Điều tra đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phòng hộ nam Hòn Khô, thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Điều tra đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phòng hộ nam Hòn Khô, thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa



MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cam đoan
Lời Thank
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.5
1.1. Các nghiên cứu trước đây về đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phòng
hộven biển, trong và ngoài nước .5
1.2. Khái quát các nhóm nhân tốsinh thái phát sinh quần thểthực vật của rừng
phòng hộven biển .6
1.2.1. Nhóm nhân tốtựnhiên.6
1.2.2. Nhân tốcon người.19
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.24
2.1. Phương pháp luận.24
2.2. Phương pháp nhiên cứu cụthể.25
2.2.1. Tổng hợp tưliệu và tài liệu đã có .25
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp .25
2.2.3. Khảo sát, thu thập sốliệu ởthưc địa .26
2.2.4. Xác định và kiểm tra tên khoa học.28
2.2.5. Lập danh mục thực vật .29
2.2.6. Thu mẫu và bảo quản tiêu bản thực vật .29
2.2.7. Cách lấy mẫu đất vềphân tích .31
2.2.8. Phương pháp xửlí, phân tích sốliệu.31
Chương 3: KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN.33
3.1. Thành phần loài thực vật của rừng phòng hộven biển Nam Hòn Khô – Tp. Nha
Trang – Tỉnh Khánh Hòa .33
3.1.1. Nhân tốbản địa .33
3.1.2. Nhân tốdi cư.39
3.1.3. Giới thiệu một sốloài thực vật của rừng phòng hộven biển Nam Hòn Khô –
Tp. Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa .40
3.2. Các kiểu quần xã thực vật .74
3.2.1. Kiểu rừng trên đất dốc ởchân.74
3.2.2. Kiểu rừng trên đất dốc ởsườn.87
3.2.3. Kiểu rừng trên đất dốc ởsườn gần đỉnh.104
3.3. Nhận xét hiện trạng vềmối quan hệgiữa loài, quần xã thực vật của rừng phòng
hộven biển Nam Hòn Khô – Tp. Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa.110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ắng, sốt nóng, sợ rét, nhức đầu, đau
bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mữa, chuột rút,
cước khí, thuỷ thũng. Hình 3.13 Sida acuta Burm. f.- Ké
lá nhỏ. Malvaceae
TRINH NỮ CAO Mimosa diphotricha C. Wright ex Sauvalle
Họ Đậu Fabaceae
Cây thảo mọc đứng, sống hàng năm hay lâu năm cao 2-3m. Lá kép dạng
chân vịt, có cuống lá và trục dài đến 3-5cm, lởm chởm lông, có khi có ít gai móc
nhỏ giữa khoảng cách các lá chét bậc nhất. Lá chét bậc nhất 2 đôi; lá chét bậc hai
12-25 đôi, chỉ hơi có lông ở mặt dưới và ở mép lá.
Cụm hoa hình đầu đơn độc hay xếp từng đôi ở nách các lá trên. Hoa không
cuống; đài rất nhỏ, hình đấu; cánh hoa dạng chuông hẹp, có 4 thuỳ hình trái xoan
thuôn; nhị 4; bầu không lông. Quả đậu nhiều trên cùng một đầu, cở 1,5-1,8x0,4cm,
52
có nhiều tơ cứng.
Phân bố: Loài của vùng nhiệt đới châu Mỹ, được truyền bá vào các vùng
nhiệt đới khác và cả ở nước ta, nay thành một thứ cỏ dại.
Sinh thái: Cây mọc ven đường đi, bãi
cỏ, bờ bụi... Cuống lá và lá có khớp và khi bị
tiếp xúc hay do tác dụng của luồng gió thổi,
các lá tự xếp lại với nhau và cuống lá cụp
xuống, 15 đến 20 phút sau, cây mới trở lại
bình thường.
Cây được dùng làm cây phủ đất.
Dùng toàn cây làm thuốc trị suy nhược, sốt
rét, phong thấp tê bại. Rễ được dùng trị hen
suyễn, đau nhức cơ thể [6,tr.685-686].
Hình 3.14. Mimosa diphotricha C.
Wright ex Sauvalle - Trinh nữ cao.
Fabaceae
ĐẬU VẨY ỐC Alysicarpus vaginalis (L.) A.P. de Cand.
Họ Đậu Fabaceae
Cây thảo cứng, phân nhánh từ gốc, mọc trườn, có thân và nhánh dạng sợi,
nhẵn. Lá có 1 lá chét không tiêu giảm hình trứng – bầu dục, cứng, dai dai, cỡ 12-
40x5-12mm, hình tim ở gốc, tròn có mũi nhọn ở đầu, có lông áp sát ở mặt dưới, gân
bên 4-5 đôi; cuống lá có cánh, lõm sâu thành rãnh. Lá kèm dạng vẩy, hình tam giác,
dài 6-10mm.
Cụm hoa ở ngọn thành chùm dày đặc, cao 15-70cm. Hoa xếp thành từng đôi
một trên cuống rất ngắn; lá bắc hình trứng – nhọn, dạng lá kèm, dễ rụng; đài hình
chuông gồm có ống với 5 thuỳ mà 2 thuỳ trên dính đến một nữa; tràng hoa chỉ hơi
thò ra ngoài; nhị 2 bó (9+1); bầu 4-7 noãn. Quả đậu hình trụ, mọc đứng, cao 2cm,
thò dài ra, không hay chỉ hơi thắt lại giữa các hạt, có lông nhung, có mạng, với 4-7
đốt hình chữ nhật.
Phân bố: Loài phổ biến trong tất cả các vùng nóng của châu Á, châu Phi,
được nhập vào châu Mỹ nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc từ Hà Tây, Hà Nội, Quãng
Ninh vào tới thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
53
Sinh thái: Cây mọc trên các bãi cỏ,
các ruộng khô, trên đất có cát, ở vùng thấp.
Cây ưa ẩm và bóng.
Công dụng: Cây được dùng làm thức
ăn cho vật nuôi và làm cây xanh phủ đất. Ở
Quãng Trị, Thừa Thiên Huế người ta nghiền
hạt thành bột rồi hãm uống dùng để trị lỵ và
các cơn đau bụng.
Ở Giava, nước sắc rễ dùng để trị ho.
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm
thuốc cho trẻ em ăn uống không tiêu và dùng
ngoài trị ngoại thương xuất huyết [6,tr.512].
Hình 3.15. Alysicarpus vaginalis
(L.) A.P. de Cand.- Đậu vẩy ốc.
Fabaceae
LỤC LẠC Crotalaria pallida Aiton (C. mucronata Desv., C. striata DC.)
Họ Đậu Fabaceae
Cây thảo hàng năm mọc đứng, có thể cao tới 2m. Lá kép chân vịt với 3 lá
chét; lá chét có phiến hình trứng ngược-bầu dục, dạng màng, cỡ 3-8 x 2-4cm, nhọn
ở gốc, tròn tù hay lõm ở đầu, có lông mịn ở mặt dưới; cuống lá 3-4cm. Lá kép nhỏ,
dễ rụng.
Cụm hoa ở ngọn và ở bên thành chùm thưa, cao 15-30cm, thường mọc đối
với một lá. Hoa có cuống 4mm; lá bắc và lá con bắc dạng sợi; đài hình chuông, cao
7mm; cánh hoa màu vàng có vạch cam sẫm, cao 15mm, cánh cờ hình bầu dục, cánh
bên thuôn, cánh thìa hình trăng lưới liềm; bầu có lông nhung mềm, cỡ 9mm, chứa
40-60 noãn. Quả đậu gần hình trụ, có cuống ngắn, cỡ 3-4 x 0,5cm, có lông mịn rồi
nhẵn. Hạt hình tim, cỡ 3x2mm, màu hạt dẻ nhạt hay màu vàng.
Phân bố: Loài liên nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc hoang ở nhiều nơi, từ Lào
Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình vào Quãng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng, Bình Định, Gia Lai, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí
Minh và Tây Ninh.
54
Sinh thái: thường gặp trong các
Savan, dọc đường đi, trên bờ sông, trên đất
sét khá nghèo, có khi trong rừng rụng lá hay
rừng thường xanh, tới độ cao 1200m.
Ra hoa tháng 9-10.
Công dụng: Ở Campuchia, hoa được
dùng ăn; Lào cây được dùng làm thuốc trị
sốt. Ở Việt Nam, cây được trồng làm phân
xanh; hạt rang và xay được dùng chế nước
uống thay cafe. Thân cành được dùng làm
củi đốt; rễ có thể dùng ăn với trầu [6,tr.558].
Hình 3.16. Crotalaria pallida Aiton
(C. mucronata Desv., C. striata DC.)
- Lục lạc. Fabaceae
NỞ NGÀY ĐẤT Gomphrena celosioides Mart.
Họ Rau dền Amaranthaceae
Cỏ sống lâu năm, mọc nằm rồi đứng, phân nhánh nhiều, rễ to. Thân có rãnh
sâu, có lông nằm. Lá không cuống, đầy lông nằm trăng trắng ở mặt dưới.
Cụm hoa bông hình trụ rộng 1cm, dài 2-3cm, lá bắc 5-6mm. Hoa trắng, 5 lá
đài, 5 nhị dính thành ống, bầu hình trứng. Quả hộp chứa nhiều hạt màu nâu.
Phân bố: Gốc ở Nam Mỹ, được du
nhập vào thời gian gần đây, nay trở thành
phổ biến ở nước ta.
Sinh thái: Cây mọc dọc đường đi và
trong các đất hoang khô, ở độ cao thấp.
Công dụng: Dân gian dùng rễ cây sắc
uống trị ho, và dùng toàn cây sắc uống làm
tiêu độc.
Có thể trồng làm cây phủ đất
[6,tr.207].
Hình 3.17. Gomphrena celosioides
Mart. - Nở ngày đất.
Amaranthaceae
KÉ ĐAY Triumfetta grandidens Hance
Họ Đay Tiliaceae
55
Cây thảo sống hàng năm, cao 1,2m. Thân, lá nhám hay có lông phún. Lá mọc
cách, lá có phiến thon, hình bầu dục dạng trứng hay hay hình ngọn giáo dạng trứng,
dài 6-10cm, gân bên 5-7 đôi, mép có răng cưa, cuống lá dài 1-2cm.
Cum hoa hình đầu mọc ở nách lá, có nhiều lông. Quả thuộc loại quả bế kép
hình cầu, có cỏ rất cứng và dai.
Phân bố: Có ở Trung Quốc, Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái lan. Ở Việt
Nam, Cây mọc từ Thừa Thiến Huế đến Vũng
Tàu.
Sinh thái: Cây mọc hoang ở các đồi
bãi, ven đường, các bãi cỏ, nơi trông có
nhiều ánh sáng.
Ra hoa chủ yếu vào tháng 3-6.
Công dụng: Làm thuốc trị cảm, trị các
bệnh về đường hô hấp…
Hình 3.18. Triumfetta grandidens
Hance - Ké đay. Tiliaceae
ĐẬU RỰA Canavalia ensiformis (L.) DC.
Họ Đậu Fabaceae
Cây thảo sống hàng năm, mọc nằm,
có khi leo dài 2-3m, không lông. Lá kép có
ba lá chét, lá chét xoan – bầu dục, dài 10-
20cm, rộng 6-12cm, đầu tù hay có mũi ngắn,
mặt trên có màu lục, mặt dưới nhạt.
Chùm hoa ở nách lá dài 25-45cm, mỗi
u mang 3-5 hoa, màu trắng; ống đài dài 7-
10mm, có lông; cánh cờ to 1,5-2,2cm, lườn
có sọc đỏ. Quả đậu dài 25-30cm, rộng 2,5-
3,5cm. Hạt 10-20; trắng hay ngà, dài 2-
2,5cm, có đốm nâu ở gần rốn hạt.
Hình 3.19. Canavalia ensiformis
(L.) DC. - Đậu rựa. Fabaceae
Phân bố: Gốc ở Trung Mỹ được nhạp trồng ở nhiều nước châu Á, châu Phi.
56
Ở Việt Nam, được trồng ở nhiều nơi, nhất là các tỉnh vùng Tây Nguyên.
Sinh thái: Sinh trưởng mạnh vào mùa mưa ẩm, chịu được hạn khoẻ vì rễ ăn
sâu. Ưa ánh sáng đầy đủ nhưng chịu được bóng râm. Thích nghi được với nhiều loại...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status