Phát triển thị trường trong nước ở nước ta - Thực trạng và giải pháp - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Phát triển thị trường trong nước ở nước ta - Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC 3
I. Quan niệm về thị trường và thị trường trong nước và vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân 3
1. Quan niệm về thị trường 3
2. Thị trường trong nước và vai trò của phát triển thị trường trong nước đối với nền kinh tế 9
2.1. Thị trường trong nước 9
2.2. Vai trò của thị trường trong nước 10
2.2.1. Đối với người tiêu dùng 10
2.2.2 Đối với doanh nghiệp 11
2.2.3. Đối với nền kinh tế quốc dân. 12
II. Quy mô của thị trường trong nước và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển 14
1. Quy mô của thị trường trong nước 14
1.1. Các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường trong nước. 14
1.2. Về tình hình phát triển không gian kinh tế, kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại trong nước 17
1.2.1. Chợ 17
1.2.2. Siêu thị 19
1.2.3. Trung tâm thương mại 21
1.2.4. Sàn giao dịch thương mại điện tử 21
1.2.5. Cửa hàng bán lẻ tự chọn 22
1.2.6. Cửa hàng phân phối vật tư hàng hóa đặc thù 22
2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường trong nước 23
2.1.Chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và lợi nhuận kinh doanh thương mại 23
2.1.1. Chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa 23
2.1.2. Chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận kinh doanh thưong mại(∑L) 24
2.2. Chỉ số giá tiêu dùng 25
2.3. Chi tiêu cá nhân 25
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường trong nước 26
1. Cơ chế kinh doanh hàng hóa trên thị trường nội địa 26
2. Công tác điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với thương mại trong nước 27
3. Sự tác động của thị trường quốc tế 28
3.1. Cơ hội 28
3.2. Thách thức 29
Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC HIỆN NAY 30
I. Đặc điểm của thị trường trong nước và quá trình phát triển thị trường nội địa ở Việt Nam 30
1. Quá trình phát triển thị trường và thị trường nội địa ở Việt Nam 30
1.1. Thời kỳ trước năm 1986 30
1.2. Thời kỳ từ năm 1986 tới nay 32
1.2.1. Những thành tựu nổi bật 32
1.2.2. Những hạn chế và mâu thuẫn lớn 35
2. Đặc điểm của thị trường nội địa nước ta thời kỳ sau 1986 tới nay 38
2.1. Hệ thống thị trường trong nước đồng bộ, thống nhất, ổn định và thông suốt trong cả nước 38
2.2. Hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng 39
2.3. Lạm phát giảm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 40
2.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội liên tục tăng qua các năm 41
2.5. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối hàng hóa 41
2.6. Kết cấu hạ tầng cho phát triển thị trường trong nước ngày càng hoàn thiện 44
2.7. Phát triển được một đội ngũ thương nhân đông đảo và đa dạng 45
2.8. Quản lý nhà nước về thương mại và thị trường trong nước đã có sự đổi mới sâu sắc về tư duy và nội dung 47
II. Tình hình thị trường trong nước sau 20 năm đổi mới 48
1. Quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu 48
1.1. Vai trò của xuất khẩu trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa 48
1.2. Mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường xuất nhập khẩu 52
2. Tình hình giá cả trên thị trường nội địa 62
2.1. Tình hình giá trong thời kỳ 1986 - 2005 62
2.2. Diễn biến giá cả năm 2005 66
III. Một số vấn đề liên quan đến phát triển thị trường nội địa ở nước ta thời kỳ đổi mới 67
1. Phát triển thương mại dịch vụ trong thời kỳ đổi mới 67
2. Đổi mới công tác quản lý thị trường 71
3. Phát triển hệ thống phân phối tạo điều kiện cho thương mại phát triển 76
4. Phát triển hệ thống hợp tác xã thương mại 80
Dịch vụ 83
5. Phát triển thương hiệu quốc gia 87
Chương 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC 94
I. Hội nhập kinh tế thế giới cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của thị trường trong nước 94
1. Hội nhập kinh tế thế giới với cơ hội phát triển thị trường trong nước 94
2. Hội nhập kinh tế thế giới và những thách thức đối với thị trường trong nước 99
II. Mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường trong nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 101
1. Quan điểm chung 101
2. Mục tiêu tổng quát 102
3. Mục tiêu cụ thể phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006- 2010 103
3.1. Về chủ thể tham gia thị trường 103
3.2. Về kết cấu hạ tầng trong thương mại nội địa 104
3.3. Về cơ chế kinh doanh hàng hoá trên thị trường nội địa 107
3.4. Về điều tiết vĩ mô của Nhà nước 109
4. Phương hướng phát triển thị trường trong nước trong thời gian tới 110
III. Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường trong nước 112
1. Giải pháp từ phía nhà nước 112
1.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia thị trường 112
1.2. Huy động và tận dụng các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng thương mại 113
1.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển thương mại điện tử trong kinh doanh 113
1.4. Nâng cao chất lượng và trình độ tiêu dùng của thị trường 114
1.5. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước 115
2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp, hiệp hội 116
2.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 116
2.2. Giải pháp từ phía các hiệp hội 116
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 19-NQTW ngày 17/07/1984 của Bộ Chính trị về quan hệ kinh tế giữa nước ta với nước ngoài, Nghị định số 128-HĐBT ngày 30/04/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành bản quy định về quản lý Nhà nước của Bộ Ngoại thương, Quyết định số 177-HĐBT ngày 15/06/1985 về chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường quản lý xuất nhập khẩu, thay thế Nghị định số 40-CP, Nghị định số 200-CP, Quyết định số 113-HĐBT. Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu và quản lý xuất nhập khẩu được thực hiện trong suốt thời kỳ 1986 - 1989 đã có tác dụng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thu hẹp dần khoảng cách giữa kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu, đưa tỷ lệ 1 xuất khẩu, 3 nhập khẩu năm 1986 xuống còn 1 xuất khẩu, 1,3 nhập khẩu năm 1989. Cụ thể:
Biểu 2.
Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 1986 - 1989
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Nhịp độ tăng trưởng %
Nhập khẩu
Nhịp độ tăng trưởng%
Tổng kim ngạch
1986
789,1
13
2.155
16
2.944,1
1987
854,2
8,2
2.455,1
13,9
3.309,3
1988
1.038,4
21,6
2.756,7
12,3
3.795,1
1989
1.946,0
87,4
2.565,8
-6,9
4.511,8
Thời kỳ 1989-1997: Xóa bỏ chỉ tiêu pháp lệnh và xóa bỏ độc quyền ngoại thương, thoát dần ra khỏi cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bước đầu quản lý theo cơ chế thị trường.
Trong thời kỳ 1989 - 1992, dưới tác động của Nghị định 64/HĐBT ngày 10/06/1989 của Hội đồng Bộ trưởng, kim ngạch xuất khẩu có bước tăng trưởng đáng kể, thu hẹp dần khoảng cách xuất khẩu và nhập khẩu; Quan hệ kinh tế với nước ngoài được mở rộng, hình thành được thị trường thống nhất trong cả nước gắn với thị trường thế giới; Từ chỗ phải bù lỗ, Ngân sách đã có khoản thu đáng kể từ thuế xuất, nhập khẩu.
Nghị định 64/HĐBT đã mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các ngành và địa phương; khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách áp dụng các biện pháp miễn giảm các loại thuế; xóa bỏ việc giao chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh về sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế kết hối ngoại tệ theo tỉ giá kết toán nội bộ, thiết lập tỉ giá ngoại tệ theo quan hệ cung cầu và giá trị thực của đồng Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu năm 1989 vượt ngưỡng 1 tỷ USD, tăng vọt gần hai lần so với năm 1988. Đến năm 1992, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.475 triệu USD, tăng 18,9%, kim ngạch nhập khẩu là 2.505 triệu USD, tăng 14,5% so với năm 1991.
Nhờ Nghị định số 114/HĐBT, số doanh nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu năm 1994 đã tăng đáng kể, đạt con số 1.200, trong đó ngoài quốc doanh chiếm 13%, tháng 09 năm 1998 là 2.250, trong đó ngoài quốc doanh là 654. Kim ngạch xuất khẩu đã có những bước tăng trưởng rõ rệt, thể hiện ở bảng sau:
Biểu 3. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 1992 - 1997
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Tăng trưởng%
Nhập khẩu
Tăng trưởng%
Tổng kim ngạch
1992
2.524,6
18,9
2.383,7
14
3.908,3
1993
2.980
18
3.924
64,6
6.904
1994
4.054
36
5.826
48,5
9.880
1995
5.449,0
34,4
8.155,4
40
13.604,4
1996
7.255,0
33,1
11.143,0
36,6
18.398,0
1997
8.905,0
22,7
11.250,0
0,96
20.155,0
Thời kỳ 1997-2001: Tiếp tục đổi mới theo cơ chế thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu, nhập khẩu.
Luật Thương mại năm 1997 đã được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 10/05/1997, Chủ tịch nước ký Lệnh số 58 L/CTN ngày 23/05/1997 công bố ban hành, có hiệu lực thi hành từ 01/01/1998, Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài, là 1 bước tiến tiếp tục hoàn thiện cơ chế, tạo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Nghị định quy định, cụ thể hóa các chính sách về hoạt động thương mại với nước ngoài đã nêu trong Luật trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của cơ chế, chính sách về hoạt động ngoại thương trong thời kỳ đổi mới, nhất là Nghị định số 33/CP ngày 19/04/1994, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có tham khảo Luật pháp của các nước trong khối ASEAN.
Theo quan điểm giảm hơn nữa sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Nghị định số 57/1998/NĐ-CP đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, loại bỏ nhiều rào cản trước đó, tạo môi trường pháp lý mới thông thoáng, bình đẳng hơn, tạo ra sự chuyển biến về chất cho cơ chế quản lý xuất - nhập khẩu, tôn trọng quyền kinh doanh và quyền tự chủ của doanh nghiệp, giảm thiểu cơ chế xin - cho, hầu hết hàng hóa được làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp tại Hải quan, chỉ chịu sự điều tiết của thuế, biện pháp phi thuế chỉ còn áp dụng với một số lượng rất ít mặt hàng.
Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ đã thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu trong giai đoạn 1998 - 2001. Nhờ khai thông vấn đề quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, xóa bỏ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, tháo bỏ các rào cản, tăng cường các biện pháp khuyến khích, đặc biệt là các biện pháp tài chính nên kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đã tăng 23,6% so với năm 1998, năm 2000 tăng 25,4% so với năm 1999, cơ cấu hàng xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhập khẩu bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước. Nhập siêu được kiềm chế ở mức hợp lý
Biểu 4.
Kết qủa hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 1997-2000
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Tăng trưởng %
Nhập khẩu
Tăng trưởng %
Tổng kim ngạch
1997
8.905,0
22,7
11.250,0
0,96
20.155,0
1998
9.361,0
5,1
11.494,0
2,1
20.855,0
1999
11.520,0
23
11.620,0
1,1
23.140,0
2000
14.450,0
25,4
15.630,0
34,5
30.080,0
Bên cạnh đó thì nội thương cũng có những thành tựu đang kể, cụ thể:
Thị trường và hoạt động thương mại phát triển sôi động, khối lượng hàng hóa lưu thông tăng liên tục hàng năm với tốc độ tương đối cao, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư.Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển, thời kỳ 1996 -2000 ước đạt 892,7 ngàn tỷ đồng, tăng 11,5%/năm; nếu loại trừ yếu tố giá chỉ còn 9%/năm. Tuy nhiên, tốc độ này lại có xu hướng giảm dần qua các năm: 20% (năm 1996), 11% (năm 1997), 13% (năm 1998) và 8% (năm 1999 và uớc năm 2000). Trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm 98,6% thị trường xã hội, tăng bình quân 12,3%/năm; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) chiếm tỷ trọng dưới 2%, tăng 55,4%/năm.
Thị trường được hình thành thống nhất, thông thoáng, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; tiềm năng về lao động, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm buôn bán... của mọi chủ thể kinh doanh được huy động vào lưu thông hàng hóa, kể cả các doanh ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status