Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Ninh Bình - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Ninh Bình



Giai đoạn 2001-2005, khu vực thị trường châu Á đã giảm dần tỷ trọng từ 57,3% năm 2001 xuống 50,5% năm 2005 song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Âu có xu hướng giảm nhẹ nhưng giá trị tuyệt đối năm sau vẫn tăng so với năm trước (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 13,5%/năm) và đóng gúp trờn 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó, xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng khá đột biến, chiếm tỷ trọng từ 8,9% năm 2001 lên 21,3% vào năm 2005; xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh từ 7,1% năm 2001 lên 20,2% năm 2005. Khu vực thị trường châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1,2% năm 2001 lên 2,1% năm 2005 và tăng được kim ngạch xuất khẩu gấp gần 4 lần trong giai đoạn này từ 176 triệu USD năm 2001 lên 681 triệu USD năm 2005. Tỷ trọng của khu vực thị trường châu Đại Dương tăng chậm và khá ổn định từ 7,1% năm 2001 lên 8,0% năm 2005.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


- Với một cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp hợp lý không chỉ giúp điều hành hoạt động kinh doanh tốt mà còn giảm tối thiểu các chi phí quản lý và xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu. Đồng thời, nó góp phần xây dựng và lựa chọn hợp lý các phương án huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kinh doanh là hoạt động thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và ngày càng tối ưu các yếu tố sản xuất bằng các kiến thức khoa học và nghệ thuật. Nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp, bằng phẩm chất và tài năng của mỡnh, cú vai trò quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành đạt của công ty. Để có thể tạo dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phải có kiến thức khoa học và nghệ thuật kinh doanh.
Ở bất kỳ một doanh nghiệp nào hiệu quả kinh tế cũng đều phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức cơ cấu bộ máy quản trị, nhận thức hiểu biết về chất lượng và trình độ của đội ngũ các nhà quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, phương hướng kinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp.
2.2 Lực lượng lao động hay nhân tố con người.
Con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động. Hiện nay, các doanh nghiệp đã ngày càng chú trọng đến nhân tố con người, nhất là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì con người là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động.
- Con người bằng lao động sáng tạo của mình tạo ra công nghệ mới, thiết bị máy móc mới, nguyên liệu mới có hiệu quả hơn trước hay cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, hiệu quả so với trước.
- Con người trực tiếp điều khiển thiết bị máy móc tạo ra kết quả của doanh nghiệp. Hiệu quả của quá trình này thể hiện ở việc tận dụng công suất của thiết bị máy móc, tận dụng nguyên vật liệu, chi phí trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất, tăng hiệu quả từng nơi làm việc.
- Lực lượng lao động có kỹ thuật, chấp hành đúng mọi quy định về thời gian, về quy trình hoạt động, quy trình bảo dỡng thiết bị máy móc dẫn đến kết quả không phải chỉ tăng hiệu quả mà còn tăng độ bền, giảm chi phí sửa chữa góp phần làm giảm chi phí kinh doanh.
Ngoài ra chất lượng kinh doanh còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức trách nhiệm, tinh thần hiệp tác phối hợp, khả năng thích ứng với những thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Lực lượng lao động càng có trình độ, có trách nhiệm là động cơ tốt phát huy hiệu quả kinh doanh.
Để nâng cao vai trò của nhân tố con người và có được đội ngũ lao động có trình độ, tinh thần, ý thức trách nhiệm cao thì doanh nghiệp phải chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động. Đồng thời phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
2.3 Mạng lưới kinh doanh.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh doanh của nó. Mạng lưới kinh doanh rộng lớn là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tạo nguồn hàng vận chuyển làm đại lý xuất khẩu ... Do vậy mạng lưới kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Nếu mạng lưới kinh doanh không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu chức năng động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
2.4 Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất của doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm các máy móc thiết bị, hệ thống kho tàng, nhà xưởng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng, các đại lý chi nhánh và trang thiết bị của nú...cựng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Các khả năng này quy định quy mô, tính chất lĩnh vực hoạt động xuất khẩu và vì vậy góp phần quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu:
Chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu so với chi phí.
Tổng LN= Tổng DT - Tổng CP
Tổng doanh thu (Tổng DT) là toàn bộ số tiền thu được qua việc bán hàng hoá, dịch vụ, lãi tiền gửi ngân hàng, thu hồi do bồi thường,... trong 1 năm.
Tổng chi phí (Tổng CP) là những phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi sản xuất kinh doanh hàng hoá hay cung cấp dịch vụ trong 1 năm.
*Lợi nhuận xuất khẩu:
Lợi nhuận tính cho một mặt hàng:
Trong đó : Px :Lợi nhuận của một mặt hàng xuất.
q :Khối lượng hàng xuất khẩu.
p :Đơn giá hàng xuất.
f :Chi phí đầy đủ của một đơn vị hàng xuất.
Tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
=
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu:
Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng so sánh số ngoại tệ thu được do xuất khẩu ( giá trị quốc tế của hàng hoá ) với những chi phí bỏ ra cho việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu đó ( giá trị dân tộc của hàng hoá ).
Trong đó :
Hx: Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu.
Tx: doanh thu ( bằng ngoại tệ) từ việc xuất khẩu đơn vị hàng hoá, dịch vụ ( giá quốc tế ).
Cx: Tổng chi phí của việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả việc vận tải đến cảng xuất ( giá trong nước ).
Công thức này được vận dụng để tính hiệu quả xuất khẩu của từng mặt hàng, hay hiệu quả xuất khẩu sang từng nước, khu vực thị trường.
Để tính chính xác hiệu quả xuất khẩu của từng doanh nghiệp hay của từng mặt hàng thì điều quan trọng là phải tính đầy đủ, chính xác các chi phí bỏ ra cho việc xuất khẩu đó. Trong điều kiện hiện nay đây là công việc rất khó khăn và phức tạp.
3. Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu.
Việc tính toán hiệu quả kinh doanh xuất khẩu theo cỏc cỏch tính toán trên đây gặp không ít khó khăn do tính toán chi phí của hàng hoá xuất khẩu. Vì vậy, để giúp ta tính toán và so sánh dễ dàng những kết quả hoạt động xuất khẩu người ta dùng chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu để xem xét.
Dx = (Tx / Cx) x 100%
Trong đó:
Dx: Doanh lợi xuất khẩu.
Px: Thu nhập về bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố mua của Ngân hàng Ngoại thương (sau khi trừ mọi chi phí bằng ngoại tệ)
Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu.
Doanh lợi kinh doanh xuất khẩu phản ánh kết quả tài chính của hoạt động xuất khẩu, nghĩa là nó phản ánh những kết quả bằng tiền thực tế thu đợc và những chi phí thực tế bỏ ra; giỏ tớnh doanh lợi được tính toán trên cơ sở giá hiện hành (giá tính toán của kế toán doanh nghiệp).
Chỉ tiêu doanh lợi kinh doanh xuất khẩu được dùng để tính toán doanh lợi riêng cho xuất khẩu, cho từng hàng hoá cũng như cho cả quá trình lưu thông xuất khẩu nói chung. Nó phản ánh những kết quả bằng tiền thực tế thu được và những chi phí thực tế bỏ ra; giỏ tớnh doanh lợi được tí...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status