Đề tài Một số quy định bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em - Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đak Lak - pdf 13

Download Đề tài Một số quy định bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em - Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đak Lak miễn phí



Với nhận thức trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, Việt Nam coi việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có nhiều điều khoản quy định riêng về bảo vệ quyền của trẻ em như: Hiến pháp năm 1992; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (12/8/91); Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (12/8/91); Luật Giáo dục (2/12/98); Bộ luật Hình sự (21/12/99); Luật Hôn nhân và gia đình (9/6/2000); Bộ luật Dân sự 2005 v.v. Uỷ ban thiếu niên nhi đồng của Quốc hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm thực hiện tốt nhất những chủ trương, chính sách nói trên. Để thực hiện việc bảo đảm quyền của trẻ em, trong Chính phủ có một cơ quan cấp Bộ là Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng, chính sách giáo dục, phổ cập tiểu học, phúc lợi xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và chính sách chăm lo phát triển văn hoá tinh thần cho trẻ em.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39066/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đồng thời, Bộ luật còn quy định năng lực, hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người thay mặt theo quy định của pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hay pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của người thay mặt theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người thay mặt theo pháp luật xác lập, thực hiện. Như vậy, thuật ngữ người chưa thành niên và thuật ngữ trẻ em có điều chỉnh những người chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự không?
Điều 6, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính gồm: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra… Trong khi đó, Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính lại đề ra việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính: “1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này. 2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 24, điểm b khoản 2 Điều 26 của Pháp lệnh này thì bị xử lý theo quy định tại các điều khoản đó. 3. Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Ngay trong cùng một văn bản pháp luật cũng dùng tới 4 thuật ngữ: người chưa thành niên, người thành niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16, và người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo những quy định trên thì trẻ em là người dưới 14 tuổi, như vậy có mâu thuẫn với luật chuyên ngành là Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em không?
Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” Bộ luật Hình sự cũng sử dụng thuật ngữ người thành niên, (được hiểu trên 18 tuổi), người chưa thành niên ( được hiểu dưới 18 tuổi), người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16;Người từ đủ 16 tuổi trở lên. Vậy, dưới 14 tuổi gọi là trẻ em cũng không thống nhất với Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: “… c) Trẻ em dưới 14 tuổi…” Quy định như vậy có thể hiểu trẻ em là người dưới 14 tuổi. Điều 32 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định, người đi bộ là trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường. hay điều Điều 60 quy định: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3… Như vậy, từ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy, còn dưới tuổi này không được lái xe máy. Vậy, những người dưới 16 tuổi này có được gọi là trẻ em không, hay dưới 14 tuổi mới gọi là trẻ em?
Hiện nay, công ước quốc tế liên quan việc bảo vệ quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Để thống nhất độ tuổi gọi là trẻ em trong các văn bản pháp luật ở nước ta, các cơ quan chức năng cần rà soát, hệ thống hóa các văn bản luật, đề xuất một độ tuổi thống nhất để sử dụng các thuật ngữ pháp lý cho phù hợp. Có thể theo phương án, một luật sửa nhiều luật, cụ thể là Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của các luật liên quan đến độ tuổi của trẻ em.
1.2 Đặc điểm và ý nghĩa về việc bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em
Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong cuộc sống. Các quyền cơ bản nhất của phụ nữ và trẻ em không được đảm bảo, nạn bạo lực gia đình, sự phân biệt đối xử, sự kỳ thị đối với các đối tượng là nữ diễn ra hằng ngày nhưng họ không tự biết cách để bảo vệ mình. Vì vậy việc đấu tranh giải phóng họ là điều hết sức cần thiết. Trong cuộc đấu tranh để giải phóng thật sự phụ nữ cần chú ý đến một công cụ đặc biệt là giáo dục. Họ không chỉ cần được đến trường. Họ cần thực hiện quyền tới trường của mình và ở trường đủ thời gian cần thiết để phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để sinh tồn; quyền được có những điều kiện học tập tối thiểu cần thiết để có thể tận dụng được nhà trường và các cơ hội giáo dục khác, phát triển trọn vẹn khả năng…Đây là bước đầu để nâng cao sự hiểu biết pháp luật của họ, giáo dục và tìm hiểu về pháp luật để phụ nữ  có ý thức về quyền thực sự của mình và những điều luật bảo vệ họ. Phụ nữ  cũng cần được tham gia trực tiếp vào mọi sự cải tổ của hệ thống giáo dục cũng như chương trình và nội dung giáo dục… Tuy nhiên việc làm như thế nào để nâng cao trình độ giáo dục dành cho phụ nữ và trẻ em gái ở một tỉnh miền núi có nhiều bà con người dân tộc thiểu số, có địa hình khó khăn, có điều kiện kinh tế kém phát triển là một điều rất khó khăn. Ngoài ra liên quan giữa giáo dục phụ nữ và trẻ em gái với chính sách chăm sóc sức khoẻ sinh sản; phòng, chống buôn bán phụ nữ; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em; sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị...
1.3 Pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền phụ nữ và trẻ em
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; Bộ luật Dân Sự (BLDS) 2005; Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2004; Bộ luật Hình Sự (BLHS) năm 1999 (có sửa đổi bổ sung năm 2009); Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003; Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000; Luật Lao động (có sửa đổi bổ sung các năm 2002, 2006, 2007); Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em năm 2004… Những văn bản pháp luật trên có nhưng văn bản luật đã được đưa vào áp dụng nhưng vẫn còn những văn bản pháp luật đang là những dự thảo.
Việc bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em luôn được pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ và rõ ràng để bảo đảm các quyền đó không bị xâm p...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status