Thiết kế quy trình công nghệ gia công gối đỡ - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Thiết kế quy trình công nghệ gia công gối đỡ



Phương án gia công :
- Sử dụng 2 dao phay có góc nghiêng 45o gắn trên cùng trục chính.
- Bề mặt này có yêu cầu về độ nhám Rz40 nên ta chỉ cần phay thô là đạt được độ nhám yêu cầu.

Định vị :
Khi phay 2 bề mặt này ta chỉ cần định vị 5 bâc tự do, nhưng để đảm bảo kích thước khi phay ta định vị 6 bậc tự do, bao gồm :
- Định vị bề mặt 2 bằng 2 phiếm tỳ khống chế 3 bậc tự do .
- Sử dụng chốt trụ và chốt trám định vị 3 bậc tự do còn lại .

Phương án kẹp chặt :
- Sử dụng cơ cấu kẹp chặt bằng ren vít.
- Vị trí điểm đặt lực : là điểm thấp nhất của bề mặt trụ.
- Hướng đặt lực từ trên xuống.

Chọn máy :
Sử dụng máy phay 6H82
- Thông số của máy : ( Tra bảng 5.11- [II] )
Kích thước bề mặt làm việc của bàn máy: 320x1250 (mm)
Dịch chuyển lớn nhất của bàn máy :
Dọc : 700 (mm)
Ngang : 260 (mm)
Thẳng đứng : 320 (mm)
Kích thước của máy : 2440x2440x2350 (mm)
Công suất động cơ chính : 4,5 (kW)
Hiệu suất máy : 0,75

Công dụng và điều kiện làm việc của chi tiết gia công:
- Chi tiết gối đỡ là một chi tiết thường gặp trong các hệ thống cơ khí.
- Gối đỡ thường cĩ kết cấu dạng hộp.
- Chi tiết dùng để đỡ các ngỗng trục, giữa gối đỡ và ngỗng trục có bạc hay được lắp ổ bi.
- Khi làm việc chi tiết chịu lực nén của ngỗng trục là chính .
- Bề mặt làm việc chủ yếu của gối đỡ là lỗ trụ 60 .
- Chất lượng của lỗ 60 sẽ quyết định đến độ bền , độ làm việc ổn định của trục trong gối đỡ . Lỗ 60 gia cơng càng chính xác so với kích thước trục thì khi trục làm việc sẽ khử được độ rơ giữa trục và ổ và do đĩ tránh được hiện tượng va đập gây tiếng ồn . Cịn về độ nhẵn của lỗ 60 : Nếu Lỗ 60 cĩ độ nhẵn thấp sẽ gây ra hiện tượng mài mịn ổ rất nhanh , nhưng nếu bề mặt lỗ 60 mà cĩ độ nhẵn quá cao thì ngồi vấn đề cơng nghệ gia cơng khĩ nĩ cịn gây ra hiện tượng ma sát khơ giữa trục và ổ . Do đĩ vấn đề là phải chọn được những thơng số phù hợp cho lỗ 60 .

Vật liệu và cơ tính yêu cầu:
+ Vật liệu: Gang xám (GX15-32), theo sách kim loại học và nhiệt luyện ta có:

Vật liệu Giới hạn bền kéo
(N/mm2) Giới hạn bền uốn
(N/mm2) Giới hạn bền nén
(N/mm2) Độ giản dài
 () Độ cứng
(HB) Dạng grafit
GX15-32 150 320 600 0,5 163229 Tấm thơ to

+ Gang xám là hợp kim sắt với cacbon(33.7)% và có chứa một số nguyên tố khác như (0,54,5)%Si, (0,40,6)%Mn, 0,8%P, 0,12%S, ngoài ra còn có thêm Cr, Cu, Ni, Al …
+ Gang xám có độ bền nén cao chịu mài mòn, tính đúc tốt, gia công cơ dễ, nhẹ, rẻ và giảm rung động
Như vậy, ta thấy gang xám có thể đáp ứng được yêu cầu làm việc của chi tiết .

Phân tích yêu cầu kỹ thuật:
Theo điều kiện làm việc được nêu ở trên thì ta cần quan tâm đến các yêu cầu kỹ thuật sau:
-Bề mặt làm việc chính của chi tiết là bề mặt lỗ (9), vì vậy yêu cầu của bề mặt(9) là cao nhất
+Về kích thước: 60-0,039 có dung sai lỗ là H8
+Về độ nhẵn của bề mặt gia công: Mặt trụ trong của lỗ có đường kính 60 có độ nhám bề mặt là Ra = 2,5

II.XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT:
Khối lượng của chi tiết được xác định :
• Thể tích của chi tiết : V = 0,232555 dm3 ( Tính bằng SolidWorks )
• Khối lượng riêng của gang xám :  = 7,852 kg/dm3
=> Khối lượng chi tiết là : m = V.  = 0,232555 . 7,852 = 1,826 kg
Theo yêu cầu đề bài thì chi tiết được sản xuất loạt vừa
=> chi tiết/năm ( Tra bảng 2.1 - )

III. CHỌN PHÔI VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI:
3.1 Dạng phôi:
-Trong gia công cơ khí các dạng phôi có thể là: phôi đúc, rèn, dập, cán.
-Xác định loại và phương pháp chế tạo phôi phải nhằm mục đích bảo đảm hiệu quả kinh tế – kỹ thuật chung của quy trình chế tạo chi tiết, đồng thời tổng phí tổn chế tạo chi tiết kể từ công đoạn chế tạo phôi cho tới công đoạn gia công chi tiết phải thấp nhất.
-Khi xác định loại phôi và phương pháp chế tạo phôi cho chi tiết ta cần quan tâm đến đặc điểm về kết cấu và yêu cầu chịu tải khi làm việc của chi tiết (hình dạng, kích thước, vật liệu, chức năng, điều kiện làm việc…)
-Sản lượng hàng năm của chi tiết
-Điều kiện sản xuất thực tế xét về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất (khả năng về trang thiết bị, trình độ kỹ thuật chế tạo phôi…)
-Mặc khác khi xác định phương án tạo phôi cho chi tiết ta cần quan tâm đến đặc tính của các loại phôi và lượng dư gia công ứng với từng loại phôi. Sau đây là một vài nét về đặc tính quan trọng của các loại phôi thường được sử dụng:
° Phôi đúc:
-Khả năng tạo hình và độ chính xác của phương pháp đúc phụ thuộc vào cách chế tạo khuôn,có thể đúc được chi tiết có hình dạng từ đơn giản đến phức tạp (chi tiết của ta có hình dạng khá phức tạp) . Phương pháp đúc với cách làm khuôn theo mẫu gỗ hay dưỡng đơn giản cho độ chính xác của phôi đúc thấp. Phương pháp đúc áp lực trong khuôn kim loại cho độ chính xác vật đúc cao. Phương pháp đúc trong khuôn cát, làm khuôn thủ công có phạm vi ứng dụng rộng, không bị hạn chế bởi kích thước và khối lượng vật đúc, phí tổn chế tạo phôi thấp,tuy nhiên năng suất không cao. Phương pháp đúc áp lực trong khuôn kim loại có phạm vi ứng dụng hẹp hơn do bị hạn chế về kích thước và khối lượng vật đúc, phí tổn chế tạo khuôn cao và giá thành chế tạo phôi cao,tuy nhiên phương pháp này lại có năng suất cao thích hợp cho sản suất hàng loạt vừa.

° Phôi rèn:


wxoz1ksYB9Hhh72
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status