Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm - pdf 15

Download miễn phí Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1. Tính tất yếu của vấn đề bảo đảm tiền vay của NHTM 3
2. Hợp đồng tín dụng ngân hàng 8
II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 12
1. Bảo đảm tiền vay 12
2. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo hình thức cầm cố 15
3. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo hình thức thế chấp 21
4. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo hình thức bảo lãnh 27
5. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay 30
CHƯƠNG II 33
THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC ĐẢM ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NHNo &PTNT HUYỆN VĂN LÂM - TỈNH HƯNG YÊN 33
I. TỔNG QUAN VỀ NHN0 & PTNT HUYỆN VĂN LÂM - HƯNG YÊN 33
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Văn Lâm - Hưng Yên 33
2. Địa vị pháp lý của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm - Hưng Yên 34
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm 38
II. QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM 41
1. Khách hàng và điều kiện với khách hàng 41
2. Đối tượng vay vốn 45
3. Quy trình, các hình thức cho vay tại NHNo và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm 45
III. THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM TẠI NHNO VÀ PTNT HUYỆN VĂN LÂM - HƯNG YÊN 47
1. Cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố 47
2. Cho vay có bảo đảm bằng hình thức thế chấp 49
3. Cho vay có bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh. 51
4. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay 53
CHƯƠNG III 57
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN 57
I.THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 57
1. Tình hình kinh tế xã hội 57
2. Phương hướng phát triển của những năm tới 58
3. Một số vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai cơ chế bảo đảm tiền vay tại NHNo và PTNT huyện Văn Lâm 59
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 63
1. Đối với hồ sơ 63
2. Về đăng ký giao dịch bảo đảm 64
3. Đối với thế chấp bất động sản và thế chấp quyền sử dụng đất 66
4. Về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất 69
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
MỤC LỤC 75
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tháng, năm, khế ước vay nợ của bên được bảo lãnh;
(+) Số, ngày, tháng, năm hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản (nếu có thoả thuận cầm cố hay thế chấp);
(+) Damh mục và tổng giá trị tài sản để bảo lãnh;
(+) Cam kết của các bên về việc thực hiện hợp đồng bảo lãnh;
(+) cách xử lý hợp đồng;
4.4. Xử lý tài sản bảo lãnh
Được áp dụng như đối với tài sản cầm cố, thế chấp.
5. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay
5.1. Bản chất của bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Theo ghị định 178/1999 /NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng quy định tại điều 2, khoản 5 như sau: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với tổ chức tín dụng. Như vậy, khác với chế độ bảo đảm khác, bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay lại dùng chính tài sản hình thành (được mua sắm hay xây dựng lên) từ khoản vay mà khách hàng đã vay tại tổ chức tín dụng để đảm bảo cho chính khoản vay này. Do vậy xét về thời gian, tài sản đảm bảo chưa hình thành (chưa tồn tại) tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng và các bên chỉ ký kết hợp đồng bảo đảm khi tài sản bảo đảm được hình thành. Trong khi đó việc thay cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thông thường lại dùng tài sản đã hình thành, đã có tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng.
Để bảo đảm việc thu hồi vốn và lãi, pháp luật quy định những điều kiện để đảm bảo tính an toàn. Khoản 1, điều 14 Nghị định 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng chỉ rõ: Tổ chức tín dụng cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống, nếu khách hàng và tài sản vay đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định.
5.2. Điều kiện đối với khách hàng vay.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng, cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay khách hàng phải đáp ứng được những điều kiện sau:
(+) Có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi;
(+) Có khả năng tài chính và có các khoản thu hợp pháp, có năng lực thu được trong thời hạn vay vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng;
(+) Có sự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi;
(+) Có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật;
(+) Có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án;
(+) Cam kết thực hiện bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng;
(+) Cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản quy định tại điểm trên;
Đối với khách hàng vay là doanh nghiệp, ngoài các điều kiện quy định trên còn phải có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay. Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu doanh nghiệp phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán đối với kết quả sản xuất kinh doanh của 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay.
5.3. Điều kiện đối với tài sản hình thành từ vốn vay.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng, cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay từ tài sản hình thành từ vốn vay phải đáp ứng được những điều kiện sau:
(*) Tài sản hình thành từ vốn vay phải xác định được:
(+) Quyền sở hữu của khách hàng vay: Đối với tài sản là quyền sử dụng tốt thì phải xác định được quyền sử dụng đất của khách hàng vay là phải được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai: Đối với tài sản của doanh nghiệp Nhà nước phải xác định được quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp đó và được dùng để đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản là bất động sản gắn liền với đất thì khách hàng vay phải có giấy chứng nhận quỳên sử dụng đất của khu đất mà trên đó tài sản sẽ được hình thành và phải hoàn thành các thủ tục xây dựng theo quy định của pháp luật;
(+) Phải xác định được danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm của tài sản. Việc xác định các yếu tố này dựa vào dự án đầu tư hay phương án phục vụ đời sống;
(+) Tài sản được phép giao dịch và không có tranh chấp;
(+) Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay, phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng.
5.4. Nội dung, hình thức của hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay.
Việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm tiền vay bằng cầm cố, thế chấp thông thường chỉ khác nhau về mặt thời điểm ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản.
Do vậy, những quy định về hình thức, nội dung của hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay về cơ bản cũng tương tự như những quy định áp dụng cho biện pháp bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố thông thường.
5.5. Xử lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay.
Được áp dụng như đối với tài sản cầm cố, thế chấp.
CHƯƠNG II
THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC ĐẢM ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NHNo &PTNT HUYỆN VĂN LÂM - TỈNH HƯNG YÊN
I. TỔNG QUAN VỀ NHN0 & PTNT HUYỆN VĂN LÂM - HƯNG YÊN
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Văn Lâm - Hưng Yên
Trong xu hướng phát triển của đất nước ta, nhất là trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đồng thời với vai trò to lớn của công tác tiền tệ tín dụng. Đảng và Chính phủ đã có đường lối phát triển đúng đắn vì vậy ngày1/9/1999 ra quyết định số 79/QĐ/NHNo 1999 của Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về việc thành lập chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên, việc quyết định này dựa vào.
+ Luật các tổ chức tín dụng được công bố theo lệnh 01 - L/CTN ngày 26/12/1997 của Chủ tịch nước.
+ Điều lệ NHNo&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 390/1997/QĐ - NHNN ngày 22/11/1997 của Thống đốc ngân hàng nhà nước.
Quyết định thành lập NHNo&PTNT huyện Văn Lâm, ngân hàng có con dấu riêng, bảng cân đối tài sản, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ quy chế tổ chức và hoạt động chi nhánh NHNo& PTNT Việt Nam.
Tuy rằng NHNo&PTNT Văn Lâm - Hưng Yên ra đời muộn nhưng đã nhanh chóng khẳng định được vị trí phù hợp trong hệ thống ngân hàng thương mại, tính hiệu quả hoạt động kinh doanh, bảo đảm chất lượng của một ngân hàng thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Thực hiện chức năng c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status