Cần trục tháp CT1,5T - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Cần trục tháp CT1,5T



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẦN TRỤC THÁP CT1,5 4
1.1. Cấu tạo chung và các thông số hình học của máy. 4
1.1.1.Công dụng. 4
1.1.3. Đầu đề thiết kế cần trục tháp: 6
1.1.4. Các kích thước hình học (hình 1) 7
1.2.Tải trọng tác dụng lên cần trục tháp: 7
1.2.1. Tải trọng nâng danh nghĩa Qdn = 1,5t = 15000(N) 7
1.2.2.Trọng lượng bản thân máy lấy theo máy cơ sở. 7
1.2.3.Tải trọng gió 8
1.2.4.Tải trọng quán tính. 9
CHƯƠNG II. TÍNH TOÁN CHUNG CÁC CƠ CẤU 11
2.1. Cơ cấu di chuyển cần trục 11
2.1.1.Chọn sơ đồ dẫn động cơ cấu di chuyển 11
2.1.2-Xác định lực nén bánh 11
2.1.3.Xác định lực cản di chuyển cần trục. 13
2.1.4.Tính công suất động cơ và chọn động cơ. 14
2.2.Cơ cấu nâng 15
2.2.1.Sơ đồ dẫn động cơ cấu nâng 15
2.2.2.Chọn palăng cáp, đường kính tang và puly. 15
2.2.3.Chọn móc treo. 16
2.2.4.Chọn động cơ điện. 16
2.3.Cơ cấu quay. 17
2.3.1. Sơ đồ dẫn động. 17
2.3.2.Xác định các phản lực tựa và chọn ổ. 17
2.3.3.Xác định lực cản quay. 18
2.3.4.Chọn động cơ cơ cấu quay. 19
2.4.Cơ cấu thay đổi tầm với 19
2.4.1.Sơ đồ dẫn động. 19
2.4.2.Xác định các thông số hình học. 20
2.4.3.Tính lực căng trong palăng nâng cần Sp và lực căng cần Sc. 20
CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN RIÊNG CƠ CẤU DI CHUYỂN. 22
3.1.Chọn sơ đồ dẫn động cơ cấu di chuyển 22
3.2-Xác định lực nén bánh 22
3.3.Xác định lực cản di chuyển cần trục và tính công suất động cơ. 24
3.4. Kiểm tra động cơ và chọn phanh cơ cấu di chuyển. 26
3.5.Chọn lhớp nối 29
CHƯƠNG IV. TÍNH ỔN ĐỊNH CẦN TRỤC 30
4.1.Vị trí tính toán. 30
4.2.Kiểm tra ổn định cho cần trục 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ngày càng có ý nghĩa và vai trò lớn hơn trong công tác xây dựng cơ bản nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Đối với một sinh viên máy xây dựng, để học và hiểu biết tất cả các loại máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng là không thể. Do đó, trong quá trình làm đồ án môn học máy nâng chuyển, mỗi sinh viên chỉ có thể đi sâu về một loại máy nhất định như: máy nâng, máy sản xuất, máy khoan cọc nhồi,máy dải asphalt bêtông…
Bản thân em được giao đề tài thiết kế là: “Cần trục tháp CT1,5T”. Được sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của thầy giáo TRƯƠNG QuốC THàNH, em đã hoàn thành đồ án. Nhưng do quá trình làm em còn có nhiều thiếu sót và kinh nghiêm dang còn non nớt nên không tránh được sự sai sót. Em mong được các thầy chỉ bảo thêm nhiều.
Em xin chân thành Thank thầy TRƯƠNG QuốC THàNH và cùng toàn thể các thầy trong bộ môn.
Chương I. Giới thiệu chung về cần trục tháp ct1,5t
1.1. Cấu tạo chung và các thông số hình học của máy.
Hình 1.
Kết cấu thép
Trụ cần
Cần
Bộ móc treo
Khung và cơ cấu di chuyển cần trục
Bệ quay
cơ cấu quay
Cơ cấu thay đổi tầm với
Cơ cấu nâng vật
Đối trọng
Bánh xe (4 chiếc)
Cáp nâng cần
Cáp nâng vật
Ca bin
1.1.1.Công dụng.
Cần trục tháp có công dụng chung dùng trong xây dựng dân dụng và một phần trong xây dựng công nghiệp. Loại máy này mômen tải từ 4 đến 160tm sức nâng 0,4-8 tấn. Chiều cao nâng 12-100m, tầm với lớn nhất 10-30 m. Để xây dựng nhà bằng phương pháp lắp ghép tấm hay khối bêtông, còn có các cần trục tháp có sức nâng đến 12 tấn và mômen tải từ 40-250tm.
Cần trục tháp để xây dựng các công trình có độ cao lớn (cần truc tháp tự nâng ). Loại này có mômen tải từ 30-250tm, đôi khi đến 500tm. Sức nâng ở tầm với lớn nhất 2-4t, ở tầm với nhỏ nhất đến 12t có thể đến 20t. Tầm với đạt 20-50 m, đôi khi đến 70m. Chiều cao nâng từ 50-100m, có thể đến 250m.
Cần trục tháp chuyên dùng trong xây dựng công nghiệp. Loại này có mômen tải đạt dến 600tm, cá biệt đạt đến 1500tm. Sức nâng 2-75t. Tầm với lớn nhất 20-40 m.
Theo phương pháp lắp đặt ở hiện trường có thẻ chia ra: cần trục tháp di chuyển trên ray, cần trục tháp cố định và cần trục thap tự nâng. Cần trục tháp đặt cố định có chân tháp gắn liền với nền hay tựa trên nền thông qua bệ đỡ hay cac gối từa cố định. Cần trục tháp tự nâng có thể nằm ngoài hay trong công trình, tháp được tự nối dài để tăng độ cao nâng theo sự phát triển chiều cao của công trình, khi tháp có độ cao lớn, nó được neo theo công trình để tăng ổn định và tăng khả năng chịu đựng ngang. Với cần trục tháp tự nâng đặt trên công trình xây dựng, khi làm việc sẽ tự nâng toàn bộ chiều cao theo công trình. Toàn bộ tải trọng cần trục được truyền xuống công trình.
Cần trục tháp CT1,5T là loại cần trục khi làm việc di chuyển trên ray. Nó là loại tháp quay, toàn bộ tháp và cơ cấu được đặt trên bàn quay. Bàn quay tựa trên thiết bị tựa quay đặt trên khung di chuyển. Khi quay, toàn bộ bàn quay quay cùng với tháp.
1.1.2.Nguyên lý làm viêc.
- Cần trục bao gồm khung và cơ cấu di chuyển cần trục (5) tựa trên thiết bị quay và quay xung quanh trục quay của máy nhờ cơ cấu quay (7) bố trí trên bệ quay. Trên bệ quay có bố trí tháp (1). đối trọng (10) cùng cơ cấu nâng vật (9) và cơ cấu thay đổi tầm với (8), và các thiết bị điện. Cần (3) đươc nối một đầu với thân tháp bằng khớp bản lề còn đầu kia được treo bộ móc treo (4), cáp neo vòng qua cụm puly đổi hướng bố trí ở trụ cần, cáp treo được nối với cụm puly cân bằng và nối với tang cuốn cáp. Vật nâng được nâng hạ nhờ cáp nâng vật vong qua puly ở trụ cần và nối với cơ cấu nâng vật.
- Phần quay được dẫn động bằng cơ cấu quay, bàn quay tựa trên thiết bị tựa quay quay xung quanh trục quay của máy nhờ cơ cấu quay. Khi bệ quay quay thì cả tháp và cần cùng quay để di chuyển vật từ vị trí này sang vị trí khác.
- Để thay đổi tầm với thì cơ cấu nâng hạ cần làm việc, cơ cấu này cho phép nâng vật lên cao hay hạ vật xuống thấp và trên cơ cấu này có bố trí thiết bị hạn chế hành trình để hạn chế chiều cao nâng.
- Toàn bộ cần trục di chuyển theo phương ngang trên ray nhơ cơ cấu di chuyển đê thay đổi vị trí làm việc.
1.1.3. Đầu đề thiết kế cần trục tháp:
Tải trọng nâng (T)
Tầm với lớn nhất
0,5
Tầm với nhỏ nhất
1,5
Tầm với (m)
Lớn nhất
10
Nhỏ nhất
5
Chiều cao nâng vật (m)
Tầm với lớn nhất
11,3
Tầm với nhỏ nhất
16,3
Vận tốc (v/ph)
Nâng vật
20
Di chuyển cần trục
15
Vận tốc quay của cần trục (v/ph)
0,7
Thời gian thay đổi tầm với (giây)
83
Chiều rộng đường ray (m)
2,5
Khoảng cách trục hai bánh xe (m)
2,7
Khối lượng (T)
Cần trục
Không có đối trọng
4.31
Khi vận chuyển
6.76
Đối trọng
2.45
1.1.4. Các kích thước hình học (hình 1)
Dựa vào máy cơ sở CT1,5T ta xác định được các kích thước sau:
Chiều dài cần : Lc = (Rmax-a)/cosa
Với Rmax = 10m: Tầm với lớn nhất
a = 1,2m: khoảng cách từ điểm quay cần đén trục quay của tháp.
a : góc nghiêng của cần so với phương ngang khi tầm với lớn nhất. a = 150
Lc = (10-1,2)/cos150 = 9 m
Chiều dài trụ cần: Ltc = 2 m
Chiều cao của tháp và cơ cấu di chuyển: Lt = 14 m
Chiều cao kết cấu thép (thân tháp): L = 11m
Chiều rộng đường ray : Br = 2,5 m
Khoảng cách hai trục bánh xe : Lb = 2,7 m.
1.2.Tải trọng tác dụng lên cần trục tháp:
1.2.1. Tải trọng nâng danh nghĩa Qdn = 1,5t = 15000(N)
Khi tầm với lớn nhất thi trọng lượng vật nâng nhỏ nhất:
Q = 0,5T = 500daN
Khi tầm với nhỏ nhất thì trọng lượng vật nâng lớn nhất:
Q = 1,5T = 1500daN
Trọng lượng thiết bị mang tải (móc treo) : q = 0,05.Qdn
q = 0,05.15000 =750 N
Trọng lượng vật nâng tính toán:
Qtt = Qdn + q = 15000 + 750 =15750 N
1.2.2.Trọng lượng bản thân máy lấy theo máy cơ sở.
Kết cấu khung thép (tháp) : 445 kg
Trụ cần : 85 kg
Cần : 353 kg
Bộ móc treo : 10 kg
Khung và cơ cấu di chuyển cần trục : 1060 kg
Bệ quay : 520 kg
Cơ cấu quay : 245 kg
Cơ cấu thay đổi tầm với : 345 kg
Cơ cấu nâng vật : 450 kg
Đối trọng : 2450 kg
Bánh hơi (4 chiếc ) : 800 kg.
1.2.3.Tải trọng gió
Cần trục tháp CT1,5T làm việc ngoài trời cần tính đến tải trọng gió. Tải trọng gió thay đổi một cách ngẫu nhiên, trị số phụ thuộc vào thời tiết khí hậu của từng vùng .
Tải trong gió được tinh thoe công thức sau:
Wg = q.n.c.b.A
Trong đó:
q : áp lực gió, N/m2, được lấy phụ thuộc vào trường hợp tính toán.
áp lực gió trung bình ở trạng thái làm việc lấy qgI = 150 N/m2
áp lực gió lớn nhất ở trạng thái làm việc lấy qgII = 250 N/m2
áp lực gió ở trạng thái không làm việc với tốc độ gió 33m/s lấy
qgIII = 70 N/m2.
n: Hệ số kể đến sự tăng áp lực theo chiều cao, lấy n = 1
c: Hệ số cản đọng lực học, lấy c =1,2
b: Hệ số động lực học kể đặc tính xung động của gió, lấy b = 1,4
A: diện tích hứng gió của kết cấu
A = A0.j
A0: Diện tích bề mặt được giới hạn bởi đường biên ngoài của kết cấu, m2
j : Hệ số kể đến phần lỗ hổng
Với kết cấu dàn lấy j = 0,3
Với kết cấu có thành kín, đối trọng j = 1
Trường hợp gió tác dụng theo phương ngang thì diện tích hứng gió của các cơ cấu là:
Tháp: AT...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status