Một số vấn đề về bầu cử thêm và bầu cử lại - pdf 13

Download Một số vấn đề về bầu cử thêm và bầu cử lại miễn phí



Đối với bầu cử lại, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội qui định trong Điều 72 và Điều 73. Hai điều này qui định hai căn cứ khác nhau dẫn đến việc bầu cử lại. Do đó, chỉ có Điều 72 qui định nếu bầu cử lại mà số cử tri đi bầu vẫn chưa quá nửa số cử tri ghi trong danh sách thì không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai. Theo cách hiểu của chúng tôi, trong trường hợp bầu cử lại theo căn cứ qui định tại Điều 73 (bầu cử lại khi kết quả bầu cử bị hủy do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng) mà vẫn tiếp tục xảy ra vi phạm nghiêm trọng pháp luật bầu cử thì vẫn có thể bầu cử lại lần nữa (bầu cử lần thứ ba). Cách tư duy vấn đề theo hướng như vậy, theo chúng tôi là hợp lý. Tuy nhiên, qui định như Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân hiện nay (vì Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cũng qui đinh tương tự) là chưa rõ ràng, chưa cụ thể. Cách qui định như vậy dễ gây hiểu nhầm là trong tất cả các trường hợp (kể cả bầu cử lại theo qui định tại Điều 72 - khi số cử tri đi bầu vẫn chưa quá nửa số cử tri ghi trong danh sách, hay bầu cử lại theo qui định tại Điều 73 (bầu cử lại khi kết quả bầu cử bị hủy do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng) đều không tiến hành bầu cử lại lần thứ hai.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38576/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

eMỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẦU CỬ THÊM VÀ BẦU CỬ LẠI
ThS. VŨ VĂN NHIÊM Đại học Luật TP. HCM ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHPL SỐ 3(34)/2006
Bầu cử tự do và công bằng là một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ. Để đảm bảo dân chủ, công bằng thì cuộc bầu cử phải đáp ứng được những tiêu chí nhất định như phải tôn trọng luật pháp, khách quan, minh bạch, rõ ràng, chính xác, cụ thể. Bên cạnh những thành tựu to lớn mà pháp luật bầu cử ở nước ta hiện nay đã đạt được, kể từ ngày Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 qui định thể lệ Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội, pháp luật bầu cử ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, rất cần sự cần nghiên cứu, trao đổi để từng bước hoàn thiện. Cũng như các lĩnh vực khác, pháp luật bầu cử nuớc ta, một mặt cần khẳng định những qui định mang tính nguyên tắc, nền tảng; kế thừa và phát huy những nội dung mang tính dân tộc, tính truyền thống hợp lý của nền lập pháp Việt Nam; mặt khác, cần chắt lọc, tiếp thu những những giá trị mang tính tiến bộ, phổ quát của pháp luật bầu cử của các nước để áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nước ta. Với mục đích đó, trong phạm vi bài viết này, chúng tui tập trung vào việc phân tích đánh giá những qui định về bầu cử thêm và bầu cử lại trong pháp luật bầu cử ở nước ta hiện nay, chỉ ra một số bất cập và từ đó đưa ra một số kiến nghị. I. NHỮNG PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, NHẬN ĐỊNH 1. Hủy kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử hay khu vực bỏ phiếu? Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) có qui định: “Hội đồng bầu cử tự mình hay theo đề nghị của Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban bầu cử huỷ bỏ kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và quyết định ngày bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó. Trong cuộc bầu cử lại, cử tri chỉ chọn bầu danh sách những người đã ứng cử lần đầu” (Điều 73); Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 cũng qui định “Ủy ban Thường vụ Quốc hội hủy bỏ cuộc bầu cử ở đơn vị bầu cử có những vi phạm nghiêm trọng theo đề nghị của Chính phủ và quyết định ngày bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó” (Điều 64). Rõ ràng, qui định tại Điều 73 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 64 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân như nói ở trên nhằm đảm bảo tính khách quan của các cuộc bầu cử. Trong quá trình bầu cử, nếu có vi phạm nghiêm trong pháp luật bầu cử (mặc dù Luật Bầu cử không qui định rõ những hành vi vi phạm nào là vi phạm nghiêm trọng, nhưng chúng ta có thể hiểu rằng, đó là những vi phạm làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kiểm phiếu như thêm hay bớt phiếu bầu, vận động bầu cử trong phòng bỏ phiếu, không kiểm soát được việc cử tri bỏ phiếu...) thì theo qui định của pháp luật, kết quả bầu cử tại đơn vị bầu cử đó sẽ bị hủy (không được công nhận). Do vậy, sẽ phải tiến hành tổ chức bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó. Tuy nhiên, thực tiễn bầu cử ở nước ta trong thời gian vừa qua (chẳng hạn như bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân), chúng ta lại không thực hiện đúng theo qui định của pháp luật bầu cử như đã nói ở trên. Ví dụ, tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI (ngày 19/5/2002), Hội đồng bầu cử đã ra Nghị quyết số 205, ngày 21/5/2002 hủy bỏ kết quả bầu cử ở khu vực bỏ phiếu số 3 (thôn Dương Lôi, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn), thuộc đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Bắc Ninh, vì “do không làm đúng qui trình nên Tổ bầu cử đã không xác định được những ai đã thực hiện quyền bầu cử” [1]. hay tại cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 (ngày 25/4/2004), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành tám Nghị quyết hủy bỏ kết quả bầu cử tại một số đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu do có vi phạm nghiêm trọng pháp luật bầu cử (các vi phạm phổ biến là đi bầu thay và số lượng phiếu bầu thu được nhiều hơn số phiếu phát ra). Cụ thể: hủy bỏ cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã ở đơn vị bầu cử số 5 (xã Nam Hoa, Nam Trực, Nam Định); hủy bỏ cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã ở đơn vị bầu cử số 1 (xã Lam Hạ, Phủ Lý, Hà Nam); hủy bỏ cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã ở khu vực bỏ phiếu số 7 (xã Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc); hủy bỏ cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã ở ba khu vực bỏ phiếu số 3 (xã Nga Mỹ, Nga Sơn Thanh Hóa), số 4 ( xã Thuần Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa), số 8 (xã Lễ Tân, Nông Cống, Thanh Hóa); hủy bỏ cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã ở các đơn vị bầu cử số 1, 2, 3, 5 (xã Cư Knia, Cư Jut, Đắc Lắc); hủy bỏ cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở khu vực bỏ phiếu số 9 (thôn Đông Giao, Lương Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương); hủy bỏ cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở khu vực bỏ phiếu số 1 (phường Nam Hải, Hải An, Hải Phòng) và khu vực bỏ phiếu số 8 (xã Lưu Kiếm, Thủy Nguyên, Hải Phòng); hủy bỏ cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở khu vực bỏ phiếu số 5 (xã Thạch Bàn, Thạch Hà, Hà Tĩnh); hủy bỏ cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở bốn khu vực bỏ phiếu số 1 (thị trấn Yên Cát, Như Xuân, Thanh Hóa), số 2 (xã Triệu Dương, Tĩnh Gia, Thanh Hóa), số 3 (xã Cầu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa), số 8 (xã Quảng Trạch, Quảng Xương, Thanh Hóa) [2]. Như vậy, thực tiễn xử lý các sai phạm nghiêm trọng về pháp luật bầu cử là: sai phạm ở phạm vi nào thì xử lý ở phạm vi đó; nói cách khác, sai ở khu vực bỏ phiếu nào thì hủy kết quả và bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu đó, sai phạm ở đơn vị bầu cử nào thì hủy kết quả và bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó. Trong khi đó, như đã nói ở trên, pháp luật bầu cử ở nước ta hiện nay (kể cả Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) đều qui định trong các trường hợp này, phải hủy bỏ cuộc bầu cử ở cả đơn vị bầu cử (pháp luật bầu cử không qui định hủy bỏ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu). Nói một cách cụ thể hơn, tại một đơn vị bầu cử (có nhiều khu vực bỏ phiếu), mặc dù chỉ có sai phạm ở một hay một vài khu vực bỏ phiếu thì phải hủy kết quả ở cả đơn vị bầu cử đó và dĩ nhiên phải bầu cử lại ở cả đơn vị bầu cử đó (tức là bầu cử lại ở tất cả các khu vực bỏ phiếu trong cả đơn vị bầu cử đó). Rõ ràng cách xử lý các sai phạm của chúng ta như nói ở trên là không đúng theo qui định của pháp luật. Để đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và tính thống nhất của pháp luật, hay nói cách khác là phải thượng tôn pháp luật, chúng ta phải chấn chỉnh cách thức xử lý và giải quyết theo pháp luật. Tức là, trong mọi trường hợp sai phạm như trên thì phải hủy bỏ kết quả bầu cử ở cả đơn vị bầu cử đó và tổ chức bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó. Tuy nhiên về lâu dài, theo chúng tôi, cần xem xét và đánh giá lại tính hợp lý của các qui
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status