Tiểu luận Nghiên cứu phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài - pdf 13

Download Tiểu luận Nghiên cứu cách giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài miễn phí



MỤC LỤC
 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. NỘI DUNG CHÍNH 1
I. Cơ sở lí luận 1
1. Những khái niệm chung 1
2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh 2
II. Trọng tài thương mại-Một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại 3
1. Phân loại trọng tài thương mại và đặc điểm 3
a. Trọng tài vụ việc 3
b. Trong tài quy chế 4
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 6
3. Thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại 7
4. Ưu điểm và hạn chế 8
a. Ưu điểm 8
b. Hạn chế 10
5. Thực trạng và giải pháp 12
a. Thực trạng 12
b. Giải pháp hoàn thiện 14
C. KẾT LUẬN 15
Danh mục tài liệu tham khảo 16 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39008/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nhiều sự quan tâm từ nhiều phía.
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lí luận.
1. Những khái niệm chung
Ta có thể hiểu tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Trọng tài thương mại là một trong bốn cách giải quyết tranh chấp thương mại được pháp luật thương mại Việt Nam và quốc tế ghi nhận, đó là thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã giải thích “Trọng tài thương mại là cách giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.” Như vậy, khái niệm trọng tài được hiểu chung là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại, được các bên thỏa thuận sử dụng và được tiến hành theo quy định của luật trọng tài thương mại năm 2010.
Trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam được tổ chức dưới hai hình thức đó là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế. Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hay được Trung tâm trọng tài hay Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010. Các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên được quy định cụ thể trong Chương III của luật này.
2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh.
Chế định trọng tài thương mại được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau:
Luật thương mại năm 2005 có thể coi như là luật nguồn của chế trọng tài thương mại, quy định những vấn đề chung nhất của các hoạt động thương mại tạo căn cứ để giải quyết các tranh chấp thương mại.
Luật trọng tài thương mại 2010 thay thế cho Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 là văn bản pháp luật trực tiếp quy định về chế định trọng tài thương mại. Luật tố tụng dân sự 2004 cũng quy định một số vấn đề về quyết định của Trọng tài nước ngoài trong phần thứ sáu. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có yếu tố nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của các công ước, điều luật quốc tế về trọng tài thương mại: Công ước NewYork, Công ước Vienna…và một số công ước khác liên quan.
II. Trọng tài thương mại.
1. Phân loại trọng tài thương mại và đặc điểm.
Theo cách phân loại của Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài thương mại được thực hiện dưới hai hình thức đó là trọng tài vụ vụ và trọng tài quy chế. Đây cũng là một điểm mới của Luật trọng tài thương mại năm 2010 so với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 khi gọi trọng tài thường trực như trong Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 bằng trọng tài quy chế. Sự thay đổi này chỉ là thay đổi về tên gọi còn bản chất không có sự khác biệt đáng kể. Khái niệm về hai hình thức trọng tài thương mại này được quy định tại khoản 6, 7 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 như sau:
“6. Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
7. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận”.
Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra đặc điểm của hai hình thức trọng tài này:
a. Trọng tài vụ việc.
Trọng tài vụ việc hay (adhoc) là loại hình trọng tài xuất hiện sớm nhất và rất phổ biến trên thế giới. Trọng tài vụ việc có thể được hiểu là hình thức trọng tài được lập ra theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giải quyết. “Trọng tài vụ việc có nghĩa là trọng tài không được tiến hành theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực. Do các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực, họ có thể tự do quy định quy tắc tố tụng riêng. Nói cách khác, trọng tài vụ việc là trọng tài tự tiến hành (do it yourself arbitration)” (theo khái niệm tại Trọng tài và các cách giải quyết tranh chấp lựa chọn do Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO – Geneva: ITC). Qua đó chúng ta có thể chỉ ra các đặc trưng cơ bản của loại hình trọng tài này:
Thứ nhất, mang tính chất vụ việc thể hiện ở việc được thành lập qua sự thỏa thuận của các bên khi có tranh chấp đồng thời tự chấm dứt khi tranh chấp được giải quyết. Vì vậy, trọng tài vụ việc có ưu thế trong việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và ít tốn kém.
Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Do đó, trọng tài vụ việc có ưu thế hơn so với trọng tài thường trực ở quyền lựa chọn trọng tài viên không bị giới hạn. Các bên có thể lựa chọn bất kì trọng tài viên có tên trong và ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào.
Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng nào dành cho riêng mình. Như vậy các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp, đây là một ưu thế so với trọng tài thường trực.
b. Trọng tài quy chế.
Trọng tài quy chế theo quy định của pháp luật Việt Nam được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài với các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, các trung tâm thương mại là tổ chức phi chính phủ được thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên, không nằm trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước và cũng không nằm trong hệ thống cơ quan xét xử nhà nước. Trọng tài viên duy nhất hay hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra pháp quyết.
Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau và không tồn tài quan hệ phụ thuộc cấp trên cấp dưới như hệ thống các cơ quan tài phán nhà nước dẫn đến tính đặc thù của tố tụng trọng tài trong việc áp dụng nguyên tắc xét xử một lần.
Thứ ba, tổ chức và quản lí ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản gọn nhẹ. Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm.
Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Mỗi trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình tùy thuộc vào khả năng chuyên của đội ngũ trọng tài viên và phải được ghi rõ trong điều lệ của trung tâm trọng tài. Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hay thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động nhưng phải được sự phê chuẩn của cơ quan nhà nư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status