Đánh giá pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam và tìm hiểu pháp luật về chào bán chứng khoán so với yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận

I. LỜI NÓI ĐẦU.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ 28/7/2000 là sự kiện quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thông qua thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm một kênh huy động vốn hiệu quả qua việc chào bán chứng khoán để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chào bán chứng khoán đang ngày càng trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho việc hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp. Tham gia hoạt động chào bán chứng khoán, các doanh nghiệp có điều kiện được đổi mới hình thức quản lý, quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Do vậy, em xin chọn đề tài: “Đánh giá pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam và tìm hiểu pháp luật về chào bán chứng khoán đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam đến mức độ nào?” để làm đề tài nghiên cứu trong bài luận này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Khái quát về hoạt động chào bán chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28/7/2000 là sự kiện quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thị trường chứng khoán là công cụ hiệu quả huy động và phân phối vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. thông qua hoạt động chào bán chứng khoán các doanh nghiệp sẽ thu hút, tạo lập vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trong những năm qua, hoạt động chào bán chứng khoán đã trỏe thành giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề về vốn của mình. Tham gia hoạt động chào bán chứng khoán còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới hình thức quản lý, quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hoạt động chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán diễn ra trên thị trường chứng khoán sơ cấp để thu hút vốn để thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán. Thông qua hoạt động chào bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp, vốn của nhà đầu tư được chuyển giao cho tổ chức chào bán thông qua việc nhà đầu tư mua chứng khoán để huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán. Chủ thể chào bán chứng khoán rất đa dạng có thể là các doanh nghiệp, Chính phủ, Chính quyền đại phương. Chào bán chứng khoán có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ thể chào bán mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung.
Đối với Chính phủ, việc chào bán chứng khoán chủ yếu là việc chào bán chứng khoán dưới dạng trái phiếu hay tín phiếu kho bạc để huy động vốn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ khi nguồn ngân sách Nhà nước hay ngân sách địa phương không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu.
Các doanh nghiệp có thể chào bán chứng khoán dưới dạng cổ phiếu, trái phiếu hay cả cổ phiếu và trái phiếu tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp để huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh. Chào bán chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về huy động vốn, cho phép các doanh nghiệp có thể huy động được vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, bớt được khâu trung gian trong việc huy động vốn. hơn nữa, chào bán chứng khoán có khả năng đem lại cho doanh nghiệp các nguồn vốn dài hạn và ổn định do với nguồn vốn doanh nghiệp vay từ ngân hàng.
2. Đánh giá các quy định pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam.
Chào bán chứng khoán thường được chào bán theo hai cách, đó là chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng.
2.1. Đánh giá các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng.
Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc bán chứng khoán cho một số lượng lớn công chúng đầu tư, trong đó có một số lượng chứng khoán phải được phân phối cho các nhà đầu tư nhỏ, khối lượng phát hành phải đạt một tỷ lệ nhất định. Các chứng khoán chào bán ra công chúng phải được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung. Các công ty chào bán chứng khoán ra công chúng có lợi thế trong việc quảng bá hình ảnh, tên tuổi và mặc nhiên được coi là có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định. Đây là lợi thế lớn cho công ty khi ký kết hợp đồng, tìm kiếm bạn hàng,...
- Xét dưới góc độ pháp luật Việt Nam quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng, pháp luật Việt nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh rất chi tiết và cụ thể:
Trước hết quy định tại Luật chứng khoán năm 2006 do Quốc hội ban hành, cụ thể quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng tại chương II( từ điều 10 đến điều 24).
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán năm 2006, trong đó sửa đổi, bổ sung chương II Luật chứng khoán một số điều khoản liên quan đến chào bán chứng khoán ra công chúng (Bổ sung điểm d khoản 1 Điều 12; Điểm d khoản 1 Điều 14; Khoản 1 Điều 24 ).
Nghị định của Chính phủ số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán.
Nghị định của Chính phủ số 84/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17-2007/TT-BTC hướng dẫn dồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng
Thông tư của Bộ tài chính số 112/2008/BTC ngày 26/11/2008 sửa đổi, bổ sung thông tư 17/2007/TT-BTC hướng dẫn dồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng.

9R699OfEjR8zmCk

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status