Phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trình tự, thủ tục giải thể Công ty TNHH - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI NÓI ĐẦU
Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là sự kết hợp hoàn hảo những ưu điểm của công ty hợp danh và công ty cổ phần, ngay từ khi mới xuất hiện, công ty TNHH đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của các nhà kinh doanh. Trong những năm gần đây, số lượng công ty TNHH được thành lập ngày một nhiều. Trong năm 2008 là 77.647 công ty trên tổng số 155.771 doanh nghiệp tại Việt Nam thì đến năm 2009 số lượng công ty TNHH đã tăng lên 103.092 công ty trên 205.732 doanh nghiệp (1) . Thành lập nhiều nhưng chấm dứt hoạt động (giải thể và phá sản) cũng không ít. Do đó, việc nghiên cứu về trình tự, thủ tục giải thể công ty TNHH phần nào sẽ làm sáng tỏ hơn những quy định của pháp luật và giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn khi có ý muốn giải thể.

NỘI DUNG
I. Khái quát về công ty TNHH.
1. Khái niệm cơ bản công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam.
Trên thế giới, người ta chia ra hai loại hình công ty phổ biến là: công ty đối nhân và công ty đối vốn. Công ty TNHH là một loạt hình công ty đối vốn – loại hình công ty khi thành lập không quan tâm đến nhân than người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của thành viên. Công ty TNHH xuất hiện đầu tiên ở Đức vào năm 1892, sau đó được công nhận và phát triển ở Pháp, Italy, Tây Ban Nha, các nước khác ở Châu Âu lục địa và Nam Mỹ… Còn tại Việt Nam, năm 1990, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật công ty nhằm điều chỉnh các hình thức kinh doanh trong nước và hình thức đầu tiên ghi nhận là công ty TNHH và công ty cổ phần.
Luật công ty 1990 định nghĩa như sau:
“Công ty TNHH và công ty cổ phần, gọi chung là công ty, là doanh nghiệp trong đó các thành viên đều góp vốn, cùng nhau chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty”.
Luật doanh nghiệp năm 1999 không đưa ra định nghĩa chung về công ty, công ty theo quy định tại Luật này đã được mở rộng và được hiểu bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH và công ty hợp danh. Trong công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên là tổ chức và công ty TNHH hai thành viên trở lên (Khoản 1 Điều 1 Luật doanh nghiệp 1999).
Và hiện tại, Luật doanh nghiệp 2005 đã kế thừa và bổ sung Luật doanh nghiệp 1999 cũng không đưa ra một định nghĩa chung nào về công ty TNHH mà đưa ra các khái niệm cụ thể về từng loại hình công ty TNHH.
“Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”. (Khoản 1 Điều 63 Luật doanh nghiệp 2005).
“Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này”.


1cW5f9oE4Ft4SQa
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status