Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết bạc trục tăng áp - pdf 14

Download miễn phí Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết bạc truc tăng áp

Phần I: Phân tích sản phẩm và chọn phôi 4
1.1. Phân tích yêu cầu kỹ thuật chi tiết. 4
1.2. Phân tích tính công nghệ chi tiết. 4
1.3. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi. 4
Phần II: Thiết kế quy trình công nghệ. 5
2.1. Tiến trình công nghệ. 5
2.2. Thiết kế nguyên công. 6
Phần III: Chọn lượng dư gia công. 13
Phần IV: Tra chế độ cắt cho các nguyên công. 15
4.1. Nguyên công 1. 15
4.2. Nguyên công 2. 15
4.3. Nguyên công 3. 15
4.4. Nguyên công 4. 15
4.5. Nguyên công 5. 15
4.6. Nguyên công 6. 16
4.7. Nguyên công 7. 16
Phần V: Thiết kế đồ gá khoan 4 lỗ F5. 16
5.1. Chọn máy. 16
5.2. Định vị 17
5.3. Tính toán cơ cấu kẹp vit ốc. 18
5.4. Tính chọn cơ cấu dẫn hướng. 20
5.5. Tính chọn cơ cấu phân độ 21
5.6. Kiểm tra bền mặt cắt. 22
5.7. Sai số đồ gá. 22
5.8. Thuyết minh đồ gá. 22
Tài liệu tham khảo. 23


Lời nói đầu:

Thiết kế chế tạo là một tập hợp những nhiệm vụ liên tục nối tiếp lẫn nhau.Mỗi một công đoạn trong quá trình thiết kế chế tạo có một vai trò và nhiệm vụ riêng.Quá trình thiết kế chỉ được coi là hoàn thiện khi mà các ý tưởng nhà thiết kế đưa ra phải có tính ưu việt về chức năng sử dụng, tính kinh tế, tính phổ cập . . . và cuối cùng là tính công nghệ.
Tính công nghệ của sản phẩm là tính chất của mô hình nhà thiết kế đưa ra có cấu tạo sao cho khả năng công nghệ của đất nước có thể thực hiện được và hạn chế thấp nhất giá thành chế tạo.Tính công nghệ của mô hình thiết kế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi sản phẩm chế tạo.
Giá thành chế tạo sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ sản suất.Công nghệ sản suất đơn giản sẽ giảm thời gian sản xuất, giảm hao mòn máy móc . . . dẫn tới giảm được giá thành chế tạo. Chính vì vậy, việc thiết kế một quy trình công nghệ tối ưu có một ý nghĩa rất quan trọng trong thiết kế, sản suất, chế tạo.Nắm vững đặc tính công nghệ của quy trình sản xuất giúp cho người kỹ sư có một cái nhìn tổng quát làm cho các ý tưởng thiết kế của người kỹ sư phù hợp với khả năng công nghệ đảm bảo chắc chắn ý tưởng có thể thực hiện được.
Đồ án công nghệ chế tạo máy không nằm ngoài mục đích như vậy.Làm đồ án công nghệ chế tạo máy là một dịp để sinh viên làm quen với các quy trình chế tạo là cơ sở cho các ý tưởng thiết kế sau này.
Trong đồ án trình bày thiết kế quy trình gia công chi tiết “bạc trục tăng áp số 2” với các nội dung sau:
- 01 bản vẽ A0 trình bày các nguyên công.
- 01 bản vẽ A1 thể hiện đồ gá cho nguyên công khoan 4 lỗ .
- 01 bản vẽ A3 thể hiện bản vẽ chi tiết.
- 01 bản vẽ A3 thể hiện bản vẽ lồng phôi.
- 01 bản thuyết minh A4.
tui xin chân thành Thank thầy giáo Nguyễn Đức Phương thuộc bộ môn chế tạo máy đã tận tình hướng dẫn để đồ án được hoàn thành đúng tiến độ và công việc được giao với chất lượng đảm bảo. Do thời gian còn hạn chế nên đồ án không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến sửa sai của các thầy giáo và các bạn.

Học viên:
Trần Văn Hùng







Phần I: Phân tích sản phẩm và chọn phôi

1.1-Phân tích yêu cầu kỹ thuật của chi tiết
Chi tiết cần gia công trong đồ án là bạc trục tăng áp thuộc nhóm chi tiết dạng bạc có các đặc điểm kỹ thuật như sau:
- Bạc trục tăng áp có các bề mặt làm việc chính là mặt trụ ngoài và mặt trụ trong có cấp độ nhám khá cao đạt cấp 8(0,63 ) và dung sai kích thước của hai mặt trụ làm việc là 0,01 mm đạt độ chính xác IT7
- Độ đồng tâm giữa hai mặt trụ làm việc là 0,02 mm, độ không vuông góc giữa đường tâm và bề mặt tỳ là 0,01 mm
1.2- Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết
- Chi tiết là bạc tăng áp làm việc với yêu cầu cao, chi tiết có thành mỏng 5 mm do đó khi gia công chi tiết ta phải chú ýý các yêu cầu như đặc tính kỹ thuật chi tiết.
- Chi tiết có rãnh 2x5 (mm) ở mặt trụ trong không thông suất rất khó cho việc gia công rãnh đó. Vì vậy để đảm bảo tính công nghệ khi gia công ta làm rãnh thông suất mà không làm thay khả năng làm việc của chi tiết.
- Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tiến hành gia công chi tiết sau đó tới nhiệt luyện.
- Do yêu cầu nhiệt luyện chi tiết đạt độ cứng (42…46 ) HRC, cấp độ nhám cấp 8, ta cần thực hiện nguyên công mài sau nhiệt luyện.
1.3-Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi
Căn cứ vào hình dạng, kích thước, vật liệu của chi tiết, căn cứ vào dạng sản xuất là loạt vừa ta chọn phôi đúc với dạng đúc ly tâm để gia công cho chi tiết. Sử dụng phôi dạng này thì cho chất lượng kém đối với mặt trụ trong do đó khi đúc cần có lượng dư lớn ở bề mặt này, nhưng phương pháp này cho năng suất và hiệu quả sử dụng phôi tốt.
Phần 2:Thiết kế quy trình công nghệ

2.1- Tiến trình công nghệ
Các ngyên công để gia công chi tiết bạc trục tăng áp số 2 đạt được các yêu cầu đề ra:
v Nguyên công 1 : Tiện mặt đầu lớn, tiện ngoài mặt trụ 71, tiện trong mặt trụ 30, tiếp đến là tiện tinh các mặt đó cùng với vê tròn cạnh sắc mặt đầu.
v Nguyên công 2 : Tiện mặt đầu nhỏ, tiện ngoài mặt trụ 40, tiện ngoài mặt trụ 36, tiện ren M36x1, tiện rãnh 1xH2, tiện mặt tỳ, tiếp đến tiện tinh mặt trụ 40, mặt tỳ, vê tròn cạnh sắc mặt đầu.
v Nguyên công 3 : Tiện ngoài mặt trụ 35, tiện rãnh ở mặt tỳ.
v Nguyên công 4 : Khoan 4 lỗ 5.
v Nguyên công 5 : Xọc rãnh (5x2) mặt mặt trong.
v Nguyên công 6 : Khoan lỗ 4.
v Nguyên công 7 : Nhiệt luyện.
v Nguyên công 8 : Mài mặt trụ ngoài 40, và mài mặt tỳ.
v Nguyên công 9 : Mài mặt trụ trong 30,5.

2.2-Thiết kế nguyên công



sSihHehG0rZJvHm
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status