Di cảo Nguyễn Minh Châu - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Di cảo Nguyễn Minh Châu



MỤC LỤC
STT
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7
4. Phương pháp nghiên cứu. 7
Mục đích khoa học.
Bố cục luận văn.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu .
1.2. Vị trí của Di cảo trong văn nghiệp Nguyễn Minh Châu .
1.3. Giá trị của Di cảo Nguyễn Minh Châu
CHưƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC TRONG DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU
2.1. Một số vấn đề về hiện thực xã hội và cái nhìn đa diện về con người .30
2.1.1. Cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh và sau chiến tranh . 30
2.1.2. Cái nhìn đa diện về con người . 37
2.2. Quan niệm về nghề văn, trăn trở của người cầm bút 46
2.2.1. Những cảm nhận về văn học trong nước và thế giới . 53
2.2.2. Những chuyển biến tư tưởng, nhận thức về nghề văn có ý nghĩa
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu 56
2.2.2.1. Thiên chức của người cầm bút 58
2.2.2.2. Cách phản ánh hiện thực xã hội . 60
CHưƠNG III: CHÂN DUNG NGUYỄN MINH CHÂU QUA DI CẢO62
3.1. Nguyễn Minh Châu - gương mặt đời thường . 63
3.1.1. Một con người thành thực với công việc, với vợ con, bạn bè
đồng nghiệp và với chính mình .63
3.1.1.1. Thành thực với chính mình . 63
3.1.1.2. Thành thực với vợ con . 67
3.1.1.3. Tình cảm với bạn bè đồng nghiệp . 69
3.1.2. Đối mặt với bạo bệnh . 71
3.1.2.1. Chống chọi với bệnh tật với tất cả ý chí và niềm tin . 71
3.1.2.2. Những sáng tác trên giường bệnh 72
3.2. Nguyễn Minh Châu - gương mặt nghệ sĩ lớn . 74
3.2.1. Gắn bó với quê hương và vùng đất “nóng” Quảng Trị 74
3.2.2. Những đột phá trong sáng tác . 80
3.2.2.1. Nguyễn Minh Châu với Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Miền
cháy, Dấu chân người lính, Cỏ lau .
3.2.2.2. Nguyễn Minh Châu với các trang phê bình tiểu luận . 87
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

làm chỗ nương tựa
đều bị họng súng nhè vào”.
Là nhà văn luôn khát khao khám phá con người, Nguyễn Minh Châu đã
phân tích để chỉ ra rằng con đường đi đến hoà hợp dân tộc, hoà hợp con người
không hề giản đơn. Ông luôn đi vào những góc khuất tâm lý phức tạp ấy, ngòi
bút của ông đã tránh được lối minh hoạ giản đơn cho chính sách nhân đạo,
đồng thời vạch rõ cái thử thách khắc nghiệt của sự giáp mặt:
21.5.1973. Trước giờ ngừng bắn : Hai bên chợ Sải luôn theo dõi đồng
hồ. Anh em mình lên cắm cờ trước, nó bắn 80 đạn, cọc không gãy. Còn mấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
phút, một đồng chí lên nói: có hiệu lực rồi! Nó ùa lên sang mình rất đông ôm
anh em mình. Quân nó rất đông, vũ khí trong hầm rất nhiều. Ngày hôm đó hai
bên qua lại. Mình đưa lên một số đường ép khô, mình mời nó ăn đường, hút
thuốc. Mình không giám khi nó mời, nhưng ta mời nó nhận. Hói thăm tình
hình nhau, nói chuyện đường lối mình nó cũng nói thế, hai bên không thuyết
phục gì nhau. Địch nó cũng tìm hiểu mình: quân số, trang bị, quân giải phóng
có phải miền Bắc không? Nó tự nói dân di cư. Ta hỏi tỉnh xã nào? Ta cũng
sang hỏi quê quán, lộn xộn, mới, lúng túng [41 -298].
Ngày hôm sau hai bên rút kinh nghiệm, tiếp xúc ít, hai bên đào công sự. Ở
An Hoà: Thằng Quyền trung uý chiến tranh sang, đưa một bông hồng trên túi, bọc
ni lông, nó sang, ta khen đẹp. Bông hồng tượng trưng chiến thắng. Nó tặng một
chiến sĩ của mình. Chính các anh là người chiến thắng [41 - 298].
Trong đợt trao trả tù binh trên bờ sông Thạch Hãn, một người sĩ quan
bên ta khi đọc đến tên một tù binh địch thì ngờ ngợ. Khi ông đi tập kết, con
ông còn nhỏ nên ở Miền Nam cùng vợ. Ngót hai mươi năm ông chưa một lần
gặp mặt, nhận tin nó bị lính bắt đi rồi bị ta bắt ông đều không biết . Khi đứa
con nhận ra ông và chỉ kịp kêu lên “Bố” thì hai cảnh sát ngụy lao vào khoá
tay anh và nhanh chóng ròng ngay xuống thuyền qua sông Thạch Hãn. Và ba
ngày sau đó, chúng bí mật đưa anh lính trẻ vừa được trao trả này đi thủ tiêu.
Ghi chép ngày 9.5.1973, ở Đông Hà: “Không một tàu lá nào nguyên lành,
không một đồ vật nào nguyên lành, không một tâm hồn nào nguyên lành”.
Lúc này “Đông Hà như thi thể một con quái vật đã chết và qua mưa nắng, đã
thối rữa”. Những ghi chép trong chuyến đi 559 (Đường mòn Hồ Chí Minh)
lần thứ hai là những ghi chép vượt qua thói quen ghi chép đơn thuần về
những sự tích anh hùng. Nguyễn Minh Châu đã có cái nhìn hắt sáng xuyên
vào mặt sau của nó. Sự quan sát và suy ngẫm vào thời kỳ này đã mang sự trải
nghiệm sâu sắc xuất phát từ con người, vì thế bao trùm lên tất cả là một cái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
nhìn mới về cuộc chiến tranh. Đương nhiên, hoàn toàn không phải là tư tưởng
phản chiến. Đây là nỗi đau thật sự của một đồng loại trước những mất mát,
cùng khổ mà người dân phải hứng chịu, trước sự huỷ diệt tàn bạo của chiến
tranh đối với cuộc sống của con người, là cảm hứng nhân đạo xuất hiện trong
trái tim mẫn cảm. Là người đã sống qua hai cuộc chiến tranh, có lẽ vì thế mà
ông thấu nỗi đau khổ, khó khăn của người dân sống ở vùng đất vốn là nơi
tranh chấp quyết liệt trong bao năm trời : “Cái khổ, cái chết dăng bẫy khắp
mặt đất. Không nơi khác, người ta không sống thế. Hình như chiến tranh vẫn
chưa kết thúc ... Sau chiến tranh mà người bị thương vẫn nằm la liệt trong
các lán bệnh viện, nhưng xét cho cùng, cái chết chóc bệnh tật cũng không tác
hại người ta bằng cái khổ sở. Cái thiếu thốn, cái bệnh tật, cái nhếch nhác, cái
buồn tủi, cái chia ly, cái chia lìa mẹ con, vợ chồng, cái mồ hôi và nước mắt
vẫn chảy thành đại dương và cái máu chỉ là con sông”. Trước nỗi đau đó trái
tim từng nhức nhối của ông đã có lúc bật lên: “Hai bên ai sẽ thách thức đối
phương một thái độ này: Tất cả mọi việc mình làm chỉ để cho người dân bình
thường đỡ bớt đi phần đau khổ. Ai sẽ nghĩ đến con người bình thường hơn
một chút” (Nhật kí ngày 11.5.1973) [41-295].
Là nhà văn luôn khao khát khám phá con người, Nguyễn Minh Châu đã
phân tích để chỉ ra rằng con đường đi đến hoà hợp dân tộc, hoà hợp con người
không hề giản đơn. Ước nguyện hoà hợp dân tộc, hoà hợp con người của
Nguyễn Minh Châu không phải được thoát thai từ một ý tưởng khô cứng
thuần lý trí hay máy móc mà dựa theo chủ trương, chính sách xã hội mà xuất
phát từ trái tim của nhà văn giàu niềm trắc ẩn, bao dung và ưu ái đối với con
người . “Mình chợt hiểu: Người ta không thể bỏ đây mà về được, không phải
vì sự hấp dẫn của tương lai mà trên vạch ra trong các buổi nói chuyện mà
chính thực vì ngày hôm qua, cái ngày hôm qua giữ người lính lại, đồng đội
thằng nào hy sinh tại đây, những ngày khó khăn nhất của cuộc đời xảy ra ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
đây, mỗi thước đường ở đây có máu và mồ hôi mình ... Cũng là mình phỏng
đoán vậy, có phải đấy là lòng mình đấy không anh? [41-243]”.
Vấn đề hoà hợp dân tộc không đặt ra trong quan hệ đối xử với những kẻ
cùng máu đỏ, da vàng một thời đứng ở bên kia chiến tuyến mà còn dành cho
những con người mang dòng máu ngoại lai, nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm
lược bẩn thỉu. Tư tưởng nhân văn này, không phải là một sự “ngẫu hứng” mà đã
được ấp ủ, nuôi dưỡng trong ý thức nghệ thuật và trở thành nguồn cảm hứng chủ
đạo của Nguyễn Minh Châu. Không thể có những trang viết thấu nhân tình thế
thái ấy, nếu không có những tình cảm, nghĩ suy tâm huyết này:
“... tui không thể tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang
nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người.
Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một
nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc
của con người xung quanh mình. Cần giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà
văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của
người đời, giúp họ vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được
trước cuộc sống”.
Ta hãy nghe lời nguyện cầu thiết tha, chứa chan tình nhân ái của
Nguyễn Minh Châu: “Hãy ôm giữ những con người vô tội ấy trong vòng tay
ấm áp của cộng đồng chúng ta, đừng để họ phải mặc cảm, bơ vơ vì nửa dòng
máu lạc loài chảy trong cơ thể”.
Như vậy, có thể thấy khát vọng hoà hợp con người với con người của
Nguyễn Minh Châu đã được đẩy lên đến tinh thần nhân bản của nhân loại, là
mối quan hệ nhân văn mà tình nghĩa giữa Việt Nam và đất nước triêụ voi, là
tình cảm, là mối quan hệ anh em ruột thịt.
“Về con người: Anh bộ đội Việt nói về người Lào đang đói, cơn đói
như một vật hữu hình đi qua khu rừng Lào, những tốp dân Lào ngồi bên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
đường, ôm khư khư trong bụng một con gà, đổi gạo cho bộ đội. Dân t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status