Thực trạng và giải pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - pdf 13

Download Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai miễn phí



Trước năm 2006, theo quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập hệ thống TGPL và Thông tư hướng dẫn số 07/1998/TT-BTP ngày 05/12/1998 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về công tác quản lý và thực hiện trợ giúp pháp lý, quy định UBND tỉnh là cơ quan ở địa phương có chức năng QLNN đối với hoạt động TGPL và quy định các nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Sở Tư pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác trợ giúp pháp lý. Sau khi Luật trợ giúp pháp lý có hiệu lực ngày 01/7/2006, UBND tỉnh vẫn là cơ quan QLNN ở địa phương về hoạt động TGPL, nhưng Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh QLNN đối với hoạt động TGPL. Trong phạm vi của đề tài, tác giả xin tập trung phân tích bộ máy của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai.
Công tác QLNN đối với hoạt động TGPL của Sở Tư pháp, được nhiều bộ phận khác nhau, đảm trách một hay một số nội dung khác nhau của QLNN mà không thành lập một cơ quan chuyên môn QLNN đối với hoạt động TGPL.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39068/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

một chức danh mới trong tố tụng – Trợ giúp viên pháp lý - được thể chế hoá với vai trò là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự và thực hiện các hình thức TGPL khác. Cùng với việc chuẩn hoá chức danh TGVPL.
Nhằm tạo một cơ chế để mọi tổ chức, cá nhân có thể tham gia, đóng góp vào hoạt động trợ giúp pháp lý và trên cơ sở kế thừa của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2008 về thành lập Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam. Quỹ được hình thành trên sự đóng góp tự nguyện, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước, từ sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Để hướng dẫn sự hoạt động của Quỹ, Bộ Tư pháp đã ra Quyết định 08/2008/QĐ-BTP ngày 08 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam, sau đó Bộ Tài chính có thông tư 41/2009/TT-BTC ngày 09/3/2009 hướng dẫn quản lý tài chính đối với Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam.
Trong phối hợp hoạt động giữa các cơ quan về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về TGPL trong hoạt động tố tụng ra đời đã cụ thể hoá quy định của Luật trợ giúp pháp lý, bảo đảm để đội ngũ TGVPL, Luật sư cộng tác viên (LS CTV) tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động TGPL.
Ở địa phương, sau khi Thủ tướng có Quyết định 734/TTg, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định số 307/QĐ-UB ngày 04/4/1998 thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Gia Lai với vị trí là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và có con dấu riêng để hoạt động. Năm 2007, sau khi Luật Trợ giúp pháp lý 2005 được thông qua, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2007 về việc kiện toàn Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Gia Lai (sau đây gọi là Trung tâm TGPL) và quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2010 về việc thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình cũng đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện ở địa phương dưới nhiều hình thức để quán triệt và chỉ đạo thống nhất các hoạt động liên quan đến công tác TGPL như quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh quyết định về việc thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành của tỉnh về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 10/7/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo Đề án hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì tổ chức, cán bộ, biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Trung tâm TGPL theo hướng chuyên sâu theo từng lĩnh vực pháp luật (hình sự, dân sự, hành chính, lao động…). Trung tâm TGPL có các phòng chuyên môn nghiệp vụ, trong đó mỗi lĩnh vực TGPL đều có TGVPL chuyên trách. Sở Tư pháp trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, cũng đã ban hành quyết định về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Gia Lai.
2.2. Thực trạng về công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý
2.2.1. Về cơ cấu, tổ chức
Trước năm 2006, theo quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập hệ thống TGPL và Thông tư hướng dẫn số 07/1998/TT-BTP ngày 05/12/1998 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về công tác quản lý và thực hiện trợ giúp pháp lý, quy định UBND tỉnh là cơ quan ở địa phương có chức năng QLNN đối với hoạt động TGPL và quy định các nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Sở Tư pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác trợ giúp pháp lý. Sau khi Luật trợ giúp pháp lý có hiệu lực ngày 01/7/2006, UBND tỉnh vẫn là cơ quan QLNN ở địa phương về hoạt động TGPL, nhưng Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh QLNN đối với hoạt động TGPL. Trong phạm vi của đề tài, tác giả xin tập trung phân tích bộ máy của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai.
Công tác QLNN đối với hoạt động TGPL của Sở Tư pháp, được nhiều bộ phận khác nhau, đảm trách một hay một số nội dung khác nhau của QLNN mà không thành lập một cơ quan chuyên môn QLNN đối với hoạt động TGPL.
Về cơ cấu, tổ chức, theo Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND, ngày 18/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác tư pháp của phòng Tư pháp thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố tỉnh Gia Lai thì Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai có Lãnh đạo Sở, các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở gồm Văn phòng, Thanh tra, phòng Văn bản và thi hành pháp luật, phòng Phổ biến pháp luật, phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở gồm: Phòng Công chứng số 1, phòng Công chứng số 2, phòng Công chứng số 3, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, Trung tâm TGPL nhà nước.
Có thể khái quát tổ chức bộ máy hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai bằng sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC SỞ
Văn phòng
Phòng Công chứng số 1
Phòng Công chứng số 2
Phòng hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp
Phòng Phổ biến pháp luật
Phòng Văn bản và thi hành pháp luật
Thanh tra
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
Phòng Công chứng số 3
Các phòng nghiệp vụ
Các tổ chức sự nghiệp
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản
Bảng 4: Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai.
Trong các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở có Văn phòng, Thanh tra, phòng Văn bản và Thi hành pháp luật, phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp và Trung tâm TGPL nhà nước là các đơn vị có tham gia vào quá trình QLNN đối với hoạt động TGPL.
Văn phòng có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp quản lý về tổ chức – cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý kinh phí, tài sản và hành chính – quản trị; công tác thi đua- khen thưởng; thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp; giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương. Trong hoạt động QLNN đối với hoạt động TGPL thì Văn phòng có nhiệm vụ tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp quản lý tổ chức – cán bộ thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu tr...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status