Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Thành Đạt - pdf 14

Download miễn phí Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Thành Đạt



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Chương I: Đặc điểm tình hình chung tại Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Thành Đạt 3
1.1. Một số nét khái quát về Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Thành Đạt 3
1.1.1. Khái quát chung. 3
1.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 5
1.1.3. Đặc điểm công tác Kế toán tại đơn vị. 8
1.2. Thực trạng thực hiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Thành Đạt. 21
1.2.1. Đặc điểm về lao động của Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Thành Đạt 21
1.2.2. Phương pháp xây dựng quỹ lương 22
1.2.3. Công tác hạch toán các khoản trích theo lương ở Công ty 24
1.2.4. Các kỳ trả lương của Công ty 25
1.2.5. Quy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty 26
Chương II. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh dịch vụ và thương mại thành đạt 37
2.1. Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất 37
2.1.1. Bản chất của tiền lương. 37
2.1.2. Chức năng của tiền lương. 37
2.1.3. Nguyên tắc tính trả lương. 38
2.2. Các hình thức tính lương và trả lương trong doanh nghiệp. 41
2.2.1. Các hình thức trả lương theo thời gian. 41
2.2.2. Trả lương theo sản phẩm. 43
2.2.3. Trả lương hỗn hợp. 47
2.3. Quỹ tiền lương, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. 50
2.3.1. Quỹ tiền lương 50
2.3.2. Bảo hiểm xã hội (BHXH): 51
2.3.3. Bảo hiểm y tế (BHYT): 52
2.3.4. Kinh phí công đoàn (KPCĐ). 53
2.4. Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 53
2.5. Hạch toán chi tiết tiền lương. 54
2.5.1. Hạch toán số lượng lao động. 54
2.5.2. Hạch toán thời gian lao động. 55
2.5.3. Hạch toán kết quả lao động. 57
2.5.4. Hạch toán tiền lương cho người lao động. 58
2.6. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 59
2.6.1. Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 59
2.6.2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 61
2.7. Hình thức sổ kế toán 72
2.7.1. Áp dụng hình thức nhật ký chung. 73
2.7.2. Áp dụng hình thức nhật ký sổ cái 75
2.7.3. Áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ 76
2.7.4. Áp dụng hình thức Nhật ký - Chứng từ 77
Chương III. Một số kiến nghị để hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Thành Đạt 78
3.1. Đánh giá về công tác quản lý hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 78
3.1.1.Công tác Kế toán chung: 78
3.1.2. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 79
3.1.3. Hạch toán tổng hợp. 79
3.2. Thuận lợi, khó khăn phương hướng mục tiêu của Công ty CP Đầu tư Thương mại và Du lịch Tân Hoàng Gia trong việc quản lý sử dụng quỹ lương. 80
3.2.1. Thuận lợi và khó khăn. 80
3.2.2. Phương hướng mục tiêu. 81
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Thành Đạt. 81
Kết luận 83
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t
2.1. Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất
2.1.1. Bản chất của tiền lương.
Bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, là giá của yếu tố sức lao động, tiền lương tuân theo nguyên tắc cung cầu giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động, là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ.
Đối với chủ doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố của chi phí đầu vào sản xuất, còn đối với người cung ứng sức lao động tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của họ, nói cách khác tiền lương là động lực và là cuộc sống.
2.1.2. Chức năng của tiền lương.
2.1.2.1. Chức năng tái sản xuất sức lao động.
Bản chất của sức người lao động là sản phẩm lịch sử luôn được hoàn thiện và nâng cao nhờ thường xuyên được khôi phục và phát triển, còn tái sản xuất sức lao động là có một lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động mới, tích luỹ kinh nghiệm nâng cao trình độ hoàn thiện kỹ năng lao động.
2.1.2.2. Là công cụ quản lý doanh nghiệp.
Thông qua việc trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra theo dõi quan sát người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao.
Nhờ vậy người sử dụng sức lao động quản lý một cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng cho sức lao động.
2.1.2.3. Kích thích sức lao động.
Mức lương thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động; là công cụ khuyến khích vật chất tạo ra hiệu quả trong công việc của người lao động, nâng cao trình độ, khuyến khích họ gắn trách nhiệm của mình với lợi ích của doanh nghiệp nơi mà họ đang làm việc và cống hiến.
2.1.3. Nguyên tắc tính trả lương.
Theo điều 55 Bộ luật lao động, tiền lương của người lao động do người sử dụng lao động và hiệu qủa công việc. Theo Nghị định 197 Chính phủ ngày 31/12/1994: Làm công việc gì, chức vụ gì hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó thông qua hợp đồng lao động, thoả ước tập thể.
Nghị định số 05/1994 NĐ-CP ra ngày 26/01/1994 quy định mức lương tối thiểu cho cán bộ là: 120. 000đ
Nghị định số 06/1997 NĐ-CP ra ngày 27/03/1997 tăng mức lương tối thiểu lên: 144. 000đ
Nghị định số 10/2000 NĐ-CP 27/03/2000 quy định lại mức lương tối thiểu là: 180.000đ.
Nghị định số 77/2000 NĐ-CP ngày 15/12/2000 quy định tăng lương cán bộ lên 210.000đ.
Theo Nghị định của Chính phủ số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 thì tiền lương tăng từ 210.000đ lên 290.000đ.
Như vậy, Chính Phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức lương tối thiểu của nền kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của mỗi thời kỳ. Về cơ bản đã tăng được tiền lương thực tế của người lao động, góp phần làm ổn định đời sống cho người lao động.
Đối với công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh cơ sở để xếp lương là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, với người phục vụ quản lý doanh nghiệp tiêu chuẩn xếp hạng tính lương theo độ phức tạp về quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh, và đảm bảo thực hiện theo các quy định của Nhà nước, không được thấp hơn mức lương tối thiểu quy định hiện hành 290.000đ/tháng.
Ngoài việc quy định mức lương tối thiểu, Nhà nước còn quy định các thang bảng lương:
Thang lương: Bản xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa công nhân trong cùng một nghề hay một nhóm nghề khác nhau, theo trình độ lành nghề (xác định theo bậc) của họ, những nghề khác nhau sẽ có những thang lương tương ứng khác nhau. Một thang lương bao gồm một số bậc lương và hệ số lương phù hợp với các bậc lương đó. Số bậc và các hệ số của những thang lương khác nhau không giống nhau.
Bậc lương: Là bậc dùng để phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và được xếp từ thấp đến cao, hệ số cao nhất có thể là bậc 5, bậc 6, bậc 7.
Hệ số lương: Dùng để chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó (lao động có trình độ lành nghề cao) được lương cao hơn công nhân bậc 1 (bậc có trình độ lành nghề thấp) trong nghề bao nhiêu lần.
Bội số lương: Là hệ số của bậc cao nhất trong một thang lương. Đó là sự gấp bội giữa hệ số lương của bậc cao nhất so với hệ số lương của bậc thấp nhất hay so với mức lương tối thiểu.
Bảng lương: Bảng trả lương cho người lao động trên cơ sở bậc lương, hệ số lương, hệ số lương cấp bậc của từng người lao động theo kết quả lao động về thời gian lao động và số lượng sản phẩm tạo ra.
Khi xây dựng chế độ tiền lương và tổ chức trả lương, phải theo nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho người lao động như nhau.
Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau xuất phát từ nguyên tắc “phân phối theo lao động”. Nguyên tắc là dùng thước đo lao động để đánh giá, so sánh và thực hiện trả lương cho người lao động. Những người lao động khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ, thâm niên nhưng có mức chi phí lao động (đóng góp sức lao động) như nhau thì được trả lương ngang nhau.
Đây là nguyên tắc rất quan trọng vì nó bảo đảm được sự công bằng, bình đẳng trong trả lương. Điều này có sức khuyến khích rất lớn đối với người lao động.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
Năng suất lao động tăng là do trình độ tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật trong lao động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tiền lương tăng là do trình độ tổ chức quản lý lao động ngày càng có hiệu quả hơn và do nhu cầu của đời sống. Việc tăng tiền lương sẽ dẫn đến việc tăng chi phí sản xuất; ngược lại, việc tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm, trong đó có giảm chi phí tiền lương theo hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Một chủ doanh nghiệp chỉ thực sự kinh doanh có hiệu quả khi chi phí nói chung hay chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm đi. Do đó, phải đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
Nguyên tắc này là cần thiết để giảm giá thành sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động
Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong trả lương cho người lao động. Nguyên tắc này dựa trên cơ sở trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành và điều kiện lao động của người lao động. Với trình độ lành nghề của người lao động khác nhau thì trả lương khác nhau, có như vậy thì mới khuyến khích ng
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status