Báo cáo Thực tập nhà máy giấy Bình An - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Nhận xét của CBHD và thầy HD .2
Mục lục .3
PHẦN I: TỔNG QUAN ĐƠN VỊ SẢN XUẤT .6
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển .6
I.2. Địa điểm xây dựng 6
I.3. Sơ đồ bố trí mặt bằng .6
I.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự 8
I.5. An toàn lao động .9
I.6. Xử lí khí – nước thải và vệ sinh công nghiệp .9
PHẦN II: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ (DCCN) 10
II.1. Nguyên liệu .11
II.1.1. Nguyên liệu chính .11
III.1.1.2. Bột hóa .11
II.1.1.1. Bột cơ .11
II.1.2. Nguyên liệu phụ 11
II.1.2.1. Tinh bột cation: 11
II.1.2.2. PAC ( Poly aluminium chloride) .12
II.1.2.3. Hydrocd-OC , PK- 435.12
II.1.2.4. Chất độn CaCO3.13
II.1.2.5. Tinh bột oxi hóa.13
II.1.2.6. Các chất tăng trắng OBA .13
II.2. Các dạng năng lượng sự dụng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất 13
II.2.1. Các dạng năng lượng sử dụng .13
II.2.2. Tiện nghi hỗ trợ sản xuất .14
II.3. Sơ đồ bố trí thiết bị máy móc .16
PHẦN III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ (QTCN) .16
III.1. Sơ đồ khối của QTCN .16
III.2. Các thông số vận hành, sực cố - khắc phục .18
III.2.1. Các thông số vận hành .18
III.2.1.1. Chuẩn bị bột .21
III.2.1.2. Giai đoạn tiếp cận 21
III.2.1.3. Giai đoạn lên lưới 22
III.2.1.4. Giai đoạn ép ướt .22
III.2.1.5. Giai đoạn sấy .22
III.2.1.6. Giai đoạn cuộn giấy .22
III.2.2. Lệnh điều khiển .22
III.2.3. Sự cố vận hành, khắc phục 25
III.2.3.1. Khâu chuẩn bị bột .25
III.2.3.2. Giai đoạn tiếp cận 25
III.2.3.3. Giai đoạn lên lưới đến thành phẩm .26
II.2.3.4. Các sự cố khác .26
III.3. Sự khác nhau giữa các QTCN đối với các loại sản phẩm 26
PHẦN IV: MÁY VÀ THIẾT BỊ .30
IV.1. Máy nghiền thủy lực 30
IV.2. Máy lọc cát nồng độ cao .31
IV.3. Máy đánh tơi .31
IV.4. Máy nghiền đĩa (DD 720 - Trung Quốc) .31
IV.5. Hồ trộn .33
IV.6. Level box ( 101T-104) .33
IV.7. Lọc cát .34
IV.8. Sàng áp lực .36
IV.9. Sàng rung .37
IV.10. Thùng đầu .39
IV.11. Lưới .40
IV.12. Lô ép ướt .42
IV.13. Thiết bị sấy .43
IV.14. Lô lạnh .44
PHẦN V: SẢN PHẨM VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP .45
V.1. Giấy in 45
V.2 Giấy in báo .47
V.3. Giấy viết: .47
V.4. Giấy Pelure .47
Thiết bị ép :
Cấu tạo:
Là một hệ thống truyền động giữa các trục đỡ. Bột được ép giữa hai lô lưới ép.
Mỗi lô lưới gồm một trục được phát động bởi motor quay, truyền chuyển động cho các trục đỡ nhờ 2 tấm lưới được kéo căng bởi hệ thống đẩy bằng gió.
Hai lô lưới chuyển động ngược chiều nhau
Đầu dàn ép được trang bị 1 máng chặn bột tránh bị tràn ra 2 bên mép lưới , cuối dàn ép được gắn 2 dao gạt tiếp xúc để tách bột .
Nguyên tắc họat động :
Bột từ bể chứa được bơm lên thùng phân phối cung cấp cho thiết bị ép bột, quá trình thóat nước của bột tại băng tải ép xảy ra tại 3 vùng .
Đầu tiên bột được phân phối đồng đều trên tòan bộ chiều ngang lưới trên và thóat nước tự do nhờ trọng lực, bề dày của lớp bột được ổn định bằng một thanh gạt.
Sau đó lớp bột đi vào vùng hình nêm ( tạo thành giữa 2 lưới ép ) do sự giảm dần về thể tích của bột giữa khe của 2 lưới ép , lớp bột được tách nước với áp lực tăng dần.
Cuối cùng lớp bột đi vào vùng ép cao áp được tạo bởi lực căng của 2 lưới ép , sau đó tiếp tục đi qua 1 cặp ép áp lực cao để tách nước , nâng độ khô lên khỏang 23 – 27% và tách khỏi lưới nhờ 2 dao gạt , sau đó được cấp vào hệ thống vít tải .
Phần nước thóat ra từ băng tải ép được đưa về bể chứa sử dụng cho công đọan pha lỏng ở hồ quay hay đưa về xử lý nứơc nội vi.
Chức năng :
Vắt nước ra khỏi bột
Thải tạp chất mịn nhỏ hơn bột ra khỏi nước .
Nâng độ khô bột lên theo yêu cầu sản xuất.
Các yếu tố ảnh hưởng :
Nồng độ bột vào , pH : pH cao thì độ nhớt cao , do đó khó tách nước .
Độ căng của lưới : lưới căng thóat nước tốt hơn .
Vít trộn gia nhiệt:
Cấu tạo :
Là 1 vít trộn và gia nhiệt có đường kính 760 mm.
Nguyên tắc họat động:
Bột sau khi ép được cấp vào vít trộn . Tại vít trộn bột được thẩm thấu hóa chất đồng thời hơi nóng cho vào nâng nhiệt độ bột lên khỏang 65 – 75 ˜C.
Hóa chất được bơm vào vít trộn bằng bơm định lượng
Chức năng :
Gia nhiệt , trộn đều hóa chất với bột.
Thiết bị phân tán:
Cấu tạo :
Có dạng hình trụ nằm, gồm có 1 vít tải ở đầu vào. Bên trong có bố trí hệ thống dao gồm dao tĩnh (stator) gắn vào thành thiết bị và hệ thống dao gắn với rotor.
Nguyên tắc họat động:
Bột từ công đọan ép có nồng độ khoảng 23 -27% được vít tải đánh tơi rồi đưa lên vít trộn . Tại vít trộn thì bột đã được đánh tơi và hòa trộn các hóa chất tẩy . Hơi nóng được đưa vào đồng thời với các hóa chất tẩy . Sau đó hỗn hợp được đưa vào cửa nạp liệu của thiết bị phân tán.
Thiết bị họat động bởi sự tương tác định hướng giữa rotor và stator để vừa cấp bột đi vừa đánh tơi bột , do đó bột được phân tán đều trong thiết bị . Sau đó bột được đưa vào tháp tẩy, và lưu lại trong 2 giờ để thực hiện tiếp quá trình tẩy những hạt mực còn xót lại
Kết thúc bột được bơm sang nhà máy xeo giấy
Các yếu tố ảnh hưởng :
Nồng độ bột.
Nhiệt độ .
Độ pH.
Tốc độ quay rotor.
Chức năng của hóa chất sử dụng cho việc tẩy trắng :
NaOH : tạo môi trường kiềm giúp HO phát huy được hiệu quả tẩy trắng .
HO- : phân ly ra ion tẩy trắng , là tác nhân tẩy trắng .
H2O2 + OH- = HOO- + H2O
Ion HOO sinh ra sẽ có tác dụng biến những nhóm mang màu của lignin thành những nhóm không mang màu . Do đó quá trình tẩy trắng xảy ra trong môi trường pH = 10,2 -11 là thích hợp .
NaSiO : ổn định môi trường kiềm giúp quá trình tẩy trắng hiệu quả hơn .
Chức năng và nhiệm vụ của công đọan phân tán và đánh tơi :
Đánh rã các phân tử mực in lớn , phân tán tàn mực vào trong bột dưới giới hạn nhìn thấy được bằng mắt và phân bố đều trong huyền phù hay làm cho chúng không có khả năng nổi được .
Đánh vỡ những mảnh giấy trắng và giấy có gia keo .
Tác động cơ học lên sợi để cải thiện độ bền cho sợi .
Trộn đều bột vào hóa chất tẩy .
Nghiền bột .
Các yếu tố ảnh hưởng :
Nồng độ ( nồng độ thấp sẽ làm tiêu hao năng lượng lớn ).
Nhiệt độ cung cấp từ thiết bị gia nhiệt ( nhiệt độ ảnh hưởng đến phản ứng của hóa chất) .
pH.
ML: mặt lưới (mặt dưới giấy)
MM: mặt mền (mặt trên giấy)
D: Dọc
L: Ngang
Nhìn chung các tính chất của giấy là đa dạng, và để đạt được tiêu chuẩn về một tính chất bất kì trong tất cả các tính chất trên đòi hỏi việc kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu, công đoạn của quá trình sản xuất, từ quá trình nghiền (điều chỉnh độ nghiền), phối trộn bột, phụ gia, phụ liệu cho đến việc điều chỉnh nồng độ, tốc độ bột lên lưới, hóa chất tráng phủ…
Nói chung, qui trình sản xuất đối với các loại giấy khác nhau là như nhau, việc điều chỉnh tính chất của các loại giấy hầu như phụ thuộc vào nồng độ của nguyên liệu, phụ gia, phụ liệu (công thức phối trộn)…và cường độ của quá trình như cường độ khuấy trộn, nghiền, tốc độ lên lưới…. Ở đây ta xét việc điều chỉnh kiểm soát qui trình sản xuất đối với một số tính chất cơ bản của các loại giấy khác nhau: định lượng, độ trắng, độ màu.
- Định lượng: ta có thể thay đổi định lượng bằng cách điều chỉnh: nồng độ bột (bằng cách điều chỉnh lượng nước pha loãng…), lưu lượng phun (điều chỉnh áp lực ở thùng đầu), cũng có thể điều chỉnh độ mở môi của thùng đầu nhưng cách này ít sử dụng.
- Độ trắng: điều chỉnh độ trắng bằng cách điều chỉnh liều lượng chất tẩy trắng; điều chỉnh lỉ lệ bột hóa, bột cơ và tỉ lệ các chất phụ gia…
- Độ màu: việc điều chỉnh màu của giấy chủ yếu phụ thuộc vào liều lượng và lượng hóa chất sử dụng.
Ngoài ra, trong sản xuất giấy, một công đoạn quan trọng, có ảnh hưởng đến hầu hết các tính chất của giấy như độ nhám, độ chặt, độ kháng xé…là công đoạn nghiền. Vì vậy việc điều chỉnh độ nghiền, tốc độ nghiền có ý nghĩa rất quan trọng quyết định chất lượng của sản phẩm thu được.
PHẦN IV: MÁY VÀ THIẾT BỊ
IV.1. Máy nghiền thủy lực
IV.1.1. Thông số
Máy nghiền thủy lực ZDS28:
- Thể tích : 30 m3
- Công suất : 80 – 150 T/d
- Đường kính lỗ sàng: 15 mm
- Motor Y355L2 -6 250KW – 380 V
- Kiểu sản xuất: Liên tục
Máy nghiền thủy lực ZDS18:
- Thể tích : 18 m3
- Công suất : 80 tấn/ngày
- Đường kính lỗ sàng: 12
- thời gian đánh tơi mỗi mẽ: 15 ~ 20 phút
- Đường kính mâm dao: 640 mm
- Tốc độ mâm dao: 582 vòng/phút
- Đường kính ống ra: 300 mm
- Đường kính ống thải tạp chất: 300 mm
- Khối lượng: 7230 kg ( gồm motor)
- Đường kính thùng: 3500 mm
- Kiểu sản xuất: gián đoạn.


4429uWZq49jQloC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status