Nghiên cứu thống kê tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2000 - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG I 9
Lý luận chung về xuất nhập khẩu 9
i. Kinh tế đối ngoại – ngoại thương – xuất nhập khẩu. 9
1. Kinh tế đối ngoại 9
2. Ngoại thương: 10
II. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế 11
1.Vai trò của xuất khẩu 12
2.Vai trò của nhập khẩu 14
3. Ảnh hưởng của xuất nhập khẩu đến nền kinh tế 15
a. Ảnh hưởng tích cực: 15
b. Ảnh hưởng tiêu cực: 16
III. nhiệm vụ của thống kê xuất nhập khẩu 17
IV. phương hướng và nhiệm vụ của hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm tới (2001 – 2010) 20
1. Về xuất khẩu 20
a. Về xuất khẩu hàng hóa 20
b. Về xuất khẩu dịch vụ: 20
c. Về tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ: 20
2. Về nhập khẩu: 20
a.Về nhập khẩu hàng hoá: 20
b.Về nhập khẩu dịch vụ: 21
c.Về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ: 21
CHƯƠNG II 23
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ XUẤT NHẬP KHẨU 23
I. Hệ thống chỉ tiêu 23
1. Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu 23
2. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu 24
A. NỘI DUNG 24
B. MÉT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN 26
 Xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới 26
. Nhóm chỉ tiêu xuất khẩu 31
. Nhóm chỉ tiêu nhập khẩu 38
. Chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu 44
. Cán cân thương mại. 44
.Chỉ tiêu xuất nhập khẩu bình quân 45
II. Các phương pháp phân tích trong thống kê xuất nhập khẩu. 46
1. Nguyên tắc lùa chọn phương pháp 46
1.1. Lùa chọn phương pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu 46
1.2. Lùa chọn phương pháp đơn giản dễ phân tích 46
1.3. Lùa chọn kết hợp các phương pháp có mối liên hệ với nhau để làm nổi bật nội dung nghiên cứu 46
1.4. Chọn phương pháp bảo đảm tính khả thi cho việc phân tích 46
2. Các đặc điểm của xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến phương pháp phân tích thống kê 47
3. Các phương pháp phân tích thống kê xuất nhập khẩu. 48
A. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TỔ 48
. Nội dung 48
C. PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY -TƯƠNG QUAN 60
.Nội dung 60
.Hình thức biểu hiện 60
. Đặc điểm của phương pháp hồi quy tương quan trong nghiên cứu thống kê xuất nhập khẩu. 61
D. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ 62
. Nội dung 62
.Hình thức biểu hiện 62
.Đặc điểm của phương pháp chỉ số trong nghiên cứu thống kê xuất nhập khẩu 63
CHƯƠNG III 64
VẬN DÔNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 64
i. khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000 64
1. Tình hình đất nước và bối cảnh Quốc tế 64
a. Tình hình đất nước 64
b. Về hoạt động ngoại thương 66
c. Bối cảnh Quốc tế 73
d. Mục tiêu chiến lược và quan điểm phát triển trong những năm tới 74
II. xác định các chỉ tiêu 77
A. XUẤT KHẨU 77
1.Quy mô xuất khẩu 77
2. Quy mô xuất khẩu các mặt hàng chính 78
3. Cơ cấu xuất khẩu 80
B. NHẬP KHẨU 83
1. Quy mô nhập khẩu 83
2. Quy mô nhập khẩu một số mặt hàng chính 85
3. Cơ cấu nhập khẩu một số mặt hàng chính 87
C.VỀ XUẤT NHẬP KHẨU 90
1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 90
2. Cán cân thương mại 91
III. Vận dụng các phương pháp phân tích các chỉ tiêu. 92
A.XUẤT KHẨU 92
1. Quy mô xuất khẩu 92
2. Quy mô xuất khẩu một số mặt hàng chính 94
B. NHẬP KHẨU: 100
1. Quy mô nhập khẩu: 100
2. Quy mô nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu: 102
C. TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU: 104
D. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 106
iv. một số kiến nghị và giải pháp. 112
1. Kiến nghị 112
1.1. Về xuất nhập khẩu 112
1.2. Chính sách thị trường 113
1.3. Về thống kê xuất nhập khẩu 114
2. Giải pháp 115
Kết luận 117
Danh mục tài liệu tham khảo 118
CHƯƠNG I
Lý luận chung về xuất nhập khẩu
i. Kinh tế đối ngoại – ngoại thương – xuất nhập khẩu.
1. Kinh tế đối ngoại
Hoạt động kinh tế là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sự phát triển về kinh tế của các quốc gia đã dẫn đến sự hình thành nền kinh tế quốc gia thống nhất. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, sự phân công lao động ngày càng mở rộng thì các quan hệ kinh tế không chỉ dừng lại trong phạm vi từng quốc gia, mà còn vươn ra phạm vi ngoài quốc tế.
Ban đầu, các mối quan hệ giữa các quốc gia xuất hiện trên cơ sở có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên là chủ yếu. Các quốc gia cung cấp cho nhau những nguyên liệu sản phẩm đặc thù do điều kiện tự nhiên ( khoáng sản, khí hậu, đất đai…)mang lại. Sau đó, do qúa trình phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động làm nảy sinh sự khác biệt về trình độ công nghệ và kỹ thuật, chênh lệch về năng suất lao động, giá thành sản phẩm đã làm xuất hiện lợi thế mới của các quốc gia. Điều đó cho phép và đòi hỏi nền kinh tế của mỗi quốc gia phải phát huy triệt để lợi thế của mình, để sản xuất ra nhiều hàng hoá chất lượng cao mà giá thành lại rẻ, nhằm đổi lấy các hàng hoá mà quốc gia đó không sản xuất được hay sản xuất được với giá thành cao hơn và chất lượng kém hơn. Các mối quan hệ này ban đầu thể hiện trong lĩnh vực lưu thông sản phẩm, nhưng dần dần phát triển sang các mối quan hệ phân công và hợp tác lao động trong lĩnh vực thử nghiệm, đầu tư trao đổi công nghệ…và nhiều hoạt động khác. Trên phương diện kinh tế của mỗi quốc gia, mối quan hệ đó được gọi là quan hệ kinh tế đối ngoại.
Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực phong phú và đa dạng của nền kinh tế quốc dân, thể hiện phần tham gia của mỗi quốc gia vào sự phân công lao động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế. Sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi nước đã đưa kinh tế đối ngoại trở thành một lĩnh vực quan trọng, là sự tồn tại khách quan trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế đối ngoại không chỉ liên quan đến trao đổi hàng hoá mà còn liên quan đến mọi giai đoạn của qúa trình tái sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Nó gắn liền qúa trình phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế. Hoạt động ngoại thương là hoạt động trung tâm của kinh tế đối ngoại, kim ngạch ngoại thương là biểu hiện kết quả của các hoạt động kinh tế đối ngoại. Và do đó ta có thể nói rằng ngoại thương là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, của tái sản xuất xã hội.
2. Ngoại thương:
là sù trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước khác nhau, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc ngang giá và hai bên cùng có lợi.
Hoạt động xuất nhập khẩu là nội dung chính trong hoạt động ngoại thương, là một khâu của qúa trình tái sản xuất xã hội, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân ;thực hiện chức năng lưu thông đối ngoại, góp phần đưa nền kinh tế đất nước hoà nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới để tham gia tích cực vào phân công hợp tác quốc tế. Thông qua xuất nhập khẩu hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp làm đa dạng hoá và làm tăng khối lượng sử dụng cho đất nước, đồng thời làm tăng tổng sản phẩm trong nước(GDP), góp phần tích luỹ để mở rộng sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.
Nh­ vậy hoạt động ngoại thương có tác động đến nền kinh tế đất nước cả về mặt giá trị và giá trị sử dụng, đồng thời không thể xem xét ngoại thương tách rời lĩnh vực sản xuất, tách rời nền kinh tế quốc dân.
Xét về cội nguồn, ngoại thương xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các khu vực và các nước. Vì điều kiện sản xuất có thể rất khác nhau giữa các nước, nên điều kiện có lợi là mỗi nước nên chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng cụ thể và xuất khẩu hàng hoá của mình để nhập khẩu những hàng hoá cần thiết từ nước ngoài.
Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động tất yếu của mỗi quốc gia trong qúa trình phát triển của mình. Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà mỗi quốc gia có thể có thế mạnh về một hay một số lĩnh vực này nhưng lại không có thế mạnh về lĩnh vực khác. Để có thể khắc phục các điểm yếu, lợi dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức tạo ra sự cân bằng các yếu tố trong qúa trình sản xuất tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi các hàng hoá và dịch vụ cho nhau: bán những gì mình có và mua những gì mình thiếu.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu không phải chỉ diễn ra giữa các quốc gia có những lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác mà ngay cả khi quốc gia đó không có những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên…thì vẫn có thể thu được lợi Ých không nhỏ khi tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu.
Cơ sở và lợi Ých của hoạt động nhập khẩu( và nói rộng hơn là hoạt động ngoại thương ) được chứng minh rất rõ qua lý thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh David Ricardo.
Theo quy luật lợi thế so sánh, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất hầu hết các sản phẩm, các quốc gia đó có thể tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu (thương mại quốc tế ) để tạo lợi Ých cho mình mà nếu bỏ qua thì quốc gia đó sẽ mất cơ hội phát triển. Nói một cách khác, là nếu quốc gia này tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế thì trong những điểm bất lợi nhất vẫn có thể tìm ra những điểm có lợi nhất để khai thác một cách có hiệu quả phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Khi tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu, quốc gia có hiệu quả thấp nhất trong việc sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá thì vẫn có thể thu được lợi Ých cho mình bằng việc chuyên môn hoá vào sản xuất các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chóng Ýt bất lợi nhất( những hàng hoá có lợi thế tương đối ) và trao đổi với các quốc gia khác đồng thời nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng là bất lợi nhất ( những hàng hoá không có lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh ).
Công thức mà nhà kinh tế chính trị học nổi tiếng Các-mác đã nêu ra: H-T-H’ là hai vế của một công thức được tách ra thành hai mặt hoạt động của nó. H-T ( hàng – tiền ) tức là bán hàng trở thành xuất khẩu; còn T-H’ (tiền –hàng) tức là mua hàng, trở thành nhập khẩu. Trong qúa trình xuất nhập khẩu các điều kiện tái sản xuất của từng nước được đối chiếu với điều kiện bên ngoài, từ đó phát sinh ra khả năng bổ sung của ngoại thương, tác động đến khối lượng, cơ cấu sản phẩm và GDP, đồng thời cũng tác động mạnh mẽ tới sự phát triển cân đối của nền kế toán quốc dân.


hSgbH0E6iP29m9d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status