Tiểu luận Các quy định của Bộ luật lao động Việt Nam hiện hành về tranh chấp lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động tập thể, kèm tình huống - pdf 13

Download Tiểu luận Các quy định của Bộ luật lao động Việt Nam hiện hành về tranh chấp lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động tập thể, kèm tình huống miễn phí



Theo quy định của pháp luật lao động, ta có thể nhận thấy rằng trong việc giải quyết TCLĐTT nói riêng, TCLĐ nói chung thì đầu tiên cũng ưu tiên hòa giải giữa hai bên. Sau khi hòa giải không thành hay không hòa giải được thì các bên tranh chấp mới phải giải quyết tranh chấp ở Tòa án (đối với TCLĐTT về quyền).
Tuy nhiên, các thủ tục giải quyết tranh chấp theo hướng hòa giải khi đưa vào thực tiễn cũng có rất nhiều bất cập. Mặc dù đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét lại thủ tục giải quyết TCLĐ tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở trong quá trình lấy ý kiến xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006. Nhưng cuối cùng, khi thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ vẫn không thay đổi về thủ tục hoà giải tại cấp cơ sở.
Có thể thấy, việc giữ nguyên các quy định về hoà giải tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở như hiện nay sẽ phát sinh những rắc rối khi một trong hai bên hay cả hai bên không tự giác thi hành thoả thuận trong Biên bản hoà giải thành. Khi đó, tranh chấp lao động sẽ rơi vào bế tắc do không thể tìm ra cách giải quyết vì Biên bản hoà giải thành không được đảm bảo bằng các biện pháp c ỡng chế thi hành. Nên chăng, có thể cho phép các chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận Biên bản hoà giải thành. Nhờ đó, biên bản này sẽ được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Có như vậy mới tránh được những trường hợp rắc rối nêu trên.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39006/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đề bài:
1. Nêu ý kiến cá nhân về các quy định của Bộ luật lao động Việt Nam hiện hành về tranh chấp lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
2. Trần Kiên được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH X có trụ sở tại quận T, thành phố H từ ngày 01/7/2010 làm nhân viên Phòng hành chính-nhân sự của công ty theo Hợp đồng lao động 6 tháng. Tháng 09/2010, Thanh tra sở lao động-Thương binh và xã hội thành phố H tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động của một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố, trong đó có Công ty X. Đoàn thanh tra kết luận việc ký hợp đồng lao động của công ty đối với Trần Kiên như vậy là không đúng với quy định của pháp luật và có yêu cầu công ty phải khắc phục sai xót này.
a, Bạn hãy bình luận về kết luận và yêu cầu của Thanh tra lao động thành phố H đối với công ty X.
b, Nếu công ty không khắc phục sai xót theo yêu cầu của thanh tra lao động thì Công ty X sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Tình tiết bổ sung: Giả sử hợp đồng lao động giữa công ty và Trần Kiên được thực hiện một cách bình thường cho đến khi hết hạn. Công ty làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động. Trần Kiên cho rằng việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty đối với mình là trái pháp luật và đã làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp để được trở lại làm việc và được công ty bồi thường thiệt hại.
c, Nếu bạn là Trần Kiên, bạn hãy đưa ra cơ sở cho yêu cầu của mình. Quyền lợi của Trần Kiên sẽ được giải quyết như thế nào?
Câu 1.
I. Quy định hiện hành của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động tập thể (TCLĐTT)
1. Tranh chấp lao động tập thể (Đ157)
- Tranh chấp lao động tập thể là những tranh chấp về quyền lợi và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.
- Có thể chia TCLĐTT thành 2 loại: TCLĐTT tập thể về quyền và TCLĐ tập thể về lợi ích:
+ TCLĐTT về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm.
+ TCLĐTT về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
2. Giải quyết tranh chấp lao động
a. Khái niệm
Giải quyết TCLĐ là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, duy trì và củng cố quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất.
b. Nguyên tắc giải quyết TCLĐ (Điều 158)
Theo quy định của pháp luật lao động, TCLĐ được giải quyết theo các nguyên tắc sau:
- Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.
- Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích của hai bên, tôn trọng ích chung của xã hội.
- Giải quyết TCLĐ công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật.
- Có sự tham gia của thay mặt công đoàn và của thay mặt người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.
c. Thẩm quyền giải quyết TCLĐTT (Điều 168, 169)
- Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐTT về quyền bao gồm:
+ Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay Hòa giải viên lao động;
+ Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch UBND cấp huyện);
+ Toà án nhân dân.
- Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐTT về lợi ích bao gồm:
+ Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay Hòa giải viên lao động;
+ Hội đồng trọng tài lao động.
d. Trình tự giải quyết TCLĐTT
- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hay Hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải không quá 3 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hay thay mặt được ủy quyền của họ. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.
+ Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của chủ tịch và thư ký Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hay hòa giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận đã ghi trong biên bản.
+ Nếu không chấp thuận hay một bên đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì lập biên bản hòa giải không thành, có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và của chủ tịch và thư ký Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hay hòa giải viên lao động. Trong trường hợp hòa giải không thành hay hết thời hạn giải quyết thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết đối với trường hợp TCLĐTT về quyền hay yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết đối với tranh chấp về lợi ích.
- Đối với TCLĐTT về quyền: Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết (Điều 170a):
+ Thời hạn giải quyết không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết
+ Tại phiên họp giải quyết tranh chấp phải có mặt thay mặt hai bên có tranh chấp, nếu cần thiết có thể mời thêm thay mặt công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và thay mặt cơ quan, tổ chức hữu quan tham gia phiên họp.
+ Sau khi Chủ tich UBND cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hay hết thời hạn giải quyết thì mỗi bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết hay tập thể lao động có quyền tiến hành đình công. Tại Tòa án, trình tự, thủ tục giải quyết được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Điều 170b).
- Đối với TCLĐTT về lợi ích: Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết (Điều 171):
+ Thời hạn hòa giải là không quá 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu.
+ Tại phiên họp giải quyết tranh chấp phải có mặt các thay mặt được ủy quyền của 2 bên tranh chấp, nếu cần thiết có thể mời thêm thay mặt của công đoàn cấp trên của công đoàn cấp cơ sở và thay mặt của cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự.
+ Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét:
Ÿ Nếu chấp thuận thì lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp và của chủ tịch và thư ký Hội đồng trọng tài lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hà...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status