người nông dân bị mất đất.
Chúng ta cần có quan niệm đúng đắn về cuộc cách mạng này, cần có cái nhìn sâu hơn về tam nông (nông dân – nông nghiệp –nông thôn ). Rõ ràng với tình trạng lấy đất và cách lấy đất như hiện nay, đất đai cả nước đang bị băm nát, ruộng đất của người nông dân cũng bị băm nát, hậu quả sẽ vô cùng nặng nề.
Công nghiệp hoá nông thôn để đưa nước ta “vượt ngưỡng” chậm phát triển, nâng cao đời sống của người nông dân là điều bắt buộc mà toàn Đảng, toàn dân phải làm. Tuy nhiên, công nghiệp hoá nông thôn một cách vội vàng và không có những bước đi phù hợp tạo ra những mặt trái với mức độ nghiêm trọng.
2.3 . Thực trạng áp dụng pháp luật
2.3.1. Khó khăn và tồn tại của việc áp dụng pháp luật
2.3.1.1. Vấn đề an ninh - lương thực.
Vấn đề an ninh lương thực hiện nay đang được đặt ra cấp thiết tại nhiều Quốc gia, vậy với việc thu hồi đất nông nghiệp như trên, tình hình an ninh lương thực của Việt N...


MMaaCJPxpepKa2p
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status