Lý luận chung về ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại kèm tình huống - pdf 13

Download Tiểu luận Lý luận chung về ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại kèm tình huống miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Lý luận chung về ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại 2
1. Ủy thác mua bán hàng hóa 2
2. Đại lý thương mại 3
II. Giải quyết tình huống 4
1. cần làm rõ những vấn đề gì để biết Doanh nghiệp B có phải bồi thường thiệt hại cho Doanh nghiệp A hay không? 4
2. Nếu cũng trong tình huống trên, Doanh nghiệp B không phải là bên nhận ủy thác của Doanh nghiệp A mà là đại lý của Doanh nghiệp A thì có sự khác biệt không? Tại sao? Từ đó đưa ra ý kiến của nhóm về sự phân biệt đại lý thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam. 6
3. Nếu giả sử trong tình huống trên, Doanh nghiệp C giao hàng đúng thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng Doanh nghiệp A không chuyển tiền để Doanh nghiệp B thanh toán cho Doanh nghiệp C thì sẽ giải quyết như thế nào? 8
KẾT LUẬN 10

NỘI DUNG
I. Lý luận chung về ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại
1. Ủy thác mua bán hàng hóa
Ủy thác là một dịch vụ rất phổ biến của các nước công nghiệp phát triển. Các nhà kinh doanh sử dụng dịch vụ ủy thác nhiều trong nhiều lĩnh vực: mua bán, vận chuyển, chứng khoán, ngân hàng… Luật thương mại 2005 chỉ điều chỉnh các quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa mà thôi. Dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa được sử dụng nhiều trong việc hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.
Theo Điều 155 Luật Thương mại 2005 có định nghĩa về ủy thác mua bán hàng hóa như sau: “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và nhận thù lao ủy thác”.
Trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa thì bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và nhân danh chính mình để mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. Bên ủy thác không nhất thiết phải là thương nhân giao cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao. Hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa bên nhận ủy thác với khách hàng mang lại nghĩa vụ pháp lý cho bên nhận ủy thác, kể cả trong trường hợp khi ký hợp đồng bên nhận ủy thác nêu danh bên ủy thác hay khi bên ủy thác trực tiếp thực hiện một số nghĩa vụ hợp đồng. Bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy nhiệm ký kết một hay một số hợp đồng cụ thể và bên nhận ủy thác trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng, thực hiện hợp đồng với khách hàng. Hợp đồng ủy thác hàng hóa phải được lập thành văn bản hay bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 159 Luật Thương mại 2005).
2. Đại lý thương mại
Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định về đại lý thương mại: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, do đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hay cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”.
Tham gia quan hệ đại lý thương mại có hai bên: bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hay giao tiền mua hàng cho đại lý mua hay là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hay là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì hai bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân, ngành hàng kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý.
Triển khai hoạt động, bên giao đại lý chuyển cho bên đại lý tiền hay hàng hóa và các quy định cụ thể về giá cả hàng hóa cần bán, số lượng, chất lượng, giá cả của hàng hóa cần mua. Bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bạn hàng để ký kết hợp đồng theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng, bên đại lý sử dụng danh nghĩa của mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng ràng buộc bên đại lý với khách hàng. Bên đại lý phải trực tiếp thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký với khách hàng: giao từ kho của mình cho người mua và nhận tiền (đại lý bán hàng); nhận hàng vào kho của mình và thanh toán tiền hàng cho người bán (đại lý mua hàng). Sau đó, bên đại lý bàn giao kết quả của hoạt động mua bán cho bên giao đại lý.
II. Giải quyết tình huống
1. cần làm rõ những vấn đề gì để biết Doanh nghiệp B có phải bồi thường thiệt hại cho Doanh nghiệp A hay không?
Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và nhận thù lao ủy thác. Doanh nghiệp A ủy thác cho Doanh nghiệp B nên nên để biết Doanh nghiệp B có phải bồi thường thiệt hại cho Doanh nghiệp A cần làm rõ các vấn đề: có hành vi vi phạm hợp đồng không? Có lỗi hay không? Có thiệt hại xảy ra không? và có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế xảy ra không? Đó là những vấn đề cơ bản nhất để có thể xác định có phải bồi thường không.
- Doanh nghiệp A và Doanh nghiệp B đều là thương nhân nhưng chúng ta cần xem xét ở đây là bên nhận ủy thác - Doanh nghiệp B có đăng ký kinh doanh phù hợp với hợp đồng ủy thác hay không? Trường hợp mà B có đăng ký kinh doanh nhưng lĩnh vực không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa thì hợp đồng ủy thác giữa A và B không có hiệu lực. Có nghĩa là, theo Bộ luật Dân sự thì A và B sẽ phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu (theo lý thuyết). Còn hợp đồng giữa B và C là hợp đồng mua bán hàng hóa độc lập nên vẫn có hiệu lực. Do đó, đương nhiên B vẫn phải thực hiện tiếp hợp đồng đó. Nhưng trên thực tế A và B thực hiện như thế nào hay bằng hình thức nào, đó là phụ thuộc vào hai bên, có thể là A sẽ mua lại hàng hóa của B.
- Coi hợp đồng ủy thác giữa A và B có hiệu lực thì ta sẽ cần làm rõ vấn đề mà theo ý kiến của nhóm là rất quan trọng là:


2hzAJ6jjA2A1W81
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status