Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp



Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷsản II cơsởthức ăn tựnhiên ởruộng
lúa và khu vực Vườn Quốc Gia Tràm Chim thuộc vùng ĐTM rất phong phú.
Thực vật nổi ( Phytoplankton) xác định được có 69 loài tảo, trong đó tảo Lục (Chlorophyta)
có 42 loài chiếm 60,87%; tảo Silic ( Bacillariophyta) có 10 loài chiếm 14,49% là nguồn thức ăn rất
tốt cho động vật thuỷsản [28]. Khu vực ruộng lúa do chất lượng nước tốt hơn khu vực rừng Tràm
cao hơn ởkhu vực rừng Tràm( 7 – 20 loài).
Động vật đáy (Zooplankton) có 52 loài thuộc 4 ngành. Trong đó ngành Protozoa ( Nguyên
sinh động vật) có 7 loài chiếm 13,46%; ngành Aschelmin với lớp Rotatoria ( Trùng bánh xe) có 22
loài chiếm 42,30%; ngành Arthropoda với 23 loài chiếm 44,23% trong đó bộCladoceta (Giáp xác
râu ngành) có 14 loài chiếm 26,92%, lớp phụCopepoda ( Giáp xác râu ngành) có 6 loài chiếm
11,53% và bộOstracoda (giáp xác) có 3 loài chiếm 5,76% và cũng nhưthực vật nổi thành loài
động vật ởkhu vực ruộng lúa luôn cao hơn khu vực rừng Tràm.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t cho động vật thuỷ sản [28]. Khu vực ruộng lúa do chất lượng nước tốt hơn khu vực rừng Tràm
cao hơn ở khu vực rừng Tràm( 7 – 20 loài).
Động vật đáy (Zooplankton) có 52 loài thuộc 4 ngành. Trong đó ngành Protozoa ( Nguyên
sinh động vật) có 7 loài chiếm 13,46%; ngành Aschelmin với lớp Rotatoria ( Trùng bánh xe) có 22
loài chiếm 42,30%; ngành Arthropoda với 23 loài chiếm 44,23% trong đó bộ Cladoceta (Giáp xác
râu ngành) có 14 loài chiếm 26,92%, lớp phụ Copepoda ( Giáp xác râu ngành) có 6 loài chiếm
11,53% và bộ Ostracoda (giáp xác) có 3 loài chiếm 5,76% và cũng như thực vật nổi thành loài
động vật ở khu vực ruộng lúa luôn cao hơn khu vực rừng Tràm.
Sinh vật đáy ( Zoobenhos) xác định được có 13 loài thuộc 5 lớp, 3 ngành, gồm: ngành
Mollusca ( thân mềm) có lớp Gastropoda ( chân bụng) có 4 loài chiếm 30,77%, lớp Bivlia có 11
loài chiếm 7,69%; ngành Annelida có lớp Oligochaeta( giun ít tơ) có 2 loài chiếm 7,69%, lớp
Insesta có 5 loài chiếm 38,48% [ 13, tr.13].
Cá tự nhiên ở HTN thành 2 nhóm [13,tr.13]:
* Nhóm cá đồng: Nhóm này ưa nước tĩnh, nó sinh sản và phát triển tại các kênh trong đồng
ruộng, rừng tràm, ruộng lúa..., ít di cư, chịu được môi trường khắc nghiệt như: pH thấp, hàm lượng oxy
thấp, môi trường sống chật hẹp, [ 24, tr. 153] có 1 loài cá Lóc (Ophiocephalus striatus) thuộc họ cá Lóc
(Ophiocephalidae); có 5 loài thuộc họ cá cá Rô (Anabantidae), ngoài ra còn có các loài cá trê vàng (
Clarias fuscus); cá sặc rằn ( Trichogaster pectoralis); cá thác lác ( Notopterus chitala)... có khả năng
sinh sản mạnh vào đầu mùa mưa, sinh trưởng và phát triển mạnh khi lũ tràn về.
* Nhóm cá sông: Ưa nước chảy, xuất hiện với sản lượng lớn vào mùa lũ, khi nước lũ tràn đồng,
nhờ nguồn thức ăn phong phú như lúa chét, mùn bã hữu cơ, thực vật chìm trong nước… Nhóm này có
các loài với số lượng nhiều như: cá Linh; cá Mè vinh; cá Ét mọi; cá Chốt; cá Trèn; cá Lăng; cá Tra;
Tôm càng xanh.
3.2.2. Mô hình nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ
Mùa vụ tôm thường bắt đầu vào tháng 5 dương lịch, sau khi thu hoạch vụ lúa Hè – Thu, người
dân huyện Tam Nông tiến hành thiết kế ruộng nuôi. Diện tích ruộng nuôi có thể thay đổi từ 0,5 – 1
ha, cải tạo mặt ruộng, lên bờ bao lửng (cao 0,8 - 1,5 mét so với mặt ruộng) chắc chắn, giữ nước được
tốt, thường có mương bao quanh ruộng ( tổng diện tích mương thường chiếm 15 – 20 % diện tích
ruộng nuôi và sâu 0,8 đến 1,0 m so với mặt ruộng ). Tát cạn ruộng, bắt hết cá dữ, cá tạp, dọn cỏ xung
quanh, vét bùn đáy mương, lắp các lỗ mội hang cua nếu có và dùng vôi bột bón 8 – 10 kg/100 m2 sau
đó phơi nắng 2 – 3 ngày rồi cho nước vào, nước được lọc qua lưới dầy. Khoảng 5 – 7 ngày sau khi cho
nước vào tiến hành thả tôm giống [21], [38].
Lúc đầu thả Tôm ở giai đoạn con Post và thả trong vèo ( Vèo làm bằng lưới cước may dạng
giống như mùng ngủ ) để tôm ít bị hao hụt do các loài khác ăn đồng thời giúp tôm từ từ thích nghi với
môi trường, lúc này cho tôm ăn 4 lần trong ngày. Tôm được 40 ngày thả tôm ra vuông nuôi, trước khi
thả tôm ra vuông nuôi tiến hành diệt cá lóc, cá trê, ếch, rắn trong vuông nuôi để hạn chế sự hao hụt về
con giống bên cạnh dó luôn theo dỏi và điều chỉnh pH ao nuôi thích hợp (7,5 – 8,3), lúc này giảm số
lần ăn cho tôm ăn 3 lần/ ngày. Thức ăn được sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng viên hiệu
MEGA ( có nồng độ đạm cao ) và thức ăn tự chế.
Khi mùa lũ tràn đồng, người nuôi tôm càng xanh chân ruộng dùng cọc tràm hay tre cắm dọc bờ
bao làm hàng rào và dùng lưới cước bao quanh toàn bộ vuông nuôi, như vậy nước trong vuông nuôi và
bên ngoài có tính chất hoàn toàn giống nhau, (hình 3.3) đây cũng chính là hình thức khá đặc biệt của
việc nuôi tôm mùa lũ. Lúc này nguồn thức ăn tự nhiên do nước lũ đem lại khá dồi dào, người nuôi bắt
cua, ốc, cá tạp xay nhuyển trộn với cám, khoai lang, khoai mì… ( tỷ lệ 2/3) nhằm giúp tôm tăng trọng
nhanh [9], [21].
Ngoài hình thức nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ, người dân ở HTN còn nuôi tôm
càng xanh đăng quần, hình thức này có thể nuôi ở bờ sông, kênh rạch, đồng ruộng.
Hình 3.3: Vuông nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ ở HTN
Từ mô hình nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ ở HTN, ông Lê Hoàng Nam, Phó chủ
tịch UBND huyện Tam Nông cho biết “Mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa nước nổi ở huyện
Tam Nông cho thấy kết quả rất khả quan, mở ra triển vọng khai thác tiềm năng của địa phương. Trước
hết khai thác tiềm năng về mặt nước trong mùa lũ, đưa vòng quay của đất tăng từ hai đến ba lần trong
năm, tăng giá trị sử dụng đất và tăng độ phì nhiêu của đất, giảm sự thoái háo đất đai và bảo vệ môi
trường. Mặt khác nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa nước nổi còn góp phần giải quyết việc làm cho
lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương, mở ra triển vọng xoá đói giảm cùng kiệt cho ngườidân”[40].
3.2.3. Kết quả các mô hình nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ [34],[36]
Bảng 3.1: Kết quả mô hình nuôi TCX, năm 2005 (Kết quả bình quân 5 hộ nuôi năm2005)
Nguồn: Uỷ Ban Nhân Dân HTN,2005
Hộ nuôi
Chỉ tiêu Nguyễn
Hiền Sĩ
Nguyễn Văn
Dọn
Hứa Văn
Điển
Kiều Văn
Hinh
Lê Công
Chiến
Tổng cộng
Bình quân
(1ha)
Diện tích (ha) 01 01 01 01 01 05
Tổng chi (đồng) 111.680.000 128.491.000 53.253.000 49.557.000 41.971.000 384.955.000 76.991.000
Năng suất ( tấn/ ha) 2,21 2,48 1,38 1,3 0,7 8,07 1,61
Giá bán ( đồng/tấn) 84.585.000 82.649.000 87.769.000 86.000.000 89.413.000 430.416.000 86.083.000
Tổng thu (đồng) 187.101.000 204.970.000 121.121.000 111.800.000 62.560.000 687.552.000 137.510.000
Lợi nhuận: 75.421.000 76.479.000 67.868.000 62.24.000 20.586.000 302.596.000 60.519.000
Lợi nhuận/ vốn (%) 67,53% 59,52% 127,4% 125,6% 49% - 85,81%
Lợi nhuận /doanh thu (%) 40,3% 37,31% 56% 55,67% 33% - 44,45%
Do các thuận lợi đã nêu ở phần 3.2.1, trong năm 2004 và 2005 huyện đã chủ trương thí
điểm các mô hình nuôi TCX thử nghiệm theo cơ cấu lúa Đông xuân –TCX mùa lũ và kết quả đạt
được khả quan (bảng 3.1).
+ Năm 2004 thử nghiệm 02 ha/01 hộ nuôi, với số lượng thả 210.000 con, mật độ trung bình
10 con/ m2, năng suất đạt được sau 6 tháng nuôi là 1,7 tấn/ ha, lơi nhuận sau khi trừ chí phí là 60
triệu đồng/ ha.
+ Năm 2005 nhân rộng mô hình lên 22,3 ha với 07 hộ nuôi, mật độ thả tương tự năm 2004.
Kết quả các hộ nuôi đều cho năng suất rất cao dao động từ 0,7 – 2,48 tấn/ha, lợi nhuận thấp nhất là
20,52 triệu đồng/ ha, lợi nhuận cao nhất trên 50 triệu đồng/ha.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Năm 2004, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện là 211 ha. Tổng sản lượng
đạt 8.500 tấn. Trong đó sản lượng nuôi là 6.300 tấn, khai thác tự nhiên 2.200 tấn, sản lượng nuôi
tập trung chủ yếu là cá Lóc nuôi thâm canh ao hầm. So với sản lượng và diện tích nuôi năm 2000
tăng 52 ha, sản lượng tăng 3.200 tấn (tăng gấp 2 lần) [13].
Nhìn chung thuỷ sản hơn 10 năm qua đã có bước phát triển. Nếu tính từ mốc năm 1990 với
diện tích 60 ha nuôi các loại, sản lượng đạt 700 tấn thì đến năm 2004 tăng lên 211 ha ( tăng 3,51
lần), sản lượng đạt 6.300 tấn ( tăng gấp 9 lần). Tuy nhiên về giá cả thị trường tiêu thụ không ổn
định, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status