Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết sống mòn của Nam Cao - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
1. Thời gian nghệ thuật
1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật
1.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật
1.2.1 Thời gian được trần thuật
1.2.2.Thời gian trần thuật
2. Không gian nghệ thuật
2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
2.2. Các loại không gian nghệ thuật
2.2.1.Không gian bối cảnh
2.2.2.Không gian sự kiện
2.2.3.Không gian tâm lý
Chương II: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
2.1. Thời gian được trần thuật
2.1.1. Thời gian hiện thực hàng ngày
2.1.2. Thời gian hồi tưởng
2.1.3. Thời gian tương lai
2.1.4. Thời giann tâm trạng
2.2. Thời gian trần thuật
Chương III: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
3.1. Không gian bối cảnh
3.2. Không gian sự kiện
3.3. Không gian tâm lý
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lí do chọn đề tài:
Thuở còn học phổ thông dù chỉ đọc được vẻn vẹn bốn truyện ngắn Chí Phèo,
Đời Thừa, Lão Hạc, Đôi Mắt của Nam Cao in trong các sách giáo khoa nhưng tui
rất thích. tui thường đọc đi đọc lại nhiều lần những tác phẩm đó mà không biết
chán. Ngòi bút của Nam Cao dường như lạnh lùng vô cảm khi gọi nhân vật của
mình là hắn, y, lão, thị nhưng thể hiện tâm trạng, nỗi lòng nhân vật thì sâu sắc, đầy
vẻ cảm thông, thấu hiểu. Đọc văn Nam Cao, tui như bị ám ảnh bởi dư vị đắng cay,
chua xót về những kiếp người đau khổ, bế tắc, bất lực như Hộ, Chí Phèo hay Lão
Hạc. Có điều kiện tiếp xúc với nhiều tác phẩm của Nam Cao, tui càng cảm phục tài
năng của ông hơn, mới biết được sự nhìn nhận cảm tính bấy lâu nay của mình là
đúng. Bởi các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận Nam Cao là một “nhà văn hiện thực phê
phán xuất sắc nhất”, một “người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực”
(Phong Lê).
Thế nhưng cuộc đời của Nam Cao lại gặp nhiều trắc trở, éo le khi phải sống trong
những năm tháng đen tối của chế độ thực dân nửa phong kiến, ông luôn phải chống chọi
với cái đói, cái nợ áo cơm mà không sao thoát ra được. Tài văn của Nam Cao không được
đánh giá đúng, công nhận, nhiều tác phẩm ông viết ra bị Nhà xuất bản bấy giờ từ chối, rẻ
rúng. Nhưng trong cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người đó, người trí thức “trung
thực vô ngần”(lời Tô Hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình,
cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới “tâm hồn trong sạch
và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp” (Nhật kí Nam Cao, ghi ngày 31-
8-1950).
Nam Cao đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, cái tuổi ba mươi sáu(1915-1951) đang
ở độ “chín” về tư tưởng và tài năng, ra đi khi đang ấp ủ viết một cuốn tiểu thuyết
lớn về quê hương mình. Ông chỉ kịp để lại một tiểu thuyết duy nhất là Sống mòn
(1944). Đọc Sống mòn, đầu tiên người đọc sẽ có cảm tưởng như đây là một tiểu
thuyết tự thuật, một tư liệu quí để hiểu hơn về cuộc đời, về suy nghĩ của nhà văn.
Nhưng đó chỉ là thứ yếu bởi Sống mòn còn có một ý nghĩa rộng hơn, sâu sắc hơn.
Tác phẩm không chỉ làm nổi bật cuộc sống cùng kiệt khổ, bế tắc của người trí thức
trước Cách mạng với những suy nghĩ nhỏ nhen, vặt vãnh mà còn mở rộng ra những
mảnh đời cùng kiệt khổ, tăm tối của bao người dân lương thiện. Trong quá trình sáng
tạo tác phẩm, ngòi bút của Nam Cao đã sử dụng linh hoạt yếu tố thời gian và không
gian nghệ thuật làm cho Sống mòn trở nên đặc sắc và hấp dẫn. Vì vậy, tui đã chọn
đề tài “Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam
Cao” để có dịp tìm hiểu kĩ hơn về nghệ thuật tác phẩm của một nhà văn mà tui hằng

Trang 1


yêu thích, mến mộ và cũng là cơ hội để tui trao dồi, củng cố kiến thức tiện cho việc học
tập, làm việc và nghiên cứu sau này.
2. Lịch sử vấn đề:
“Không gian và thời gian là hai bề của sự vật, là kích thước của sự sống. Nghệ
thuật biểu hiện sự sống, tái hiện sự sống làm sao không dựng cái khung không gian
và thời gian lên được để chứa đựng vật, để cho sự vật có chỗ sống, sinh sôi, nảy
nở”(Huy Cận). Vì vậy, vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm
văn chương đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới quan tâm, đề
cập đến. Mặc dù chưa có cách lí giải, trình bày thống nhất nhưng các nhà lí luận
cũng đã đưa ra được hướng nghiên cứu hết sức cần thiết giúp cho người đọc nâng
cao năng lực chiếm lĩnh các giá trị văn học. Ở đây, người viết xin điểm lại một số
vấn đề của các nhà nghiên cứu Việt Nam về không gian và thời gian nghệ thuật.
Lê Ngọc Trà trong Lí luận và Văn học nhận định thời gian và không gian trong văn
học gồm hai mặt cơ bản: “quan niệm thời gian - không gian của nhà văn và tổ chức thời
gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm”[27; tr.146]. Ông khảo sát thời gian ở hai
bình diện chính là nhịp độ thời gian và trình tự thời gian. Với quan niệm thời gian và
không gian trong tác phẩm văn học thống nhất chặt chẽ với nhau nên nhà nghiên cứu
không đi vào tách biệt làm rõ những cấu trúc và đặc điểm riêng giữa thời gian và không
gian nghệ thuật.
Trần Đình Sử là một nhà nghiên cứu có nhiều quan tâm đến thi pháp học và lí luận.
Trong Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, ông đi vào tách biệt giữa thời gian và không
gian nghệ thuật. Ông đã đưa ra khái niệm và dẫn chứng trong trong một số tác phẩm tiêu
biểu như truyện họ Hồng Bàng, truyện cổ tích, khúc ngâm và trong thơ…. Ngoài ra
ông còn có nhiều công trình nghiên cứu đến không gian và thời gian nghệ thuật như
Thi pháp thơ Tố Hữu, Thi pháp Văn học trung đại hay Từ điển thuật ngữ văn học… Đây
là những tư liệu quý đối với người học tập, nghiên cứu lí luận và thi pháp trong đó có
không gian và thời gian nghệ thuật. Và cả những người yêu thích văn chương, họ cũng có
hướng để tìm hiểu.
Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Dư Khánh trong Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ
thi pháp nhận định: “không gian và thời gian - khác biệt, gắn với những địa điểm và
thời gian của nhiều người kể chuyện”…[15; tr.43] “các đầu mối của truyện trong những
trục không gian và thời gian đa phương không tuân theo một trình tự trước sau chặt
chẽ” [15; tr.44]. Để chứng minh cho nhận định của mình, nhà nghiên cứu đi vào làm rõ
điểm nhìn khác nhau của người kể chuyện qua một số truyện ngắn, tiểu thuyết tiêu
biểu.
Ngoài ra sách Lí luận văn học (chương IX) do Phương Lựu làm chủ biên có đưa
ra những đặc điểm, biểu hiện riêng của từng loại không gian và thời gian nghệ thuật

Trang 2


nhưng do không gian và thời gian nghệ thuật chỉ là một mảng nhỏ trong đặc trưng
nghệ thuật ngôn từ nên nhà nghiên cứu chưa có điều kiên đi sâu, trình bày một cách
chi tiết.
Trong Lí luận văn học - Vấn đề và suy ngẫm của Nguyễn Văn Hạnh & Huỳnh Như
Phương, hai nhà nghiên cứu đi vào làm rõ một số đặc điểm về hình tượng thời gian và
không gian. Về hình tượng không gian có không gian thiên nhiên, không gian sinh
hoạt, có thể là không gian mở hay không gian khép, là không gian tĩnh hay động.Về
hình tượng thời gian có thời gian trần thuật, thời gian tâm lí. Tác giả cũng nhấn mạnh
“hình tượng thời gian cũng đồng thời biểu lộ cách nhìn của con người về thế giới”[10;
tr.183].
Vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong Sống mòn cũng được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, đề cập đến:
Đỗ Đức Hiểu trong Hai không gian sống trong Sống mòn cho rằng cái không gian
sống của Thứ là một “không gian o bế, ngày càng thu hẹp”. Theo tác giả, Sống mòn có
hai không gian nghệ thuật cơ bản là không gian hiện thực và không gian tâm tưởng
nhưng “Sức năng động của Sống mòn chính là sự xung đột giữa không gian xã hội (“
xó nhà quê” và ngoại ô Hà Nội nhem nhuốc) và không gian tinh thần, mơ ước,
không gian hồi tưởng, không gian khát vọng”[3; tr.243] và “ Cái không gian khắc
nghiệt của xã hội giống như một định mệnh, bám dai dẳng cuộc đời anh[Thứ], chống
lại cái không gian mơ ước”[3; tr.294]
Nguyễn Ngọc Thiện với Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn đã phân tích cốt
truyện, lối kể chuyện, giọng văn cũng có đề cập đến thời gian và không gian nghệ
thuật. Tác giả cho rằng “Có thể thấy trong Sống mòn luôn luôn bắt gặp sự hòa trộn, đồng
hiện giữa không gian thời gian quá khứ và hiện tại, sự tồn tại song song giữa các sự kiện
bên ngoài và dòng liên tưởng, hồi cố, so sánh bên trong thế giới nội tâm nhân vật”[3;
tr.302]. Tác giả còn phân tích chi tiết điểm nhìn của lối kể chuyện “lúc thì chuyện
được kể theo điểm nhìn của người kể chuyện, lúc thì chuyện được kể theo điểm nhìn nhân
vật [3; tr.303].
Phong Lê trong Đọc lại và lại đọc Sống mòn cũng có đề cập đến không gian và thời
gian nghệ thuật. Tác giả cho rằng “có ba không gian sống chủ yếu của nhân vật Sống
mòn. Đó là gian ở nhà trường, gian nhà ông Học và gian nhà của Thứ ở quê” [3; tr.
323]. Tác giả còn nhận định “ thế giới truyện Sống mòn, cả không gian và thời gian
như là sự dồn nén, thu nhỏ lại, rồi thu nhỏ nữa. Trong dồn nén mà chứa chất, mà diễn
biến cho hết mọi cử động, mọi hoạt động, mọi hành động, mọi suy tư và ý nghĩ…”[3;
tr.327].
Trong Lí luận văn học - Vấn đề và suy ngẫm, tác giả nghiên cứu hình tượng thời
gian cũng có đề cập đến Sống mòn: “Những mẫu chuyện vặt vãnh, quẩn quanh

Trang 3


trong sinh hoạt hàng ngày của những người trí thức được tác giả Sống mòn dẫn dắt trong
sự kết hợp với trạng thái tâm lí bất lực, tự ti, hoài nghi, bi quan, khinh bạc, sĩ diện hảo
của các nhân vật, phù hợp với không gian chật hẹp, tù túng. Đó là một thế giới quẩn
quanh đơn điệu, lặp lại hàng ngày, cũng đơn điệu như cái tâm trạng mệt mỏi của các
nhân vật [10; tr.182].
Trần Đăng Xuyền với Thời gian và không gian nghệ thuật Nam Cao in trên Tạp
chí văn học số 5,1991 và được in lại trong Nam Cao - Về tác gia và tác phẩm. Ông
đã phân tích các đặc điểm của thời gian nghệ thuật: là thời gian hiện thực hàng
ngày với những bế tắc, tù túng, lẩn quẩn trong vòng những lo âu thường nhật của
các nhân vật, là thời gian hồi tưởng của các nhân vật “ có thể trong sáng ấm áp
nhưng bao giờ cũng gợi lên một nỗi buồn”[18; tr.466] và thời gian tâm trạng “nặng
nề chậm chạp” gắn liền với tâm trạng đau buồn và bi kịch của nhân vật. Về không
gian nghệ thuật, ông cho rằng đó là không gian nông thôn “có cái vẻ vắng lặng
hoang vu của một vùng quê xác xơ vì cùng kiệt đói”[31; tr.473]. Trong đó không gian
nhà ở, căn buồng là không gian trung tâm cùng sự xuất hiện của không gian suy
tưởng.
Nhìn chung, vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong Sống mòn đã được
không ít nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập đến. Thế nhưng một tác phẩm đặc sắc, tiêu
biểu của trào lưu hiện thực phê phán như Sống mòn vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, cần
làm rõ về thời gian và không gian nghệ thuật.
3. Mục đích yêu cầu:
Nguyễn Thị Dư Khánh đã nhận định: “Lí thuyết màu xám, còn cây đời thì mãi
mãi xanh tươi- câu nói của Goethe thật là chính xác với lí luận và thi pháp tiểu
thuyết. Bao nhiêu cuộc tranh luận đã diễn ra xung quanh sự đổi mới không ngừng
của hình thức thể loại cường tráng nhiều biến đổi bậc nhất này. Tình hình này đã
được Bakhtine nâng lên và phát biểu thành một đặc điểm của thi pháp tiểu thuyết.
Đó là tính chất “đương đại” ở thì “không hoàn thành” của nó. Còn biết bao nhiêu
vấn đề cụ thể chưa được giải quyết về mặt lí luận”[15; tr.49] trong đó có không
gian và thời gian nghệ thuật. Vì vậy mục đích, yêu cầu trước tiên, người viết phải
đưa ra lí luận chung về thời gian và không gian nghệ thuật của văn chương
dựa trên tư liệu của các nhà nghiên cứu kết hợp cùng lí lẽ, dẫn chứng từ các tác
phẩm đã được học và đọc, để phần nào hiểu rõ hơn về vai trò của không gian và
thời gian nghệ thuật trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và dụng ý
sáng tác của nhà văn.
Có thể nói, tuy chưa mang tính thống nhất về lí luận chung nhưng vấn đề lí luận
thời gian và không gian nghệ thuật mà người viết đưa ra sẽ tạo cơ sở cho người viết
có được sự nhìn nhận ban đầu để đi vào làm rõ yêu cầu rất quan trọng là thời gian

Trang 4


và không gian nghệ thuật trong tác phẩm Sống mòn. Đó cũng là dịp để người viết hiểu
rõ hơn về tác phẩm Sống mòn cũng như tập làm quen với công việc nghiên cứu khoa học.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Thi pháp học là lĩnh vực rất rộng nghiên cứu về nghệ thuật như nghiên cứu tác
phẩm, thể loại, phong cách ngôn ngữ. Vì vậy để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu,
người viết chỉ đi sâu vào một mảng nhỏ của thi pháp học (và lí luận), cụ thể là một mảng
đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ. Đó là không gian và thời gian nghệ thuật của văn
chương. Từ phần lí luận về thời gian và không gian nghệ thuật đó, người viết sẽ vận
dụng vào làm rõ thời gian và không gian nghệ thuật trong một tiểu thuyết cụ thể,
một tiểu thuyết duy nhất của Nam Cao có tên Sống mòn (hay còn có một tên gọi khác là
Chết mòn).
5. Phương pháp nghiên cứu:
Vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật văn chương nói chung cũng như trong
tiểu thuyết Sống mòn nói riêng đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu nhưng vẫn
chưa đi đến kết luận chung và mang tính thống nhất. Vì vậy dựa trên tài liệu của các nhà
nghiên cứu và trên văn bản của tác phẩm Sống mòn, người viết chủ yếu vận dụng phương
pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ vấn đề nghiên cứu của mình. Và các thao tác bình
luận, giải thích, chứng minh cũng được sử dụng như là các thao tác bổ trợ.
Bên cạnh đó, để làm rõ vấn đề, người viết cũng vận dụng phương pháp so sánh, đối
chiếu Sống mòn với một số tác phẩm khác trong nước và thế giới thuộc các trào lưu lãng
mạn, hiện thực phê phán hay hiện thực Cách mạng trong đó có cả một số tác phẩm khác
của Nam Cao.
Ngoài ra, phương pháp thống kê cũng được người viết sử dụng để tiện cho việc
nghiên cứu và bảo đảm tính khoa học khi có một số chi tiết mang tính nghệ thuật trong
tác phẩm có sự lặp lại, bản thân chứa ít nhiều dung lượng, mức độ có liên quan đến
không gian và thời gian nghệ thuật.














Trang 5


Chương I:
LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN
NGHỆ THUẬT

1. Thời gian nghệ thuật:
1.1. Khái niệm:
Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện cách
tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tại tồn tại trong thời
gian thì cũng thế, thế giới nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian nghệ thuật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của
hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ
thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ
một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn
ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố
thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế
giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời
gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa
xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái
chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác
nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống,
cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm.
Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ
thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh,
khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại.
Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm giác của con người trong thế giới. Có
thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích, có thời
gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết, có tác
phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ khép kín trong tương lai, có thời gian nghệ
thuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian gắn với vận động của thời
đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng ngoài thời gian
như thần thoại. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người
trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ
độc đáo của tác giả về cách tồn tại của con người trong thời gian. Trong
thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính
tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy



Trang 6


của tác giả. Gắn với cách, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có kiểu
thời gian nghệ thuật riêng”. [8; tr.322-323]
1.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật:
1.2.1.Thời gian được trần thuật:
Thời gian được trần thuật là thời gian của các sự kiện được miêu tả. Những ai đã
từng đắm say vùi đầu vào các tập truyện, các tiểu thuyết hẳn đã có kinh nghiệm
thiết thân về thời gian nghệ thuật. Lúc ấy ta chỉ biết có thời gian đang diễn ra trong
truyện mà hoàn toàn tạm quên đi thời gian thực tại (ví dụ như đang chăn trâu để trâu
ăn lúa, đang nấu cơm để cơm cháy, quên hẳn trời đã mưa, đã tối hẳn lúc nào không
hay).
Qua tác phẩm ta cảm nhận được thời gian từ những đổi thay biến cố trong tự nhiên (sáng,
trưa, chiều, tối, xuân, hạ, thu, đông) trong đời người (lọt lòng, lớn lên, lấy vợ, lấy chồng,
già, chết) trong phong tục xã hội (các ngày lễ hội, các phiên chợ, kì giỗ, tế) trong đời
sống chính trị (đời vua nào, trước cách mạng, sau giải phóng…). Mọi cảm giác về biến
đổi đều gợi cảm giác thời gian:
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
(Thăm lúa -Trần Hữu Thung).
Thời gian được trần thuật được biểu hiện bởi nhiều phương diện. Trước hết là các
trạng từ chỉ thời gian như “ngày xửa ngày xưa”, “dạo ấy”, “cách đây không lâu” cùng
các từ chỉ các đoạn thời gian, chỉ cách tính thời gian. Thời gian được trần thuật được biểu
hiện bằng các dấu hiệu chỉ thời gian như tuổi trẻ, tuổi già, xuân, hạ, thu, đông, bằng tiếng
đỗ quyên kêu, bằng tiếng chuông chùa, bằng phiên chợ, bằng lễ kỉ niệm hằng năm…
Nhìn chung, thời gian được trần thuật là một hiện tượng vô hạn, liên tục. Người
ta có thể miêu tả một đời, một thế hệ hay một ngày, một phút giây trong đời hay
tái hiện những năm tháng không thể nào quên. Có thể đó là một buổi chiều nhá
nhem tối mở đầu tác phẩm Vợ nhặt, Tràng trở về nhà như mở ra bối cảnh lịch sử -
những ngày tháng đen tối đầu năm 1945 của xã hội Việt Nam với nạn đói khủng
khiếp đang diễn ra. Hay Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, người đọc sẽ cảm nhận
được 56 ngày đêm chiến đấu gian khổ, ác liệt, đầy hi sinh mất mát nhưng thật đẹp
và hào hùng của dân tộc Việt Nam. Cụ thể hơn, đó là những giờ phút chiến đấu đầy
cam go, thử thách khi bộ đội ta tấn công vào cứ điểm, ngọn đồi A1 trong tầm đại
bác của kẻ thù để giành từng tấc đất, từng ụ súng. Ở một số tác phẩm, thời gian
được trần thuật kéo dài tới hàng chục năm, trăm năm như truyện Sông đông êm đềm

Trang 7


của Sôlôkhôp, thời gian được trần thuật kéo dài tới mười năm (1912-1922) hay
Chiến tranh & hòa bình là cả một thời gian lịch sử dài gần một thế kỉ.
Bản thân thời gian là một đối tượng của sự cảm nhận, một chủ đề, đề tài của văn
học. Thời gian được trần thuật ở đây có thể là thời gian quá khứ, thời gian quay trở lại
với những hồi ức, kỉ niệm của nhân vật. Thanh Tịnh trong tui đi học luôn nhớ về buổi
học đầu tiên với kỉ niệm của ngày khai trường “Hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và
gió lạnh. Mẹ dắt tay tui từng bước…”. Kỉ niệm ngày học đầu tiên được mẹ dắt đến
trường sao mà đẹp đẽ và nên thơ. Bởi nó được cảm nhận bằng hồi ức của một tâm hồn
trong sáng ngây thơ như trang giấy trắng tinh chưa thấm mực nhưng thấm cả vào đấy
tình yêu thương của mẹ và sự náo nức trước khung cảnh mới lạ của ngày khai trường.
Khi con người bị cách li khỏi cuộc sống xã hội như bị tống giam trong ngục tối
hay con người bị mất đi thị giác, con người hầu như không ý thức được thời gian.
Thời gian nghệ thuật này được gọi là thời gian không thời gian, thời gian hầu như
không vận động mà ngưng đọng, bất biến, “ngày nào cũng như ngày nào”, “sáng
nào cũng vậy”. Đó là nhân vật Tốn trong Thềm hoang của Nhật Tiến với đôi mắt
mù lòa, xung quanh bác chỉ toàn là một màu đen, bác không nhận ra được là sáng
hay tối, là ngày hay đêm. Thời gian đối với bác cứ lặp đi lặp lại tạo thành một cuộc
sống vô vị, tẻ nhạt.
Có một loại thời gian mà ta không thể dùng công cụ vật lí để đong, đo, đếm. Đó là
thời gian tâm lí. Vì nó được cảm nhận bằng tình cảm, cảm xúc của con tim, bằng lăng
kính chủ quan của chủ thể, đối tượng tiếp nhận. Khi vui sướng, hạnh phúc, đắm say,
con người cảm giác thời gian như ngắn ngủi
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu.
Hay khi nhớ nhung, chờ đợi, con người cảm giác thời gian dài đằng đẵng
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê
(Truyện Kiều).
Vì thế, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát được yêu, được sống trọn vẹn trong
tình yêu đã lo sợ, thảng thốt trước cảm giác ngắn ngủi của thời gian
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Em vui đi, ráng nở ánh trăng rằm
Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự,
Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi, tình non sắp già rồi…

Trang 8



(Giục giã)
Đó là trong thơ trữ tình. Còn trong văn xuôi tự sự, thời gian tâm lí thường được biểu
hiện ở hiện tại với những đau khổ, dằn vặt hay sung sướng hạnh phúc. Tất cả quá khứ
hay tương lai dường như đều quy tụ trong hiện tại với cái bây giờ. Bởi quá khứ là kết quả
hôm nay, cái hôm nay dự báo ngày mai. Thời gian tịch mịch vào một buổi chiều với tiếng
trống thu không trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam như lặp lại một cách bình thường
những ngày khác của phố huyện cùng kiệt tăm tối, những ngày tháng dài lê thê, buồn tẻ
phải chăng cũng là tương lai ảm đạm, cũng không kém phần tăm tối của cuộc sống con
người trước Cách mạng. Vì vậy, Giáo sư Trần Đình Sử đã nhận định: trong tác phẩm
“một cuộc đời có thể trôi nhanh như giấc mộng, một phúc chờ đợi có thể dài như trăm
năm, có kẻ say sưa quên năm tháng, có người mãi mãi thiếu thời gian, lịch sử có khi hàng
trăm năm giậm chân tại chỗ, có khi vùn vụt một ngày bằng hai mươi năm” [26; tr.243].
Có khi thời gian được trần thuật là thời gian tương lai hay mở ra những viễn cảnh
tương lai. Nó cho thấy niềm lạc quan yêu đời, niềm tin tưởng vào một tương lai tươi
sáng, tốt đẹp của nhân vật, hay của chính tác giả. Với Tiếng hát sông Hương, niềm
cảm thông, tin tưởng của Tố Hữu vào cuộc sống của cô gái bán hoa sẽ trở nên tươi đẹp
được thể hiện qua những câu thơ:
Ngày mai gió mới ngàn phương,
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân
Ngày mai trong giá trắng ngần
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ
Còn trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, chi tiết “Ngoài rừng sâu,
đôi chim gọi nhau suốt đêm đã im tiếng, có lẽ chúng đã tìm thấy nhau” [19; tr.246]
là một chi tiết nghệ thuật biểu hiện cho thời gian tương lai, là gợi mở cho một kết
thúc có hậu: Lãm và Nguyệt sẽ gặp nhau, không phải là một sự tình cờ chưa nhận ra
nhau mà là sự gặp gỡ của hai trái tim cùng chung lí tưởng đã từng chờ đợi, rung
động.
Thế nhưng không phải tương lai hay viễn cảnh tương lai trong tác phẩm nào
cũng tươi đẹp, sáng sủa. Có khi tương lai cũng mang màu sắc tuyệt vọng khi con
người đang cô đơn, bế tắc, đang sầu muộn. Chàng trai trẻ Tố Hữu đã từng vui
sướng khi bắt gặp ánh sáng lí tưởng Cách mạng “Từ ấy trong tui bừng nắng hạ”
khi cảm nhận được quang cảnh tươi đẹp bên ngoài và tiếng tu hú tha thiết vẫy gọi,
lòng tràn ngập niềm khao khát tự do nhưng không làm sao đến với thế giới bên
ngoài do sự ngăn cách, giam hãm của tù ngục đã phải đau đớn, tuyệt vọng mà thốt
lên
Ta nghe hè dậy bên lòng

Trang 9


Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
(Khi con tu hú)
Ở một số tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm thuộc trào lưu hiện thực phê phán, do nhà
văn lấy chất liệu trên nền hiện thực và phản ánh tố cáo hiện thực nên thời gian tương lai
hay viễn cảnh tương lai trong tác phẩm thường mang màu sắc bi quan, tuyệt vọng.
Chẳng hạn, kết thúc tác phẩm Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng, Tám Bính bị bắt và đau lòng
chứng kiến đứa con mình chết mà chị là người có phần tham gia vào cái chết đó hay
kết thúc Một bữa no của Nam Cao, bà cái đĩ phải đón nhận cái chết, một cái chết oằn oại
và đau đớn.
Bên cạnh đó, thời gian được trần thuật còn có thể chứa đựng cả ba thời quá khứ,
hiện tại và tương lai. Truyện Một ngày dài hơn thế kỉ của T. AiMaTov là một thí dụ
điển hình. Với thời gian hiện tại từ nửa đêm khi Edigel nhận được tin Kazangap
chết đến lúc đi an táng thi hài của người quá cố ở nghĩa địa Ana-Bejit chỉ trong
vòng một ngày nhưng tác giả còn tái hiện lại quá khứ đau thương đầy khổ cực của
những công nhân sống nơi Ga xép bão tuyết, trên thảo nguyên mênh mông, hiu
quạnh và vô cùng khắc nghiệt cùng viễn cảnh tương lai của khoa học khám phá vũ
trụ. Trong tác phẩm, cả quá khứ, hiện tại, tương lai như đan xen hòa quyện vào
nhau.
Quá khứ hiện tại đan xen nhau còn là biểu hiện của thời gian hồi tưởng, hoài
niệm quá khứ. Ở đây con người như tiếc nuối như muốn níu kéo lại quá khứ bởi quá
khứ kia vẫn còn để lại một ấn tượng tốt đẹp hay một kỉ niệm sâu sắc trong hiện tại.
Còn hiện tại, con người đang thất vọng, chua xót, đau khổ, bế tắc và dự báo một
tương lai ảm đạm mờ mịt. Trong Thềm hoang của Nhật Tiến, hai anh em Ích và
Ngoan nhớ lại những ngày tháng êm đềm chúng được ăn no, mặc ấm, được cả cha
và mẹ chúng yêu thương. Nghĩ về hiện tại, chúng vô cùng đau đớn, chua xót vì luôn
bị dượng ghẻ đánh đập, hành hạ, phải làm công việc của những kẻ sống lang thang
tạm bợ, không phù hợp với tuổi thơ của chúng như hát rong, mua bán đồng nát.
Những hồi ức ấy đến với Ích như những vết kim châm khiến nó đau đớn nghiến
răng muốn đâm chết dượng Tám ác độc dù biết rằng mình sẽ chẳng bao giờ dám
thực hiện.
Tuy nhiên, không phải bao giờ thời gian hồi tưởng là hoài niệm về một quá khứ
tốt đẹp còn hiện tại thì bế tắc đau khổ. Có khi hiện tại tốt đẹp, quá khứ đau khổ
cũng là biểu hiện của thời gian hồi tưởng. Kỉ niệm về một thời đau khổ sẽ làm cho
con người sống đẹp, sống đúng hơn trong thực tại. Ở đây, thời gian hồi tưởng như
gợi lên một thành quả mà con người đã chọn lựa, đã giải quyết một cách sáng suốt,

Trang 10


đúng đắn; kiểu thời gian này thường thấy trong văn xuôi lãng mạn. Mai trong Nửa
chừng xuân của Khái Hưng hồi tưởng lại cái quá khứ sáu năm đau khổ, bế tắc, tủi cực
khi phải chọn xa Lộc. Còn hiện tại, cô lại có cuộc sống an nhàn, thoải mái bên cạnh đứa
con kháu khỉnh và em cô là Huy. Tương lai đối với Mai và Huy là tương lai tươi sáng,
một chân trời đang rộng mở trước mắt họ, tương lai ấy cũng gợi lên một cảm giác nhẹ
nhàng thư thái trong lòng người đọc.
Kiểu thời gian hồi tưởng như thế, chúng ta cũng thường thấy trong văn học Cách
mạng. Cái quá khứ chiến tranh đầy gian khổ, ác liệt kia vẫn còn để lại trong lòng
người ở lại, cái hi sinh mất mát của ngày qua sẽ làm cho con người hôm nay và mai
sau sống tốt hơn, nó khơi dậy lòng yêu nước đang nghìn đời tuôn chảy trong huyết
mạch của dân tộc. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một thí dụ, hiện tại giặc
tấn công ngày càng ác liệt nhưng dân làng đã có vũ khí, có cách đánh du kích, đã có
chi bộ Đảng, hồi tưởng lại những ngày đầu tiên bọn Mĩ Diệm chen chân tới rừng xà
nu này qua lời cụ Mết thì cuộc kháng chiến của dân làng còn gian khổ, ác liệt hơn
rất nhiều: súng không, cán bộ chỉ có một người là anh Quyết. Nhưng những ngày
tháng gian khổ trước kia với cái chết của Mai, của những người tiếp tế cho cán bộ
trong rừng và lí do mười ngón tay bị cụt của Tnú không chỉ là một sự tích mà còn là
những tấm gương chiến đấu dũng cảm, là niềm tự hào của dân làng Xôman.
Trong nhiều tiểu thuyết và kịch hiện đại, những khoảng thời gian xa cách nhau
được các tác giả tái hiện đồng thời với nhau, đan cài vào nhau. Đấy là tại một thời
điểm cả ba sự kiện đều xảy ra. Người ta gọi thời gian nghệ thuật này là thời gian
đồng hiện. Loại thời gian nghệ thuật này góp phần tạo nên tính phức điệu của tác
phẩm, nó đòi hỏi người đọc một tư duy tinh nhạy mới nắm bắt được bản chất của
các mối quan hệ ẩn đằng sau các khoảng thời gian tưởng như lộn xộn, vô lí. Trong
tác phẩm Chí Phèo, chi tiết cuối cùng Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng “đột nhiên
Thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua
lại” [4; tr.235] là một chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho thời gian đồng hiện. Thông
qua cái thời điểm hiện tại lúc thị Nở nhìn xuống bụng đó lại hiện lên quá khứ xuất
thân của Chí Phèo: không cha, không mẹ, trần truồng và xám ngắt trong một cái váy
đụp. Hay đó còn là tương lai của những Chí Phèo con rồi cũng sẽ như thế, cũng sẽ
nối tiếp những cuộc đời của cha chúng, của Năm Thọ, Binh Chức. Ba bình diện thời
gian như đối chiếu với nhau cùng một lúc gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc của bao
kiếp người bé mọn không được sống thật, sống đúng với bản chất lương thiện của
mình.
1.2.2. Thời gian trần thuật:
Được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, văn chương là loại nghệ thuật thời gian
mà bản thân thời gian là một đối tượng của sự cảm nhận, một chủ đề, đề tài của văn

Trang 11


học. Người ta có thể miêu tả một đời, một thế hệ hay một ngày, một phút giây
trong đời hay tái hiện lại những năm tháng không thể nào quên. Tương quan giữa
chuỗi biến cố thời gian và sự cảm nhận thời gian tạo thành cấu trúc thời gian miêu
tả. Thời gian được miêu tả là một hiện tượng vô hạn, liên tục nhưng thời gian miêu
tả thì có mở đầu, có kết thúc. Thời gian trần thuật (hay thời gian miêu tả) có thể là
thời gian theo tiến trình khách quan chẳng hạn như thời gian trong một lớp kịch: các
nhân vật đối thoại, hành động hoàn toàn phù hợp với thời gian khách quan. Hay thời
gian trần thuật có thể miêu tả gián đoạn, cách quãng, bỏ qua khoảng cách lớp, các
màn kịch hay giữa các chương của tiểu thuyết. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết Lịch
sử Tôm Giôn thì có những chương viết một ngày, có những chương cách nhau hàng
năm liền.
Thời gian trần thuật không có nhịp độ riêng; nhanh, chậm hay ngừng trôi là
những khái niệm mang tính chất quy ước, tương đối, đấy là cảm giác chủ quan của con
người. Theo Lê Thị Tuyết Hạnh, “Truyện xét về mặt sự kiện bao giờ cũng được xem là kết
thúc, là đã thuộc về quá khứ so với hành vi kể [hành vi trần thuật]. Do vậy, truyện bao
giờ cũng là những truyện được kể lại. Rõ ràng phải có một người kể, một thời gian kể
tồn tại để làm nên truyện. Thời gian người kể thực hiện hành vi kể chuyện, kể lại câu
chuyện cho các thính giả hay độc giả của mình (tức là thời gian nói hay viết)” [9; tr.
36 ]. Vì vậy, thời gian trần thuật không đảo ngược chỉ có một thời gian ở hiện tại, là thời
gian nhà văn bỏ ra kể một câu chuyện mà bản thân sự kể chuyện đã là một nghệ thuật.
Tuy việc trần thuật không có nhịp độ riêng nhưng trong từng tác phẩm cụ thể, ta
cũng dễ dàng nhận ra nhịp độ thời gian có lúc nhanh hay chậm, đều đặn êm đềm
hay biến động căng thẳng. Ở đây, chúng ta cần làm rõ khái niệm nhịp độ thời gian.
Nhịp độ thời gian theo Lê Ngọc Trà “là độ dài của sự kiện và khoảng cách của
những sự kiện cũng như độ dài thời gian của việc cảm thụ sự kiện ấy”[27; tr.147].
Có hai loại nhịp độ thời gian cần lưu ý: nhịp độ thời gian sự kiện và nhịp độ thời
gian nhân vật.
Nhịp độ thời gian sự kiện (còn gọi là “biến cố” theo nghĩa rộng của từ này) - bao
gồm sự kiện xã hội và sự kiện trong cuộc đời nhân vật - là tương quan giữa độ dài
thực tế và thời gian trần thuật của các sự kiện trong tác phẩm, là khoảng cách, là
mật độ biến cố được miêu tả ít hay nhiều, thưa thoáng hay nén chặt. Đây là một đặc
thù của văn chương vì thời gian trong văn chương được thể hiện uyển chuyển, biến
hóa khôn lường. Nhà văn có thể ép mỏng hay kéo căng thời gian ra tùy theo dụng ý
nghệ thuật của mình. Thời gian trong văn chương không nhất định được thể hiện
đúng như thật, trực tiếp như thời gian trên sân khấu là trùng khít với thời gian được
trần thật. Nhiều khi chỉ là khoảnh khắc nhưng được nhà văn trần thuật tỉ mỉ, chậm


3ux7sOuQctCK8zH
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status