Tiểu luận Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường - pdf 13

Download Tiểu luận Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường miễn phí



Mục lục:
I. Đặt vấn đề 2
II. Giải quyết vấn đề .2
1. Lí luận chung về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường .2
2. Bồi thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường theo pháp luật hiện hành.5
3. Thực trạng việc áp dụng bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường . .16
4. Phương hướng hoàn thiện về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 18
III. Kết thúc vấn đề .20
Danh mục tài liệu tham khảo .21
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38992/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

99 sửa đổi, bổ sung năm 2009(chương XVII, từ điều 182 đến điều 191a), Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 624), Luật Tài nguyên nước 1998, chưa kể các đề án bảo vệ môi trường.
Trong Bộ luật Dân sự 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường đã được đề cập. Trước hết, đó là điều 624 với quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Tại điều 263 cũng có quy định: “Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.”
Ngoài các căn cứ pháp lý nói trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Bộ luật Hàng hải 2005, Luật Khoáng sản 1996, sửa đổi bổ sung năm 2005, Luật Tài nguyên nước 1998… Đặc biệt, với việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (từ điều 131 đến điều 135, mục 2), Luật bảo vệ môi trường 2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình thực hiện hóa việc truy cứu trách nhiệm dân sự đối với các chủ thể có hành vi làm ô nhiễm môi trường.
Do quan hệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể phát sinh giữa các chủ thể mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề (như quan hệ hợp đồng hay quan hệ công vụ), nên bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể. Sự trùng hợp về một số nội dung có liên quan đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các thỏa thuận hay cam kết không làm ảnh hưởng đến căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo luật định. Ta có thể tiếp cận trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên các phương diện sau:
Thứ nhất, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
Căn cứ vào khoản 5 điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và điều 624 Bộ luật Dân sự 2005, ở mức độ chung nhất, chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là tổ chức, cá nhân.
Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Các tổ chức có thể là pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiên cứu…) hay tổ chức khác không phải là pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…)
Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ thì tự mình phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ. Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại toàn bộ. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hay không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nhưng nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Trong thực tế đời sống, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình do không có thiết bị xử lý chất thải, hay không tuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, chủ thể “tiềm tàng” chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thứ hai, nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến trong lĩnh vực môi trường. Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng xác định chính xác mức độ gây hại đến môi trường của từng đối tượng. Bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau là giải pháp đã được pháp luật dân sự tính đến trong trường hợp này. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng trong áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, có lẽ nếu người gây thiệt hại chứng minh được mức độ mà mình gây thiệt hại đối với môi trường là không đáng kể thì họ chỉ phải bồi thường thiệt hại theo phần tương ứng với mức độ gây hại đó. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đối tượng gây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cũng cần tính đến tình huống không áp dụng được trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các đối tượng chỉ vì đơn giản thiệt hại môi trường là kết quả của hiện tượng tích tụ và cộng dồn các ảnh hưởng tới môi trường, trong khi từng đối tượng lại tác động không quá mức giới hạn tới môi trường.
Thứ ba là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô mhiễm môi trường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thuộc loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Môi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân: Một là, các nguyên nhân khách quan tác động đến môi trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán... Những trường hợp này không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Hai là, các yếu tố chủ quan do hoạt động của con người gây ra từ việc khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường hay từ các hoạt động s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status